6. Bố cục của khóa luận
2.5. Vi phạm bản quyền mỹ thuật
Việc vi phạm bản quyền tác giả mỹ ứiuật ở Việt Nam luôn là vấn đề bức xúc. Hiện tượng sao chép tranh để lấy tên tuổi, kinh doanh diễn ra khá rầm rộ, công khai. Nhiều tạp chí, sách báo sử dụng tranh mà không xin phép và không trả nhuận bút cho tác giả...Nhưng chưa có cơ quan nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho tác giả.
Tại buổi hội thảo “Bản quyền tác giả mỹ thuật - Thực ừạng và giải pháp” diễn ra trong ngày 27 và 28/3 ở TP. Đà Nằng đo Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, các nhà quản lý trong lĩnh vực mỹ tliuật, họa sĩ đã đưa ra những ý kiến bức xúc. Họa sĩ Uyên Huy chủ tịch Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh nêu ra hai thực trạng cần chấn chình trong giới mỹ thuật Việt Nam.
+ Thứ nhất, tại các cuộc thi thiết kế mẫu trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, ban tổ chức lại bắt buộc tác giả sau khi thi thì các tác phẩm không được trà lại.
+ Thứ hai, ban tổ chức gửi tác phẩm dự thi lên mạng khi cuộc thi chưa kết thúc nên nhiều tác phẩm bị đánh cắp ý tưỏng.
Trong thời gian trở lại đây có nhiều tác giả kiện các cá nhân, tổ chức vi phạm bản quyền trong đỏ có vụ kiện của gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái đổi với rnột công ty chuyên bán đấu giá tranh của Anh, nhưng không thấy vai ừò của Hội Mỳ thuật Việt Nam. Trả lời câu hỏi của các đại biểu tại hội thảo, họa sĩ Trần Khánh Chương chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết “Trong vụ kiện của họa sĩ Bùi Xuân Phái tôi chỉ nghe các đồng nghiệp kể
chứ chẳng nhận được một văn bản nào từ gia đình họa sĩ. Cũng nói thêm rằng trong vụ kiện này hội cũng đã nhận được nhiều thông tin của các họa sĩ Việt Nam ở nước ngoài khẳng định công ty bán đấu giá này thường xuyên bán tranh giả. Nhưng chúng ta không có kinh nghiệm khiếu kiện, nên thua kiện thì hội lấy tiền đâu để bồi thường”.
Một câu hỏi nữa đặt ra là việc các họa sĩ không biết kêu ai khi phát hiện trang mình bị sao chép. Họa sĩ Nguyễn Trọng Dũng, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP. Đà Nằng nói : “Khi nghe anh em họa sĩ báo cáo khi tranh của minh bị sao chép nhưng hội không có quyền tới đó kiểm tra, xử phạt, việc đó là ngành vãn hóa đảm nhận”. Nhưng việc kiểm tra cũng rất phức tạp, nhiều lúc ngành văn hóa lại chỉ sang PA25, lãnh đạo địa phương...khiến giới nghệ sĩ rất ngại tổ cáo.
Nhà phê bình mỹ thuật kiêm ủy viên Ban kiểm tra Hội Mỹ thuật Việt Nam Lê Quốc Bảo chua xót hơn : “Thời gian qua chúng tôi đã nhận một sổ đơn khiếu kiện về bản quyền tác giả của các hội viên nhưng chúng tôi cảm thấy không hội đủ tư cách để giải quyết, đúng hơn là không đủ thẩm quyền xử lý vì chức năng chítih của chúng tôi nói riêng và của Hội Mỹ thuật Việt Nam nói chung là chỉ vận động các hội viên, tác giả sáng tác tác phẩm”
Theo ông Bảo, ngay cả Cục Mỹ thuật - nhiếp ảnh và triển lãm (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cũng không đủ chức năng này, họ là cơ quan chỉ đủ thẩm quyền đưa ra các văn bản, quy chế triển lãm, xây dựng tượng đài...có chăng thì chỉ biết đóng góp ý kiến cho Cục bản quyền tác giả.
