HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Một phần của tài liệu SKKN ỨNG DỤNG lý THUYẾT đồ THỊ TRONG VIỆC bồi DƯỠNG học SINH GIỎI TIN học 11 (Trang 27)

Tôi đã nghiên cứu đề tài này trong mấy năm gần đây nhưng rất tiếc mới vận dụng dạy cho học sinh lớp 11 tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học trong học kỳ II năm học 2010-2011.

Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng đề tài này vào công tác dạy học cho đội tuyển học sinh giỏi 11, tôi thấy kết quả thu được khả quan hơn nhiều so với cách làm củ. Cụ thể:

Khi chưa áp dụng đề tài: Tôi mới tham gia dạy bồi dương HSG 3 năm gần đây và kết quả như sau:

- Năm 2008-2009, có 2 học sinh dự thi HSG 11, có 1 học sinh đạt giải 3, 1 học sinh không đạt giải.

- Năm 2009-2010, có 2 học sinh tham gia dự thi 11, có 1 học sinh đạt giải khuyến khích, 1 học sinh không đạt giải,

Sau khi áp dụng đề tài: Đề tài này mới chỉ áp dụng cho học sinh khối 11 năm học 2010-2011.

Kết quả HSG 11 học kỳ II vào tháng 4 năm học 2010-2011 như sau : 1 học sinh đạt giải nhì (16 điểm) và 1 học sinh đạt giải 3 (14 điểm) – Đứng thứ 2 toàn tỉnh.

Đề tài này đã vận dụng hiệu quả đội tuyển học sinh giỏi 11 và sẽ tiếp tục được vận dụng để bồi dưỡng cho học sinh giỏi tin học 12 vào tháng 12 năm 2011. Tin rằng với sự hỗ trợ của phương pháp này đội tuyển học sinh giỏi 12 trong tháng 12 tới cũng sẽ thu được kết quả khả quan.

C. KẾT LUẬN

Ứng dụng lý thuyết đồ thị vào dạy học bồi dưỡng HSG Tin học tại các trường THPT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, qua đó giúp học sinh nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của môn học. Hơn nữa việc ứng dụng lý thuyết đồ thị tạo được hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, nhằm phát triển tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiển cuộc sống. Đề tài này đã giúp bản thân tôi tìm hiểu sâu hơn kiến thức về lý thuyết đồ thị và giúp học sinh tìm hiểu thêm một luồng kiến thức mới để làm phong phú ý tưởng thuật toán của mình, tạo nền tảng cơ bản và bàn đạp để tiến xa hơn về con đường lập trình. Xã hội càng phát triển càng đặt ra nhiều yêu cầu mới, do đó các bài toán đặt ra hiện nay ngày càng thiên về khuynh hướng giải bằng lý thuyết đồ thị.

Lý thuyết đồ thị là một lĩnh vực rộng, gồm nhiều mảng kiến thức, đề tài của tôi mới chỉ đề cấp đến một số nội dung cơ bản có thể áp dụng một cách hiệu quả cho học sinh Tin học 11 tham gia bồi dưỡng HSG đó là: vận dụng các thuật toán tìm kiếm trên đồ thị, thuật toán tìm các thành phần liên thông, thuật toán Dijkstra tìm đường đi ngắn nhất trên đồ thị để giải các bài toán thực tế đặt ra một cách hiệu quả. Còn nhiều kiến thức về đồ thị có thể áp dụng để bồi dưỡng cho học sinh, chẳng hạn như vận dụng kiến thức về cây, cây khung, cây khung ngắn nhất ; chu trình, chu trình Euler và chu trình Hamilton ; đồ thị hai phía, cặp ghép...

Tuy nhiên, nếu chỉ vận dụng lý thuyết đồ thị thì chưa đủ, để thành công trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như giải bài toán theo đệ quy, đệ quy quay lui, quy hoạch động.... Các bài toán đặt ra ngày càng đa dạng thì các thuật toán xây dựng cũng phải đa dạng. Mức độ thành công của việc vận dụng lý thuyết đồ thị vào bồi dưỡng học sinh giỏi này phụ thuộc nhiều vào từng kiểu bài và từng đối tượng học sinh.

Tuy đã rất cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng lý thuyết đồ thị vào dạy học đội tuyển học sinh giỏi tin học 11 để qua đó giúp học sinh bổ sung thêm sự hiểu biết của mình về tin học nói chung và lập trình nói riêng và để phục vụ cho thi học sinh giỏi đạt kết quả tốt hơn nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong Hội đồng khoa học và bạn bè đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu SKKN ỨNG DỤNG lý THUYẾT đồ THỊ TRONG VIỆC bồi DƯỠNG học SINH GIỎI TIN học 11 (Trang 27)