98,6 95,76 1.b Các quy định của pháp luật về thủ tục hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở xã ở việt nam hiện nay (Trang 52)

1.b. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành

chính, giải quyết các công việc liên quan đến dân 100 99,5 96,2 1.c. Quy định của Nhà nước và chính quyền địa

lệ phí và các nghĩa vụ khác của nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành

2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và

hàng năm của xã, (phường) 95,5 92,2 85,43 3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã

(phường)… 96,2 94,3 88,7

4. Dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của

xã (phường)… 92,3 86,7 84,99 5. Dự toán, quyết toán thu, chi các quỹ, chương

trình dự án, các khoản huy động của nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng xã (phường)…

99,6 96,7 90,30 6. Các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ

chức và các cá nhân đầu tiư, tài trợ trực tiếp cho xã (phường)…

93,1 83,9 83,93 7. Chủ trương kế hoạch vay vốn phát triển sản

xuất, xoá đói, giảm nghèo… 100 97,6 96,15 8. Điều chỉnh địa giới hành chính xã (phường và

các đơn vị hành chính liên quan đến xã 84,8 78,3 68,78 9. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ

tiêu cực, tham nhũng của cán bộ xã, thôn 98,4 93,3 90,25 10. Công tác văn hoá - xã hội, phòng chống tệ

nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn của xã (phường)

99,3 98,1 96,70 11. Sơ kết, tổng kết của Hội đồng nhân dân, Uỷ

ban nhân dân xã (phường) 97,0 89,2 85,6 12. Phương án dồn điền đổi thửa phục vụ chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã

84,6 73,1 70,3 13. Bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát

triển sản xuất và xây dựng nhà tình thương, thực hiện chính sách đối với các gia đình có công, nhà

tình nghĩa, sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm y tế

14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiện và tổ chức thực hiện các công trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã

86,7 79,0 75,54

( Nguồn : Phát huy dân chủ xã, phường…)

* Về các hình thức công khai thông tin cho nhân dân biết:

Chính quyền cơ sở, bằng nhiều hình thức đã nỗ lực truyền thông về 14 nội dung mà Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đã quy định. Đa số người dân được hỏi đều ghi nhận hiện nay chính quyền xã đã và đang tích cực sử dụng các hình thức thông tin, tuyên truyền để công khai cho dân biết về 14 nội dung mà Quy chế thực hiện dân chủ ở xã quy định đó là: Niêm yết công khai văn bản tại trụ sở uỷ ban nhân dân xã và các trung tâm dân cư, văn hoá xã, phường; Thông báo qua hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn và các tổ chức văn hoá, thông tin, tuyên truyền cơ sở; Qua tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường; Qua các kỳ họp của chính quyền, đoàn thể ở xã, phường, các cuộc họp của thôn; Gửi văn bản đến hộ gia đình.

Trong số các hình thức truyền thông nêu trên, hầu hết cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân đều đánh giá là phù hợp nhưng phù hợp nhất là các hình thức thông báo tại các cuộc tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường; Các cuộc họp của chính quyền, đoàn thể, thôn vì tại đây người dân được trực tiếp trao đổi với cán bộ về nội dung thông báo, được giải thích những điều chưa hiểu, chưa thông. Việc thông báo bằng hình thức " Niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân và các Trung tâm dân cư, văn hoá, xã phường", hay "Gửi văn bản tới hộ gia đình hoặc trưởng thôn" cho phép người dân tiếp cận và nghiên cứu kỹ văn bản bất kỳ lúc nào. Hệ thống loa truyền thanh có sức mạnh là thông tin nhanh và rộng khắp đến nhiều người, là những hình thức thường được sử dụng.

Như vậy, đại đa số đối tượng được hỏi đều xác nhận rằng, chính quyền cơ sở đã sử dụng nhiều hình thức truyền thông phù hợp. Do vậy, khoảng 60,4% đến 96,7% người dân được hỏi, trả lời là đã được chính quyền thông báo 14 nội dung quy định trong Nghị định 79/CP: Cụ thể là: Công tác văn hoá xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội - 96,7%; Các quy định của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân xã, phường và của cấp trên liên quan đến địa phương - 95,8%; Quy định của Nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước và chính quyền địa phương về đối tượng, mức thu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác của nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành - 94,7%; Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến dân - 93,5%; Chủ trương kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; Bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, xây dựng nhà tình thương, thực hiện chính sách đối với các gia đình có công, sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm y tế - 93,1%.

Những nội dung ít được người dân biết là chính quyền đã công khai thông báo, gồm: Điều chỉnh địa giới hành chính, kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ tiêu cực, tham nhũng của cán bộ xã, thôn; Các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và các cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã, phường. Tuy vậy, cũng có trên 60% người dân cho biết các nội dung nói trên đã được thông báo công khai. Như vậy có thể thấy rằng hầu hết các nội dung cần thông báo cho "dân biết" theo quy định trong Nghị định 79/CP đã được cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương thực hiện.

Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ người dân thành thị khẳng định chính quyền phường đã thông báo 14 nội dung theo quy định tại Nghị định 79/CP lại thấp hơn nhiều so với người dân nông thôn. Điều này do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn việc "Dồn điền, đổi thửa phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã" chỉ có ở nông thôn. Mặt khác, người dân nông thôn cư trú ở địa phương nào thì cũng"Trồng cấy, chăn nuôi", ngay trên địa phương đó, tức là những lợi ích, kinh tế - xã hội gắn liền với nơi cư trú. Trong khi đó, nhiều người dân đô thị, sống ở phường nhưng việc làm, thu nhập, các quyền lợi và sinh hoạt chính trị lại ở cơ quan, xí nghiệp, đơn vị độc lập với phường. Vì vậy, người ta ít quan tâm đến thông báo từ phường.

Bên cạnh các hình thức tuyên truyền nêu trên, nhiều địa phương cũng đã áp dụng các phương thức phổ biến khá phong phú như: Tổ chức các cuộc tìm hiểu về nội dung Quy chế, lồng ghép các nội dung của Quy chế với các hoạt động khác của các tổ chức như: Hội nông dân, phụ nữ; công tác tư pháp, hoà giải… Đây là cách làm hiệu quả, tiết kiệm thời gian làm cho quan hệ giữa các tổ chức chính trị, xã hội với nhân dân chặt chẽ hơn.

Mặc dù đã có sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể trong việc tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Quy chế để người dân thực hiện quyền được "biết" của mình song thực tế vẫn còn có những hạn chế, bất cập như:

Thứ nhất: Hệ thống truyền thông ở cở còn nhiều hạn chế như: Vẫn còn một tỷ lệ đáng kể cán bộ chính quyền cho rằng việc thông báo đến dân 14 nội dung như Quy chế dân chủ quy định là chưa thực sự cần thiết. ở một số địa phương, đội ngũ cán bộ cơ sở hạn chế về năng lực truyền thông do còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa có khả năng lựa chọn, tóm tắt, cụ thể hoá, đơn giản hoá các văn bản do cấp trên gửi xuống đã dẫn đến tình trạng người dân không hào hứng khi đọc, khi nghe các văn bản do địa phương đưa ra và không nắm vững các nội dung. Các văn bản nhiều, dài và thường có nội dung phức tạp, dẫn tới tình trạng là cán bộ và người dân không nắm bắt kịp thời và hiểu đầy đủ, sâu sắc nội dung mà Quy chế dân chủ quy định phải thông báo. Ngoài ra một số văn bản quy định không sát với thực tế cũng gây khó khăn cho việc công khai như lĩnh vực chi tiêu tài chính cấp xã, phường. Phương tiện truyền thông cũng còn nhiều hạn chế như tình trạng loa truyền thanh không phải ở địa phương nào cũng có, cũng tốt. Đặc biệt, khoảng 2/3 trong số 2.363 xã đặc biệt khó khăn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa chưa có trạm truyền thanh (Nguồn: Ban thư ký chương trình 135 - tạp chí kinh tế và phát triển, số 85, tháng 7/2004, trang 18). Việc gửi văn bản đến từng hộ gia đình cũng khó khăn do thiếu phương tiện in ấn, kinh phí, số buổi họp ít, địa điểm chật hẹp cũng là nguyên nhân người dân không thể tiếp nhận thông tin một cách thường xuyên, cập nhật.

Thứ hai: Trình độ dân trí thấp, không đồng đều và thiếu quan tâm của người dân.

Trình độ dân trí của người dân hiện nay là không đồng đều, có nơi còn thấp dẫn đến việc tiếp thu và hiểu rõ nội dung của Quy chế dân chủ là rất khó khăn. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi người dân có trình độ học vấn thấp nên việc niêm yết thông tin trên các bản tin, hoặc phát tờ rơi là không có hiệu quả: "Người dân có trình độ học vấn không cao nên thường không thích đọc tài liệu, tờ rơi gì, thậm chí báo chí có phát cũng ít đọc, bản tin dán thấy thông tin trên giấy với những chữ chi chít thì chẳng ai đọc cả". (Lãnh đạo ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ huyện Yên Bình, Yên Bái).

Một tỷ lệ không nhỏ người dân chưa quan tâm đến những vấn đề gắn với lợi ích chung hoặc còn xa với đời sống của cá nhân, gia đình. Theo phản ánh của nhiều người dân thì việc vận động họp ở các thôn, tổ, khối phố thường gặp khó khăn do người dân thờ ơ không quan tâm đến các hoạt động của địa phương hoặc bận công việc.

2.2.2.2. Thực hiện dân bàn:

Điều 7 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (Ban hành kèm theo Nghị định 79/CP) quy định 5 vấn đề nhân dân ở xã, thôn, bàn và quyết định trực tiếp là: 1)

Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng; 2)

Xây dựng hương ước làng văn hoá, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội; 3)

Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư thôn, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; 4)

Thành lập Ban giám sát các công trình xây dựng do dân đóng góp; 5) Tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh…

Để thực hiện tốt việc người dân được bàn và quyết định đặt trực tiếp những nội dung nêu trên; Điều 7 Quy chế quy định phương thức thực hiện là: Uỷ ban nhân dân xã xây dựng phương án, chương trình kế hoạch; phối hợp với uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo, tổ chức nhân dân thảo luận, quyết định những công việc bằng một trong các hình thức; Họp toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình hay cử tri đại diện hộ gia đình ở từng thôn, thảo luận và biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín: Phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình.

