Hiện trạng phát sinh và quản lý, xử lý chất thải ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất thải sinh hoạt tại xã ngọc hòa huyện chương mỹ thành phố hà nội và đề xuất các giải pháp quản lý loại chất thải này (Trang 26)

a) Hiện trạng phát sinh CTR ở Việt Nam

Sự gia tăng số lượng và quy mô các ngành nghề sản xuất bên cạnh sự hình thành các khu dân cư tập trung, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, nguyên vật liệu và năng lượng ngày càng tăng đã tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phát triển. Tuy nhiên, song song với sự phát triển mạnh mẽ này là sự phóng thích một lượng lớn chất thải vào môi trường, đặc biệt là chất thải rắn như chất thải sinh hoạt,

Nước Bãi rác ỉộ thiên, chôn lấp Thiêu đốt Chê biên phân compost Phưong pháp khác Việt Nam 96 - 4 - Bangladet 95 - - 5 Hongkong 92 8 - - Ân Độ 70 - 20 10 Indonexia 80 5 10 5 Nhật Bản 22 74 0,1 3,9 Hàn Quôc 90 - - 10 Malayxia 70 5 10 15 Philipin 85 - 10 5 Srilanka 90 - - 10 Thái Lan 80 5 0 5 ---*---1---'---

chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại.

Theo thống kê của Viện Môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn chất thải sinh hoạt, tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng trung bình từ 10%-16%. Trong đó, tỷ lệ thu gom chất thải tại cả đô thị bình quân cả nước chỉ đạt khoảng 70%- 85%. Một điều đáng lưu ý khác là cả nước có tới 52 bãi chôn lấp chất thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong khi quỹ đất cho các bãi chôn lấp ngày càng hạn hẹp. Khi đặt ra vấn đề cần phải xử lý CTR như thế nào thì câu hỏi lại vẫn là chôn lấp là chính. Chỉ tính riêng tại TP.HỒ Chí Minh, năm 2010 lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 7.000 tấn/ngày, trong đó chỉ thu gom được 6.500 tấn/ngày.

Bảng 1.5. Lượng chất thải rắn phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007

Loại đồ thị

Lượng CTRSH bình quân

(kg/người/ngày)

Lượng CTRSH đô thị phát sinh

Tân/ngày Tân/năm Đặc biệt 0,84 8000 2.920.000 Loại I 0,96 1885 688.025 Loại II 0,72 3433 1.253.045 Loại III 0,73 3738 1.364.370 Loại IV 0,65 626 228.490 Tổng 6.453.930

Đáng lun ý khác là hiện nay, không chỉ ở các đô thị lớn mà các vùng nông thôn cũng đã bắt đầu ngập CTR; trong khi đó, những khu vực này lại thiếu bãi chôn lấp và công nghệ xử lý. Do đó, phần lớn chưa tổ chức thu gom, xử lý chất thải rắn, các chất

thải rắn ở khu vực này chủ yếu vứt bừa bãi ra môi trường tự nhiên như ao, hồ, sông ngòi...

về thành phần chất thải rắn rất khó xác định vì trước khi đưa tới bãi rác tập trung đã được thu gom sơ bộ. Thông thường bao gồm: chất thải thực phẩm, giấy, bìa carton, thủy tinh, nhựa... Tuy nhiên thành phần chất thải rắn đều có chung 2 đặc điểm:

+ Thành phần chất thải rắn hữu cơ khó phân hủy, thực phẩm hư hỏng, lá cây có trung bình khoảng 30-60%, đây là điều kiện tốt để chôn, ủ CTR thành phân hữu cơ.

+ Thành phần đất, cát, vật liệu xây dựng và các chất vô cơ khác chiếm khoảng 20- 40%.

Bên cạnh đó thành phần và khối lượng CTR có thể thay đổi theo các yếu tố: điều kiện kinh tế-xã hội, thời tiết trong năm, thói quen và thái độ của xã hội quản lý và chế biến trong sản xuất, quản lý và chế độ của nhà nước với chất thải.