Tại hội ứiảo nhiều đại biểu yêu cầu Hội Mỹ thuật Việt Nam sớm thành lập Hiệp hội bảo vệ bản quyền tác giả mỹ thuật và cơ quan kiểm định mỹ thuật để là nơi đứng ra bảo vệ quyền lợi và giám định ửiật giả các tảc phẩm khi có trang chấp. Nhưng theo lý giải của họa sĩ Trần Khánh Chương, việc không thành lập được Hiệp hội bản quyền mỹ thuật là vì không có kinh phí
Khóa luận tốt nghiệp_________________ Đặng Thị Lẽ
thu chi trong hoạt động : “Một bức tranh bị sao chép, bị nhái lại chúng ta thu về thì có bán được không. Việc thu phí bản quyền là rất ít nên thử hỏi kinh phí đâu để hoạt động”.
Thực tế hiện nay các tác phẩm vi phạm ra đời tràn lan, thậiĩi chí còn nhiều hon gấp mấy lần so với tác phẩm thật, các chủ vi phạm cứ hiên ngang mà xuất bản như : Tranh ký tên Bùi Xuân Phái hay Nguyễn Tư Nghiêm trên thị trường nhiều gấp 3 - 4 lần số tranh đích thực do hai họa sĩ này vẽ. Điều này cho thấy, việc bảo hộ bản quyền trong lĩnh vực này còn quá mới và xa lạ so mặc dù các điều luật bảo hộ đã được ra đời.
• Nguyên nhân sự gia tăng tình trạng vi phạm bản quyền mỹ thuật ở
nước ta hiện nay.
- Do chưa có bộ luật nào về hoạt động thương mại và bản quyền nghệ thuật, các quy chế thì thường lạc hậu so với thực tế và các ít hiệu qưả hơn, hơn nữa quy chế lại do những người không mấy hiểu biết về quản trị kinh doanh nghệ thuật soạn thảo và cố vấn. Có thể người soạn thảo là họa sĩ nhưng họ không hề được đào tạo về quản trị kinh doanh nghệ thuật.
- Mặt khác, đo quản lý thưong mại xã hội có xu hướng đánh giá thấp vấn để kinh doanh nghệ thuật coi đó chỉ như thương mại thông thường.
- Sổ sinh viên và thợ vẽ thất nghiệp, sẵn sàng đi làm thuê.
- Chưa có Hội đồng để bảo vệ bản quyền mỹ thuật và kiểm tra chất lượng nghệ thuật, không có phương tiện khoa học phục vụ cho việc này, không có hệ thống nghiên cứu chuyên nghiệp. Ví dụ, như ở góc độ nhà nước không có nghiên cứu chuyên biệt nào về các danh họa Việt Nam, họ sống thế nào, vẽ bao nhiêu tranh, ai sưu tập, ai sở hữu, các đặc điểm nhận dạng phong cách, tranh của họ đang luân chuyển trên thị trưÒTig thế nào...Thậm chí các cuốn sách tạm gọi là tốt về Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân
Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Lê
Phái...lại do tư nhân biên soạn xuất bản. Nền tảng của việc xác định bản quyền phụ thuộc vào hệ thống nghiên cứu, nếu nghiên cửu không tốt, nguồn tư liệu không xác định cơ bản thì coi như hiệu lực bảo vệ bản quyền ngày càng nan giải.
• Việc vi phạm bản quyền mỹ thuật hiện nay có những biểu hiện
- Sao chép lại những tác phẩm hội họa và điêu khắc ở mức độ làm giả nhưng coi như bán bản thật. Tác phẩm của tất cả những danh họa Việt Nam đã chết hay còn sổng đều có thể bị lợi dụng. Thực hiện là các gallery, các nhà sưu tập tham gia vào kinh doanh không chính thức. Trong đó họa sĩ Bùi Xuân Phái bị xâm phạm nhiều nhất, đến mức độ hiện nay hầu như không thể xác định được đâu là tranh giả và tranh thật của họa sĩ Bùi Xuân phái.
- Sao chép tranh tự do ở rất nhiều của hàng trong các thành phố, chủ yếu là Hà Nội và TP.HCM. Đối tượng là tác phẩm tất cả các danh họa trong và ngoài nước có thể và bản với giá rất rẻ, chừng vài trăm nghìn một bức.
- Dùng kí họa cùa họa sĩ chuyển thể thành mọi chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa...đặc biệt là các tác phẩm của Dương Bích Liên. Thậm chí còn sáng tác ra kí họa.
- Sử dụng các tác phẩm của nghệ sĩ đưa vào ứiiết kế (design), với mục đích kinh doanh nhưng không trả nhuận bút và không xin phép tác giả.
