KẾT QUẢ VAØ THẢO LUẬN
4.3 Đánh giá tính độc của VKGB RST01 trên cây cà chua trong điều kiện nhà lướ
Khi xử lý đất bằng vi khuẩn RST01 với mật số vi khuẩn 1010cfu/gđất. Sau đó, tiến hành trồng cây cà chua vào chậu đất để xác định mức độ gây độc của vi khuẩn RST01. Kết quả trình bày ở bảng 3.
Sau 3 ngày trồng vào chậu đất, các nghiệm thức T2, T3, T4 có triệu chứng bắt đầu héo rủ và héo rủ hoàn toàn trong khi đó T1 lại sinh trưởng và phát triển bình thường điều này chứng tỏ các nghiệm thức T2, T3, T4 héo rũ là do vi khuẩn RST01 gây ra.
T1: Sinh trưởng và phát triển bình thường do không xử lý VKĐK và VKGB.
T2: Héo rũ nhanh nhất do chỉ xử lý VKGB.
T3: Mặc dù có xử lý VKĐK trước khi gieo hạt nhưng cây vẫn héo rủ khá
nhanh điều này chứng tỏ sự sinh sản của VKĐK là không kịp so với sự sinh sản của VKGB.
T4: Sự héo rũ là chậm nhất do trước khi trồng có xử lý VKĐK, điều này
chứng tỏ VKĐK có tác động đến VKGB nhưng sự sinh sản của VKĐK cũng không kịp so với vi khuẩn gây bệnh nên cây bắt đầu héo dần.
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của vi khuẩn gây bệnh đến tỷ lệ chết của cây Tỷ lệ chết (%) Nghiệm thức 3 NST 6 NST 9 NST 12 NST T1 0 0 0 0 T2 16,7 43,3 86,7 100 T3 13,3 33,3 70 100 T4 0 23,33 50 86,67 Ghi chú: NST: ngày sau trồng T1: đối chứng T2: chỉ xử lý VKGB T3, T4 : xử lý VKGB và VKĐK
Trong từng nghiệm thức, tỷ lệ chết trên cây cà chua là khác nhau, nhưng tất cả đều héo rũ hàng loạt chỉ trong một thời gian rất ngắn. Điều đó chứng tỏ mật số VKGB trong đất là quá dày đặc làm cho VKĐK không sinh sản được dẫn đến tỷ lệ cây chết 100%.
Như vậy, mức độ gây độc của vi khuẩn RST01 là rất mạnh. Khả năng phát sinh, phát triển của chúng là rất nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn toàn bộ cây trồng đã bị héo rũ một cách toàn diện. Khả năng đối kháng của vi khuẩn 85 chỉ có tác dụng trong một thời gian rất ngắn do mật số vi khuẩn RST01 quá dày kìm hãm sự sinh sản của dòng vi khuẩn 85.
Hình 4.12: Tính độc của VKGB RST01 tổng thể