CÁC CHÍNH SÁCH LÀM GIẢM BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng, đói nghèo (Trang 26 - 29)

Bất bình đẳng và đói nghèo là một trong những vấn đề trọng tâm của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta ngày nay. Đảng ta đã khẳng định : “ Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Thực hiện công bằng xã hội là nhiệm vụ then chốt…”

Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải tập trung vào các nội dung sau: Bất ổn chính trị và nguy cơ vi

phạm quyến sở hữu

Đầu tư nội địa và nước ngoài thấp

Tăng trưởng kinh tế thấp hoặc âm Nghèo đói và xung

- Thực hiện các chính sách và biện pháp nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư trong việc tiếp cận với các yếu tố “đầu vào” và thụ hưởng các kết quả “đầu ra” của quá trình sản xuất, kinh doanh. Thực chất đây chính là những chính sách nhằm tạo sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và phát triển thị trường. Quan hệ bình đẳng giữa các thành phần kinh tế hướng vào sự tiếp cận bình đẳng với các yếu tố “đầu vào”, còn việc phát triển thị trường có điều tiết thích đáng của Nhà nước đảm bảo sự phân phối bình đẳng các kết quả đầu ra. Chính cơ chế thị trường lành mạnh sẽ đảm bảo thựuc hiện tốt nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế và theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là nguyên tắc phân phối chủ yếu, được chúng ta thừa nhận trong nền hinh tế thị trường định hướng XHCN.

- Điều chỉnh thích hợp chính sách đầu tư phát triển để đạt tới cơ chế phân bổ nguồn lực hướng tới sự công bằng xã hội, cụ thể là cần tập trung vào những định hướng chính sau:

+ tăng cường và khuyến khích đầu tư cho các ngành và các dự án tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho nhiều người.

+ Việc ưu tiên đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm là rất cần thiết nhằm tạo ra những “ đầu tàu” tăng trưởng, song cũng cần phải chú ý đầu tư cho các vùng khác, nhất là các vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ Cách mạng và kháng chiến trước đây. Tuy nhiên cần tránh tình trạng đầu tư tràn lan, theo phong trào không tính đến hiệu quả dẫn đến lãng phí nguồn lực.

+ Đầu tư vốn cho khu vực doanh nghiệp nhà nước nhất thiết phải hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường. Đồng thời, cần giảm thiểu mạnh mẽ bao cấp cho khu vực doanh nghiệp nhà nước.

- Thực hiện có hiệu quả chính sách phúc lợi xã hội, đồng thời bổ sung và mở rộng thành hệ thống chính sách An sinh xã hội gồm nhiều tầng nấc với các chính sách then chốt như:

+ Chính sách ưu đãi xã hội nhằm đảm bảo mức sống cho những người có công với Cách mạng, ít nhất là ngang mức trunh bình ở địa phương.

+ Chính sách Bảo hiểm xã hội nhằm huy động một phần tích lũy từ thu nhập của người dân lúc bình thường để đáp ứng nhu cầu khi: không có việc làm, đau ốm, gặp chuyện không may…

+ Chính sách trợ cấp xã hội để trợ giúp những người yếu thế và dễ bị tổn thương. + Chính sách cứu tế xã hội để cưu mang những người bị thiệt hại do địch họa, thiên tai hoặc rủi ro trong cuộc sống.

+ Chính sách tương trợ xã hội nhằm phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” trong cộng đồng để giúp nhau vượt qua khó khăn, xóa đói giảm nghèo, cải thiệ đời sống.

Để tăng cường mạng lưới An sinh xã hội, cần duy trì và bổ sung các chính sách nêu trên, đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích sự tham gia của đông đảo tầng lớp dân cư nhằm huy động được các nguồn lực đa dạng cho việc thực thi chính sách. Đối với nguồn ngân sách Nhà nước cần điều chỉnh phân bổ theo hướng trao quyền chủ động cho các địa phương, đặc biệt là cấp xã, huyện để đẩy mạnh phát triển các quỹ cộng đồng ở làng, xã- nơi tập trung nhiều người nghèo, yếu thế.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo một cách vững chắc. Năm 2002, Việt Nam đã ban hành chiến lược chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Sau ba năm thực hiện chiến lược, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược này, chú trong một số biện pháp chủ yếu sau:

+ Nâng cao năng lực của các ngành, các cấp trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội gắn với mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo. Thực hiện việc lồng ghép các mục tiêu của chiến lược xóa đói giảm nghèo vào các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm năm và hàng năm.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, địa phương trong quá trình thực hiện chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế- xã hội một cách đồng bộ.

+ Tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác xóa đói giảm nghèo, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và chiến lược xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng, đói nghèo (Trang 26 - 29)