- Thỏa mái vẽ theo một phong cách đang bán chạy, với bổ cục khác và kí tên trực tiếp người vẽ. Nghĩa là bẳt trước phong cách trắng trợn vào mục đích kinh doanh. Ví dụ họa sĩ A bắt chước lối vẽ tả thực y hệt của Đồ Quang Em.
- Xuất hiện họa sĩ ảo. Thậm chí cũng trưng bày, tặng hoa...Tức là tranh do một xưởng, nhiều người vẽ từng công đoạn và lấy một cái tên nào đó (cũng có thể là một người thật tên thật, nhưng lại không phải người tham gia vẽ),
Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Lê
Hoặc một họa sĩ chuyên vẽ thuê, nay vẽ theo phong cách biểu hiện ỉấy tên A, mai vẽ theo phong cách lấy tên B. Còn triển lãm thế nào, đặt tên tác giả là gì do chủ gallery quyết định.
2.6 Vi phạm bản quyền băng đĩa
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ giải trí, khi thiết bị nghe nhìn ngày càng hiện đại và nhu cầu thưởng thức được nâng cao, nhờ vậy mành đất sống của đĩa lậu liên tục được mở rộng .
Vi phạm dễ nhận thấy ở Việt Nam đó là tình trạng sao chép và buôn bán băng đĩa lậu. Các sản phẩm vi phạm bản quyền này được bày bán công khai tràn lan trên khắp các phố lớn nhỏ từ Hà Nội đến TP.HCM . ở Hà Nội các phố nổi tiếng bán các loại đĩa phim là khu phố cổ như Đinh Liệt, Hàng Bạc. Bất kể những phim nào mới nhất của Holyvvood mới ra, thậm chí chưa có DVD ở Mỹ thì khách hàng cũng có thể tìm thấy ở các cửa hàng băng đĩa này. Giá của một đĩa DVD giá rất rẻ, chỉ khoảng trên dưới một đô la 1 đĩa. Thậm chí bao bí rất đẹp và bắt mắt. Mặc dù chất lượng của các băng đĩa này phần ỉớn không tốt, nhưng sổ lượng Idiách hàng vẫn tấp nập.
Điã lậu không những chỉ được bày bán trong các cửa hàng mà còn được rao bán công khai ngoài đường. Các bàn lậu này đến từ hai nguồn :
> Nguồn sản xuất trong nước > Nguồn nhập từ Trung Quốc.
Theo luật sư Nguyễn Việt Sơn cho biết nguồn nhập từ Trung Quốc thường là các nhà máy chuyên sàn xuẩt đĩa lậu tại nước này. Có những nhà máy có thể gia công hàng trăm ngàn đĩa một ngày, chất lưọTíg gia công ờ mức độ tinh vi rất cao, nhìn bề ngoài từ vỏ hộp đến đĩa không khác gì so với đĩa gốc.
Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Lẽ
Sự phát triển của internet và khoa học công nghệ là một ỉọfi thế cho những cơ sờ chuyên sang in băng đĩa lậu trong nước. Có hai cách in sang phim :
> Thứ nhất, tải phim về từ internet, lưu trữ trên máy tính, sau đó biên tập lại và cho in sang hàng loạt.
> Thứ hai, lấy 1 đĩa gốc và cho copy với số lượng lớn
Mới đây đoàn kiểm tra chuyên ngành văn hóa đã thu giữ 100 bao tải với hàng trăm ngàn đỉa VD, VCD, DVD in sang iậu tại khu vực chợ Nhật Tảo, TP.HCM. Việc sao chép và bán lậu các đĩa ca nhạc, phim...mang lại lợi nhuận lớn cho những kẻ làm ỉậu và gây thiệt hại không nhỏ cho những người sản xuất chân chính, đặc biệt là những người sáng tạo. Chứứi vì thế mà không ít ca sĩ ở Việt Nam đã nói rằng “Khi họ ra CD họ thường không quan tâm đến lỗ lãi, mà chỉ đơn giản là muốn làm một điều gì đó cho riêng mình, bởi vì nếu ra album mà tính đến chuyện làm kinh tế thì không bao giờ có được album mới”.
Tại Hà Nội có hàng trăm cửa hàng cho ứiuê băng đĩa nhạc, phim ảnh và không thể tíiống kê hết được trong số đó có bao nhiêu nơi kinh doanh đĩa vi phạm bản quyền (đĩa lậu). Kể từ khi Việt Nam tham gia công ước Beme, tình trạng xâm phạm bản quyền đã có đấu hiệu giảm đáng kể. Tuy rửiiên, vẫn còn nhiều tồn tại đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật.