Hình 1.4. Thành phần chất thải rắn ở Hà Nội

b) Quản lý, xử lý chất thải rắn ở Việt Nam

Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam Nước ta là một nước đang phát triển, mức

sống của người dân ngày càng tăng cao, công cuộc công nghiệp hóa hiện đại

hóa ngày càng phát triển

sâu

rộng, chất thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày

càng phức tạp và đa dạng. Xử lý chất thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Công tác thu gom và vận chuyển CTR vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khi mà lượng CTR tăng lên, tỷ lệ thu gom trung bình không tương ứng. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc ô nhiễm môi trường, đất, nước, và sức khỏe cộng đồng.

Mặc dù đã được chính quyền nhà nước địa phương quan tâm nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác quản lý CTR. Năng lực thu gom CTR cả về nhân lực và vật lực đều chưa đáp úng được nhu cầu, mạng lưới thu gom còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó do nhận thức chưa cao của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nên hiện tượng vút CTR bừa bãi không chỉ diễn ra ở những vùng nông thôn mà còn ở cả những đô thị. Hầu hết chất thải không được phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn rồi đưa tới bãi chôn lấp.

Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trong toàn quốc tăng từ 65% ở năm 2003 lên 72% năm 2004 và 80-82% ở năm 2008. Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom trung bình đạt 40-55%. Hiện nay có khoảng 60% số thôn, xã tổ chức thu dọn vệ sinh định kỳ, trên tổng số 40% thôn, xã hình thành các tổ thu gom CTR tự quản.

Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do Công ty Môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên đã xuất hiện các tổ chức tư nhân tham gia công việc này.

+ Hầu hết chất thải không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn sau đó được vận chuyến đến bãi chôn lấp. Tỷ lệ thu gom năm 2002 tăng từ 40%-67% lên đến 70-75% tổng lượng chất thải phát sinh ở các thành phố lớn, còn ở các đô thị nhỏ tỷ lệ này tăng lên tới 30%-50% (so với năm 2001 là 20%-35%). Tỷ lệ thu gom chung toàn quốc vào khoảng 55%.

+ Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọn đường phố thường làm vào ban đêm để tránh nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông.

+ Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom chất thải chủ yếu dựa vào kinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia, tính chất xã hội hoá hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom chất thải.

Urenco cho biết mỗi ngày công ty thu gom 2000 tấn chất thải, trong đó thành phần chất hữu cơ được phân loại tốt sẽ tận dụng tới 40%. Hiện nay, công nhân công ty tự phân loại được 100 tấn chất thải hữu cơ/ngày để làm phân bón ở các nhà máy xử lý chất thải cầu Diễm. Theo tính toán của cơ quan chuyên môn, nếu thực hiện tốt mô hình 3R mỗi tháng thành phố Hà Nội sẽ tiết kiệm được 4 tỷ đồng cho việc xử lý CTR.

Xử lý chất thải rắn ở Việt Nam

Việc xử lý chất thải rắn đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, mùi hôi và nước CTR là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí. Theo báo cáo của sở khoa học công nghệ và môi trường các tỉnh, thành và theo kết quả quan trắc của 3 vùng, mới chỉ có 32/64 tỉnh, thành có dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó 13 đô thị đã được

đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trù’ bãi chôn lấp chất thải rắn tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Hà Nội và bãi chôn lấp chất thải rắn tại thành phố Huế đang hoạt động trong sự tuân thủ các yêu cầu đảm bảo môi trường một cách tương đối, còn các bãi khác, kế cả bãi chôn lấp chất thải hiện đại như Gò Cát ở thành phố Hồ Chí Minh, cũng đang ở trong tình trạng hoạt động không họp vệ sinh.

+ Thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên tiến hành xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary Landfill) tại Khu Liên họp Xử lý chất thải Nam Sơn kể từ năm 1999 đến nay với tổng năng lực chôn lấp khoảng 13 triệu tấn chất thải sinh hoạt trên tổng diện tích 83ha.

+ Tại Cà Mau, một nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt áp dụng mô hình công nghệ VIBIO đang hoạt động, biến chất thải thành phân vi sinh và các chất hữu ích khác như Compost 50-55%, đóng rắn 3-5%, phế liệu 15-20%, hóa dầu 10-15%, đốt 3,5%, chôn lấp 5-7%. Lượng CTR thu gom trên địa bàn tỉnh mới đáp ứng công suất 160 tấn/ngày của nhà máy. Cà Mau đang lên kế hoạch xây dựng thêm nhiều nhà máy giống như vậy tại huyện Trần Văn Thời, và sẽ đưa công nghệ chế biến phân vi sinh thành phân thương phẩm bán ra thị trường.