Nhìn chung, hầu hết các đơn vị cơ sở đã thực hiện nghiêm túc việc tổ chức cho dân bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề nêu trên bằng cách:

* Họp là hình thức chủ yếu để dân bàn và quyết định trực tiếp.

Họp là hình thức sinh hoạt dân chủ ở xã, phường khá phổ biến để giữa người dân và cán bộ chính quyền được trao đổi, bàn bạc, thảo luận, tranh luận để tìm ra quyết định tối ưu, đây là hình thức mà đa số người dân cho là phù hợp. Có tới 92,4% số người được hỏi cho biết chính quyền cơ sở đã sử dụng hình thức họp để dân bàn và quyết định trực tiếp.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hình thức họp, bàn và quyết định trực tiếp đã gặp hàng loạt các trở ngại, khó khăn đó là:

Thứ nhất: Số cuộc họp của người dân trong thôn rất ít. Điều 16 Nghị định 70/CP quy định một năm chỉ họp hai lần, trong khi đó những nội dung cần bàn lại rất nhiều do vậy, không thể bàn trực tiếp được hết các vấn đề phát sinh.

Nói "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" như vừa rồi thì tôi nghĩ là dân bàn thì ít lắm vì ngay tổ của chúng tôi năm nay tổng kết có một, hai lần thôi, chứ không phải lúc nào cũng bàn được đâu" [(cán bộ đoàn thể, Hà Nội) (Nguồn: phát huy dân chủ… trang 122)] "Dân cũng đã được bàn những việc phải làm, nhưng việc dân bàn còn rất ít" [(người dân phường Đông Vĩnh, Thành phố Vinh, Nghệ An) (nguồn: …… trang 122)].

Thứ hai: Không có địa điểm họp phù hợp. Hầu hết các thôn thuộc xã vùng đồng bằng số hộ dân cư thường rất đông, khoảng xấp xĩ 1000 hộ/thôn; thôn, tổ dân phố thường không có nhà văn hoá hay hội trường riêng hoặc có nhưng chật hẹp, sơ sài nên tổ chức được những cuộc họp là rất khó khăn hoặc chất lượng không cao.

"Thôn chúng tôi có 1850 nhân khẩu, điều kiện hoạt động của chúng tôi rất khó khăn, hội trường thì không có, chúng tôi phải mượn nhà tăng của đình để họp. Dân đến họp thì lại ngồi đất. Nếu có mời đại diện thì cũng đến 130 người, nếu đến đủ thì không có chỗ để họp" [(trưởng thôn Vĩ Dạ, Thuỳ Vân, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế), (nguồn:… trang 123)].

Thứ ba: Người dân bận rộn với công việc làm ăn, ngại đi họp.

Thứ tư: Năng lực cán bộ ở cơ sở còn hạn chế, không có khả năng giải đáp những thắc mắc cho dân cũng là nguyên nhân dẫn đến tủ lệ người dân đi họp thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hình thức phát phiếu lấy ý kiến nhân dân:

Đây là hình thức mà đa số người dân cho là phù hợp, hình thức này sẽ giúp cho việc tham khảo được nhiều ý kiến đóng góp của người dân, đỡ tốn thời gian và đặc biệt là người dân không ngại bị va chạm, thành kiến nên thường có những phản ánh đúng với tâm tư, nguyện vọng của mình.

2.2.2.3. Thực hiện dân giám sát, kiểm tra:

Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (Ban hành kèm theo Nghị định 79/CP) quy định phạm vi giám sát, kiểm tra của nhân dân gồm 11 việc với 5 phương thức giám sát cụ thể đã cho người dân nhận thức được quyền kiểm tra, giám sát của mình đối

với hoạt động của chính quyền, đoàn thể cũng như phẩm chất tư cách đạo đức của cán bộ, công chức. Từ đó nhân dân tin tưởng vào bộ máy chính quyền và tích cực tham gia xây dựng chính quyền. Kết quả khảo sát cho thấy việc thực hiện quyền kiểm tra giám sát của nhân dân theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã như sau:

- Chính quyền và các đoàn thể đã tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương như: Mời đại diện Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của mặt Trận Tổ quốc cùng cấp, các đối tượng liên quan trực tiếp tham gia các cuộc họp của chính quyền xã bàn bạc về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích trực tiếp của nhân dân địa phương; xem xét, giải quyết các kiến nghị theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, tổ chức có kiến nghị; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã gửi cho Trưởng thôn bản kiểm điểm công tác và tự phê bình tại cuộc họp tổng kết hằng năm để Trưởng thôn tổ chức cho nhân dân đóng góp ý kiến; lấy phiếu tín nhiệm đối với

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở xã ở việt nam hiện nay (Trang 52)