Mức giá chung mà hầu hết các cửa hàng đưa ra là khoảng 15.000đ/l đĩa DVD, 7.000 - 9.000đ/lVCD, CD. Trong khi đó giá đĩa gốc đắt hơn rất nhiều, dao động từ 3 USD cho tới 30 USD/ 1 DVD, từ đó chứng tỏ đây là các sản phẩm sao chép lậu,
về hình thúc, do công nghệ in ấn bao bì đã khá tiến bộ nên bìa đĩa lậu cúiìg khá bắt mắt, hình ảnh sắc nét, Tuy nhiên, nhân bên trong vẫn in lem nhem, và thường chỉ có 1 màu, ngay cả chất liệu chế tạo đĩa cũng khá kém,
Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Lê
Tuy nhiên, việc để đĩa lậu tràn lan công khai cũng gây nên nhiều hệ lụy : - Tác quyền bị vi phạm, gây mất công bàng thiệt thòi cho tác giả, những người sản xuất chân chính
- Chất lượng sản phẩm thấp nên khách hàng chịu thiệt
- Xuất hiện nhiều sản phẩm bạo lực, đồi trụy không được kiểm duyệt.
Để đối phó với nạn hàng lậu như hiện nay đã có một số cách làm như : phát hành loại đĩa chổng sao chép, dán tem đĩa, tăng cường thanh kiểm tra, giảm giá bán đĩa. Có thể nói là nhiều nỗ lực đã đuợc đưa ra, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao và đĩa lậu vẫn còn là một bài toán nan giải.
Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Lê
CHƯƠNG 3
MỘT SÓ NHẬN XÉT VÀ KIÉN NGHỊ NHẰM BẢO HỘ BẢN QUYỀN ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Nhận xét
Từ thực trạng bàn quyền nêu trên, chúng ta đă có cái nhìn rõ hơn về tình hình vi phạm bản quyền trong giai đoạn hiện nay. Việc gia nhập Công ước Beme đã có đóng góp tích cực cho thấy Việt Nam đang quan tâm tới vấn đề bản quyền, quyền lợi của các tác giả - những người sáng tạo ra tác phẩm và những chủ sở hữu tác phẩm, Việt Nam cũng đang có những cố gắng nhằm bảo vệ cũng như nâng cao việc bảo hộ bản quyền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vi phạm bản quyền ở nước ta vẫn đang trong tình trạng phức tạp, gây ra nhiều trang cãi, bức xúc trong xã hội. Từ thực trạng nêu ở chưoTig 2, chúng ta có thể đưa ra những nhận xét cụ thể về tình trạng vi phạm bản quyền hiện nay.
3.1.1. Những m ặt đã đạt đưực
- Bảo hộ bản quyền nước ta đang được chú trọng thông qua việc nuớc ta đã đã tham gia một sổ điều ước quốc tế và hiệp định song phương về quyền tác giả, ví dụ như với Hoa Kỳ, Thái Lan, Trung Quốc. Đó là những cơ hội cho việc bảo hộ các tác phẩm Việt Nam trên phạm vi thế giới, đồng thời đảm bảo cho sự thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam với môi trường an toàn hcm.
- Hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ về bản quyền đang dần được quan tâm và đã có những cổ gắng tích cực cho sự hoàn thiện, được bổ sung sửa đổi thường xuyên, cùng với sự ra đời của các luật chuyên ngành như Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Di sản văn hóa, Luật Điện ảnh, Pháp lệnh
Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Lê
Quảng cáo và Pháp lệnh Thư viện có các quy định liên quan tới bản quyền, phù hợp với từng ngành.
Tại Kỳ họp thứ 5, Khóa XIỈ Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 -1-2010. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã giải quyết được các vấn đề bất cập về pháp luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Việc sửa đổi và bổ sung lần này đáp ứng các yêu cầu phát sinh của thực tiền, thỏa mãn các nội dung của các điều ước quổc tế mà nước ta đã tham gia, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích họp pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam bình đẳng với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ của các nước thành viên các điều ước quốc tế về sờ hữu ưí tuệ.
Trong năm 2009, một số văn bản pháp luật về xử phạt hành chính và hình sự các vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan cũng được ban hành: Nghị