+ Tại thành phố Đà Nằng, nhà máy chế biến chất thải nilon thành dầu PO của Công ty Cổ phần Môi trường Việt Nam là nhà máy xử lý chất thải rắn đầu tiên tại Việt Nam cho ra thành phẩm là dầu và các loại nguyên liệu có lợi cho môi trường khác. Hon 50 tấn nilon mỗi ngày trên địa bàn thành phố Đà Nang sẽ được đưa đi xử lý. Theo tính toán của công ty, cứ 3 tấn nilon được tái chế sẽ cho ra 1 tấn dầu PO và RO. Trong tương lai, mỗi ngày nhà máy có thể sản xuất ra 17 tấn dầu cho thành phố Đà Nang với lượng chất thải như hiện nay. Ở giai đoạn 1, nhà máy đang đi vào hoạt động với công suất xử lý 9 tấn/ngày. Ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc công ty cho biết, lượng chất thải chôn lấp tại đây sẽ chỉ còn khoảng 10%. Hơn 90% CTR sẽ được chế biến thành các sản phẩm hữu ích cho cuộc sống.Được biết, kinh phí xây dựng các

nhà máy và quy trình xử lý chất thải là không hề nhỏ. Nhà máy tại Đà Nang có tổng đầu tư lên tới 520 tỷ đồng.

Ở nông thôn việc thu gom CTR chưa đồng bộ đượcthực hiện chủ yêu ở các huyện, thị trấn. Theo kết quả điều tra đã có 80,7% số thị trấn và 25,5% số xã đã thu gom CTR sinh hoạt. Tuy nhiên việc xử lý chất thải ở nông thôn được thực hiện chỉ dừng lại ở thu gom chất thải, thực chất là chuyển chất thảitừ nơi này tới nơi khác hình thành các bãi rác lộ thiên, không hợp vệ sinh mà chưa có biện pháp phù hợp.

Một số phương pháp xử lỷ chất thải rắn hiện nay ở Việt Nam

+ Xỷ lý chất thải bằng phương pháp đốt

Đốt CTR là giai đoạn cuối cùng cho một số loại CTR không thể xử lý được bằng các phương pháp khác. Đây là giai đoạn oxi hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxi trong không khí, trong đó chất thải độc hại sẽ chuyển thành dạng khí và một số chất rắn không cháy được. Các chất khí được làm sạch và không được làm sạch sẽ thoát ra ngoài không khí. Đây là phương pháp xử lý CTR tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp họp vệ sinh thì chi phí đốt 1 tấn CTR cao khoảng 10 lần.

Công nghệ đốt CTR thường được áp dụng ở những thành phố phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh cho việc thu đốt chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên đốt chất thải sinh hoạt bao gồm nhiều chất khác nhau sinh khói độc và dễ sinh dioxin nếu việc xử lý khói không tốt.

+ Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện

Phương pháp ép kiện được thực hiện khi toàn bộ chất thải được thu gom vào nhà máy. CTR được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng như nilon, kim loại, giấy, thủy tinh, nhựa... được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyển qua hệ thống ép, nén CTR bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối chất thải và tạo thành các kiện với tỷ số nén cao.

Các kiện chất thải đã nén này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp các chỗ trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích này có thể sử dụng làm: công viên, vườn hoa, các công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu vục xử lý CTR.

+ Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp

Chọn các vùng đồi núi thung lũng để bố trí chôn lấp. Đáy của bãi rác được ngăn cách với đất và nước bằng một lóp chất dẻo không thấm nước. CTR được đổ vào các ô chia sẵn. Khi các ô chất thải đầy sẽ được lấp lại bằng đất hoặc dùng các xe lu nén chặt sau đó đổ tiếp lên cho đầy hố rồi phủ đất khoảng 60 cm rồi trồng cây lên trên. Nước trong bãi chôn lấp được xử lý trước khi xả ra sông hồ. Đây là phương pháp xử lý hợp vệ sinh nhưng rất tốn kém.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất thải sinh hoạt tại xã ngọc hòa huyện chương mỹ thành phố hà nội và đề xuất các giải pháp quản lý loại chất thải này (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w