II. Một số giải pháp hoạch định chiến lược đến năm 2010 của Công ty
3. Mở rộng công tác nghiên cứu thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh
cạnh tranh về sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm khách hàng của mình . Trong khi đó cạnh tranh lại đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải ra sức cố gắng giành vị thế cạnh tranh cao trong thị trường . Chính vì vậy , việc nghiên cứu thị trường của mỗi doanh nghiệp là căn cứ quan trọng nhất để họ xây dựng kế hoạch sản xuất và xây dựng các loại mẫu mã sản phẩm nhằm tạo độ tin cậy của khách hàng, thu hút được khách hàng nhằm chiếm lĩnh vị thế cạnh tranh đối với các đối thủ .
Nghiên cứu thị trường tốt sẽ xác định được đúng tiêu chuẩn , mẫu mã sản phẩm cần sản xuất, phù hợp với thị hiếu nhười tiêu dùng . Từ đó đề ra những chính sáh về sản phẩm . Công ty phải định hướng các hoạt động theo nhu cầu , đòi hỏi của thị trường. Nhưng trước hết công ty phải làm sao giữ vững được thị trường hiện có sau đó hướng tới việc mở rộng thị trường.
Để thực hiện được biện pháp này ban lãnh đạo công ty phải tiến hành chỉ đạo thực hiện một số bước công việc sau :
+ Đội ngũ nghiên cứu thị trường cần phải tổng hợp thông tin về chất lượng , mẫu mã sản phẩm , nhu cầu của thị trường từ đó đổi mới sản phẩm tạo sản phẩm có mẫu mã hơn hẳn sản phẩm của đối thủ , tung sản phẩm mẫu ra thị tường nhằm thăm dò thị trường . Đồng thời làm sao đi trước thị trường và đón đầu được mùa giầy vải mới .
Căn cứ vào nhu cầu thị trường , thị hiếu của khách hàng , trên cơ sở đánh giá tiến hành một cách tổng hợp có đối chiếu , so sánh phân tích và dự kiến khắc phục điểm mạnh , điểm yếu phát huy thế mạnh của mình trong đó có việc đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm của mình so với nhu cầu thị trường, khách hàng và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh . Từ đó rút ra được những yêu cầu cần thiết cho doanh nghiệp mình .
Công ty cần tiếp tục nghiên cứu các đề xuất kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm . Để thực hiện doanh nghiệp cần :
Ban giám đốc cần thấy rõ vai trò to lớn của công tác nghiên cứu thị trường đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và việc nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay . Sau đó , thông qua phòng kế hoạch tiến hành công tác này đồng thời ban giám đốc phải tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ phòng tiêu thụ thăm dò, cung cấp tài liệu cho việc hoạt động nghiên cứu.
Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ nghiên cứu phải có kiến thức Marketing, có khả năng thu thập và xử lý thông tin, đã qua đào tạo các lớp nghiệp vụ, có khả năng sáng tạo, năng động trong công việc , có hiểu biết về ngành Xi măng. Biết xử lý thông tin , thu thập và sáng tạo các mẫu vải mới sau đó cùng phòng kỹ thuật hình thành và thiết kế sản phẩm có giá trị trên thị trường .
Trang thiết bị phải đầy đủ, có phương tiện làm việc, giúp cán bộ nghiên cứu thị trường có điều kiện tốt trong việc thu thập , xử lý , chọn thông tin .
KẾT LUẬN
Chiến lược kinh doanh của một doanh là vấn đề hết sức quan trọng trong tình hình nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nó quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp trên thương trường. Vì vậy đề ra một chiến lược kinh doanh hợp lý là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sức mạnh tổng thể của mỗi doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp "Hoạch định chiến lược của Công ty Xi măng và xây dựng công trình Lạng Sơn". Với hi vọng nâng cao kiến thức cũng như đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao chiến lược kinh doanh của Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn.
