Cơ quan thuế chưa phân loại các ĐTNT để áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÍNH TUÂN THỦ CỦA ĐTNT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26)

biện pháp quản lý thích hợp

Việc quản lý thuế để đảm bảo tính tuân thủ tự giác của toàn bộ các ĐTNT tốn kém chi phí nhiều hơn rất nhiều so với nguồn lực mà mỗi cơ quan thuế đang có. Vì vậy, trong điều kiện nguồn lực có hạn cơ quan thuế cần phải phân bổ nguồn lực thế nào cho các hoạt động quản lý của mình để duy trì và nâng cao tính tự giác tuân thủ. Mặt khác, ý thức tuân thủ pháp luật thuế và động cơ trốn thuế của các ĐTNT rất khác nhau và phần lớn số thu thuế tập trung vào một số lượng nhỏ ĐTNT. Vì vậy, ĐTNT cần được “phân đoạn thị trường” thành các bộ phận hoặc khu vực khác nhau, cơ quan thuế phải hiểu được nhu cầu, hành vi và nguyên nhân tuân thủ và không tuân thủ của người nộp thuế trên cơ sở đó xác định chiến lược hợp lý để cải thiện việc tuân thủ dưới hình thức hỗ trợ, cưỡng chế, thay đổi luật, hay kết hợp các hình thức này để nhằm đạt được tỷ lệ tuân thủ cao nhất có thể trong phạm vi nguồn lực của cơ quan thuế. Sau đó cơ quan thuế có kế hoạch dài hạn đẩy mạnh các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc tuân thủ nhằm tối đa hoá số thu với đầu vào nguồn lực có sẵn.. Để đạt được điều đó, cơ quan thuế phân chia ĐTNT thành những các bộ phận “thị trường” khác nhau, theo nhóm ngành nghề, quy mô hoạt động, và tổ chức bộ máy quản lý cho phù hợp:

- ĐTNT là các công ty, các DN lớn, - ĐTNT là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, - ĐTNT là cá nhân, hộ gia đình

Trong từng bộ phận ĐTNT này có thể chia ra thành các nhóm nhỏ hơn như theo quy mô, theo ngành nghề....

Tuy nhiên, hiện nay cơ quan thuế chưa phân loại các ĐTNT để áp dụng chiến lược tăng cường tính tuân thủ phù hợp với đặc điểm của từng nhóm, tập trung nguồn lực vào những nhóm có rủi ro lớn.

2.3.3.5. Cơ quan thuế chưa xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để đánh

giá mức độ tuân thủ của ĐTNT

Như đã phân tích ở chương 1, có 4 loại nghĩa vụ thuế mà ĐTNT phải tuân thủ, khi mà việc tuân thủ của ĐTNT yếu ở bất cứ khâu nào thì đều ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả chung của công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, hiện nay việc đánh giá mức độ tuân thủ của ĐTNT vẫn ở dạng định tính, cơ quan thuế chưa xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ của ĐTNT.

Trên đây là những nhận định , đánh giá về tính tuân thủ của ĐTNT ở Việt Nam và những nhân tố ảnh hưởng. Có thể thấy mức độ tuân thủ pháp luật thuế của ĐTNT ở Việt Nam còn khá thấp so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Điều này xuất phát từ nhiều lý so khác nhau như trình độ phát triển kinh tế còn thấp, trình độ dân trí chưa cao, tập quán sản xuất và tiêu dùng còn lạc hậu, hệ thống chính sách pháp luật còn chưa đồng bộ, trình độ quản lý thuế của Việt Nam chưa theo kịp với các nước tiên tiến....

Trên cơ sở những phân tích và nhận định trên cần phải có những biện pháp thúc đẩy trước hết từ phía cơ quan thuế để tác động đến ý thức của ĐTNT và của cả cộng đồng trong việc nâng cao tính tự giác tuân thủ của ĐTNT.

Để đáp ứng những yêu cầu này, nội dung tiếp theo của luận văn sẽ tập trung nghiên cứu và đề xuất các phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ của ĐTNT.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÍNH TUÂN THỦ CỦA ĐTNT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26)