CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG BỂ LẮNG ĐỨNG VÀO XỬ LÝ NƯỚC.

Một phần của tài liệu Đề tài bể lắng đứng (Trang 30)

Bể lắng hình chữ nhật: có hai loại bể dòng chảy liên tục là bể dòng chảy ngang và bể dòng chảy đứng.

Trong bể dòng chảy đứng, nước thải đi vào ở phía dưới và chảy ngược lên trên. Có thể loại bỏ 60% chất rắn và 35% BOD trong nước thải.

Trong hệ thống xử lý nước thải tùy vào công dụng và vị trí mà bể lắng đứng được chia ra như sau:

- Sử dụng làm bể lắng sơ cấp: loại bỏ các chất hữu cơ không tan trong nước thải trước khi đưa nước thải vào công trình xử lý sinh học. Nếu thiết kế chính xác bể lắng sơ cấp có thể loại được 50-70% chất rắn lơ lửng, 25-40% BOD của nước thải. - Sử dụng làm bể lắng thứ cấp: dùng để lắng các cặn vi sinh và bùn làm trong nước trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận.

Bể lắng tròn: trong bể lắng tròn, nước chuyển động theo hướng bán kính (radian). Nước thải có thể đi vào buồng phân phối trung tâm, chảy đều theo hướng bán kính qua vùng lắng đi vào máng thu nước đặt theo chu vi vảnh ngoài của bể. Hoặc phân phối nước thải vào bể bằng máng có vách lửng đặt quanh chu vi bể, nước chuyển động qua vùng lắng theo hướng bán kính rồi vào máng thu nước đặt ở tâm bể.

Hình4.1. Sơ đồ bể lắng tròn trong xử lý nước thải.

Bể lắng dòng chảy đứng: bể lắng dòng chảy đứng thường ở dạng thân thùng tròn đường khính nhỏ với đáy sâu hình nón. Đường kính bể có thể thay đổi từ 7 đến 9m trong khi tổng chiều cao có thể thay đổi từ 7,5 đến 9m. Chúng được xây dựng một phần nằm dưới mặt đất và một phần nằm trên mặt đất. Nước thải, sau khi đi qua màn, thì được đưa vào bể ở gần phía dưới, và đi lên theo máng dẫn nước thải nằm dọc theo rìa thành bể. Bể được thiết kế sao cho vận tốc đi lên của dòng chảy nhỏ hơn vận tốc lắng của hạt. Như vậy, nước thải có thể đi qua với vận tốc tương đối cao sẽ được loại bỏ.

Một phần của tài liệu Đề tài bể lắng đứng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w