Theo em để đề ra được một chiến lược kinh doanh hợp lý cho công ty chúng ta cần phải hiểu nhiều khía cạnh như lý luận chiến lược kinh doanh; môi trường kinh doanh; thực tế thế mạnh, điểm yếu của công ty.... Vì vậy phần giải pháp em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhỏ với mong muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh. Những giải pháp này chủ yếu dựa vào kiến thức đã học, qua phiếu khảo sát, quan sát thực tế ....
Hoạch định chiến lược kinh doanh là đề tài rất hấp dẫn và cần thiết với mọi loại hình doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc hoạch định chiến lược kinh doanh đúng đắn cho công ty mình là vô cùng quan trọng.
Đây là một đề tài khó, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng cả về lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, dù đã cố gắng nhưng chắc chắn luận văn của em còn nhiều thiếu sót rất mong được ý kiến đóng góp của thầy cô.
PHỤ LỤC
I. Phụ lục 1. Đặc điểm máy móc thiết bị của Công ty
Hệ thống sản xuất xi măng đen bao gồm những máy móc thiết bị chính sau : - 4 Lò nung quay có :
Chiều dài 100,4 m; Đường kính 3 m; Công suất thiết kế là 250 tấn Clinker/ngày lò.
Trong đó :
+ 2 lò nung quay số 6 và 7 lắp đặt năm 1964 – 1966 + 2 lò nung quay số 8 và 9 lắp đặt nâm 1978 – 1980
Hệ thống lò nung quay do Rumani sản xuất và cung cấp thiết bị phụ tùng kem theo dây chuyền lò nung.
- Máy nghiền nguyên liệu gồm : 5 cái
Trong đó :
+ Máy số 4; 6; 7; 8 năng suất thiết kế là 18 tấn / giờ cái + Máy số 9 năng suất thiết kế là 25,5 tấn / giờ cái
Hệ thống máy nghiền bi theo công nghệ ướt do Rumani sản xuất - 3 Máy bừa bùn năng suất thiết kế là 60 m3 / giờ máy
- 5 Giếng điều chế mỗi cái dung tích chứa 1.500 m3 - 3 Máy nghiền than ( hệ thống nghiền bi)
Trong đó :
+ Máy số 4 năng suất thiết kế 10 tấn / giờ máy + Máy số 5 năng suất thiết kế 12 tấn / giờ máy + Máy số 6 năng suất thiết kế 11 tấn / giờ máy - 5 Máy sấy than năng suất 14 tấn / giờ máy
- 3 Bơm Pulles năng suất 35 tấn / giờ máy
- 6 Máy nghiền xi măng (Clinker) trong đó : 4 cái năng suât thiết kế 14,5 tấn / giờ máy và 2 cái năng suất thiết kế 16 tấn / giờ máy.
- Phương tiện vận tải :
+ Tầu kéo : 12 cái = 2.210 CV + Sà lan : 43 cái = 9.800 tấn + Sà lan tự hành : 2 cái = 300 tấn + Tầu trở dầu : 1 cái = 150 tấn + Ô tô các loại : 50 cái = 500 tấn.
- 3 Máy cán đá trong đó : 2 cái với công suất 40 tấn / giờ cái và 1 cái 80 tấn giờ cái
- 2 Máy xúc : 1 cái E25 có dung tích gầu xúc 2,5 m3 1 cái E302 có dung tích gầu xúc 3,02 m3 - Cầu trục 10 tấn x 9 cái
- Cần trục 10 tấn x 2 cái
Phụ lục 2. Đặc điểm về Nguyên Vật Liệu
Đối với Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn , sản xuất theo công qui trình công nghệ khép kín do đó yêu cầu thời gian sản xuất liên tục suốt ngày đêm, chỉ khi nào thiết bị trong dây chuyền công nghệ bị sự cố hoặc dừng sửa chữa theo định kỳ thì mới ngừng hoạt động. Cho nên kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại, chất lượng và sử dụng một cách có hiệu quả các loại vật tư nhằm thực hiện chương trình sản xuất của công ty.
