Từ thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh (Trang 74)

kinh doanh xuất nhập khẩu

Tương tự như nhiều lĩnh vực khác của quản lý nhà nước nói chung, lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan và quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, pháp luật đã và đang sẽ được sử dụng như là một công cụ chủ yếu nhất, là chuẩn mực để tiến hành các hoạt động hải quan nhằm đảm bảo hoàn thành được các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị và kinh tế mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành Hải quan trong nhiều năm qua.

Trên lĩnh vực hải quan nhất là trong thời kỳ đổi mới với chủ trương "quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý" pháp luật hải quan đã có sự phát triển nhanh chóng, trong đó Luật Hải quan trở thành cơ sở pháp lý quan trọng quản lý nhà nước trong hoạt động hải quan ở thời điểm hiện nay và những năm tới. Hải quan Việt Nam chỉ có thể thực thi được nhiệm vụ, quyền hạn của mình trên thực tế khi mà pháp luật được xác lập và ghi nhận các thẩm quyền này, bảo đảm cho việc tổ chức thực thi trong hoạt động hải quan không bị cản trở, không bị lợi dụng và nhất là không bị lạm quyền, vượt quyền...

Như vậy, có thể nói rằng, từ chỗ quản lý nhà nước về hải quan chỉ sử dụng pháp luật dưới hình thức văn bản dưới luật kể cả sử dụng các văn bản hành chính, cho đến nay đã chủ yếu bằng các luật, trong đó Luật Hải quan là hình thức văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan đã được ban hành năm 2001. Pháp luật hải quan trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan trong những năm qua đã và đang đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho ngành Hải quan không những chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà còn vượt mức các chỉ tiêu về thu nộp thuế Hải quan mà Nhà nước giao.

Hiệu quả, vai trò của pháp luật hải quan có thể thấy rõ trong những năm qua, nhất là từ khi Luật Hải quan có hiệu lực thi hành.

Để pháp luật hải quan tiếp tục đảm bảo góp phần được nhiệm vụ, mục tiêu quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan, cần phải tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế pháp luật hải quan, trong đó tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn Luật Hải quan; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan mà Hải quan Việt Nam phải có trách nhiệm tổ chức thi hành trong các hoạt động hải quan, tạo ra sự thống nhất, đồng bộ về các tiêu chuẩn pháp lý.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan theo các hướng trên tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu; sau 03 năm thực hiện Luật Hải quan (có hiệu lực từ ngày 1/1/2002) đã phát huy hiệu quả tích cực, được Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan có liên quan đánh giá là đã tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn an ninh, thu hút đầu tư và tăng cường hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh (Trang 74)