Định hướng phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: "Thực trạng và những bài học kinh nghiệm cổ phần hoá tại Công ty cổ phần ô tô vận tải hành khách Hải Hưng" docx (Trang 27 - 28)

Từ khi Công ty cổ phần đi vào hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một nâng cao.

Nhằm mục tiêu đổi mới cơ cấu quản lý và phương thức sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, Ban lãnh đạo Công ty đã bổ sung thêm một số chính sách cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ của từng đơn vị kinh doanh.

1. Về vận tải

Củng cố chất lượng vận tải hiện có, giữ vững các hoạt động vận tải nhằm ổn định mặt bằng chung của Công ty. Việc đầu tư thêm phương tiện mới để nâng cao năng lực vận tải phải được cân nhắc, lựa chọn chi tiết, xét đến năng lực cung và cầu, mức thấp nhất và tổn thất khi xảy ra mất an toàn kỹ thuật, mất an toàn giao thông.

Phải mở rộng, tăng cường công tác phục vụ khác hàng, khai thác vận chuyển hàng hoá, gây dựng thương hiệu bằng phương tiện vận tải và chất lượng phục vụ, makerting trực tiếp với khách hàng tạo lợi thế cạnh tranh, làm tăng thêm thị phần.

2. Về sửa chữa và bảo dưỡng

Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh phải tập trung chỉ đạo, lãnh đạo các đơn vị sản xuất:

Sắp xếp, tổ chức kiện toàn bộ máy quản lý từ xí nghiệp đến tổ thợ, nâng cao trình độ nhân thức của từng thành viên về chuyên môn kỹ thuật và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mở rộng thêm dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng, xe gia đình, xe chuyên dùng cho tập thể và cá nhân, mở các đại lý phụ tùng của ngành vận tải phục vụ tại khu vực.

- Nghiên cứu quy hoạch lại mặt bằng xưởng sửa chữa, huy động vốn trong và ngoài doanh nghiệp, đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên lái xe và ngoài doanh nghiệp.

Nâng cao tay nghề các lớp thợ lâu năm, về đạo tạo lớp thợ chưa có kinh nghiệm, đảm bảo có một lực lượng thợ tay nghề cao phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng, đóng mới, đại tu xe từ 4 chỗ đến 45 chỗ ngồi; tổ chức điều hành tập trung thống nhất, từng bước đưa cán bộ công nhân viên đi vào nề nếp.

3. Kinh doanh thương mại và các dịch vụ

Trong điều kiện sản xuất vận tải, hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng có nhiều khó khăn, cạnh tranh ngày càng cao. Ban lãnh đạo Công ty đã xác định được: kinh doanh thương mại và dịch vụ là ngành mũi nhọn có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định và phát triển Công ty. Mà trọng tâm là các dịch vụ:

- Cho thuê nhà

- Nhà kho, bến bãi (do Công ty chưa tận dụng hết)

- Mở rộng liên doanh liên kết, mở tuyến cho các xe tư nhân. - Dịch vụ thuê mua tài chính, mua bán xe cho người tiêu dùng. - Đào tạo các thấy giáo dạy lái xe cho Sở Giao thông vận tải.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: "Thực trạng và những bài học kinh nghiệm cổ phần hoá tại Công ty cổ phần ô tô vận tải hành khách Hải Hưng" docx (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)