Chủng loại vật tư phục vụ sản xuất xi măng bao gồm : - Nguyên vật liệu chính :
+ Đá vôi (với hàm lượng CaCO3 > 90%) + Đất sét (với hàm lượng SO2 : 58 %– 63%) + Quặng sắt (với hàm lượng Fe2O3 > 40%) + Quỳ khê.
+ Phụ gia + Thạch cao
+ Gạch ngoại ( CrMg )
+ Gạch nội (gạch chịu lửa dùng để xây lò) + Gạch Cao nhuôm
+ Bi đạn dùng cho máy nghiền + Vỏ bao
+ Dâu nhờn, mỡ máy
- Nhiên liệu : Than cám Hòn Gai; dầu MFO ; dầu Diezel ; xăng - Năng lượng : Điện
- Các thiết bị phụ tùng thay thế và các chủng loại vật tư dùng trong chế tạo phụ tùng thay thế cho sửa chữa thiết bị, lượng vật tư này cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn.
MỤC LỤC
Lời nói đầu... 1
Chương I: Thực trạng thực hiện chiến lược ở Công ty xi măng và xây dựng công trình Lạng Sơn... 2
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ... 2
1. Sự ra đời của Công ty ... 2
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ... 2
3. Cơ cấu tổ chức và lao động của Công ty xi măng và XDCT Lạng Sơn... 3
3.1. Cơ cấu tổ chức... 3
3.2. Cơ cấu lao động ... 6
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ... 7
II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác hoạch định và thực hiện chiến lược của Công ty xi măng và XDCT Lạng Sơn ... 8
1. Đặc điểm tổ chức sản xuất ... 8
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất xi măng ở Công ty ... 9
3. Đặc điểm về máy móc thiết bị ... 11
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu ... 11
5. Đặc điểm về vốn kinh doanh ... 12
6. Đặc điểm về thị trường và khách hàng ... 12
7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu tổng hợp ....13
III. Thực trạng công tác xây dựng và thực hiện chiến lược của Công ty xi măng và XDCT Lạng Sơn ... 14
1. Xác định mục tiêu ... 14
2. Phân tích môi trường ... 16
2.1. Phân tích môi trường bên ngoài... 16
2.1.1. Môi trường quốc tế ... 16
2.1.2. Môi trường quốc dân ... 17
2.2.1. Khách hàng... 20
2.2.2. Nhà cung ứng ... 21
2.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn... 21
2.2.4. Đối thủ cạnh tranh ... 22
2.2.5. Sản phẩm thay thế ... 22
2.3. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp ... 22
2.3.1. Phân tích bộ máy quản lý... 22
2.3.2. Nhân sự ... 22
2.3.3. Hoạt động marketing ... 23
3. Phân tích môi trường SWOT ... 23
4. Tổ chức thực hiện chiến lược ... 24
4.1. Về thực hiện chiến lược sản xuất ... 24
4.2. Về thực hiện kế hoạch các mục tiêu... 25
5. Đánh giá công tác thực hiện chiến lược tại Công ty... 25
a. Những thành tựu đạt được ... 25
b. Những vấn đề còn tồn tại... 26
Chương II: Một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh đến năm 2010 của Công ty xi măng và xây dựng công trình Lạng Sơn... 27
I. Phương hướng nhiệm vụ công tác của Công ty trong những năm tới ... 27
II. Một số giải pháp hoạch định chiến lược đến năm 2010 của Công ty Xi măng và xây dựng công trình Lạng Sơn ... 30
1. Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất ... 30
2. Xác định chính xác mục tiêu và phân tích môi trường ... 31
2.1. Xác định chính xác mục tiêu phát triển ... 31
2.2. Phân tích môi trường kinh doanh ... 31
3. Mở rộng công tác nghiên cứu thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm ... 32