Mặc dù chưa có mô hình KCNST trên thực tế, Việt Nam cũng đã có những chiến lược nghiên cứu và xây dựng những mô hình KCNST trong tương lai.
a. Xây dựng KCX Linh Trung thành KCNST [12]
Ngày 26-7/2006, tại hội thảo “Xây dựng mô hình KCNST: Nghiên cứu điển hình tại Khu Chế xuất (KCX) Linh Trung 1” do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với Trường ĐH Văn Lang tổ chức, hơn 60 đại biểu đến từ các KCN-KCX, các nhà khoa học về môi trường và kinh tế của TP.HCM đều đồng ý với việc xây dựng KCX Linh Trung thành KCN sinh thái.
Theo đó, KCN sinh thái khác với mô hình công nghiệp truyền thống là chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác, giảm thiểu và ngăn chặn ô nhiễm môi trường. KCX Linh Trung là dự án liên doanh giữa VN và Trung Quốc, có 33
chất thải 3 chất thải 2 chất thải1 chất thải 4 chất thải 5 Hệ thống xử lí
Môi trường Nhà máy.
Nguyên liệu Nhiên liệu
nhà máy, 2 ngân hàng trên diện tích 62 ha, hiện có 2 công ty trao đổi phế liệu với nhau và 13 công ty khác thực hiện trao đổi chất thải với cơ sở tái sinh tái chế...Lộ trình thực hiện KCX Linh Trung thành KCN sinh thái cần thời gian là 5 năm cho những công đoạn chuyển đổi, lập bộ máy và vận động các nhà đầu tư ủng hộ.
Hình 4. Khu chế xuất Linh Trung b. Tổ chức đào tạo về phát triển KCNST
Trong 2 ngày từ 18 - 19/3/2004, Bộ Công nghiệp, Tổng Công ty Dệt - May và Chương trình Môi trường Mỹ - á tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức khóa đào tạo về Phát triển KCNST (EID). Tại khóa học này, các học viên dược giới thiệu về: Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp Dệt - May phố Nối; ứng dụng phương pháp phân tích lợi nhuận/chi phí trong EID
c. KCN Biên Hòa (Đồng Nai) – tiềm năng hình thành KCNST [13],[14] Trong những khu công nghiệp (KCN) đã phát triển ở nước ta, KCN Biên Hòa 1 là khu công nghiệp ra đời sớm nhất (1963), tập hợp nhiều cơ sở sản xuất, cung cấp cho thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau và góp phần đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, KCN Biên Hòa 1 đã có 88 cơ sở sản xuất đi vào hoạt động. Nếu phân
loại theo loại hình công nghiệp, các cơ sở sản xuất này tập trung vào 8 loại hình chính sau: Công nghiệp hóa chất và liên quan đến hóa chất; Công nghiệp cơ khí luyện kim và gia công các loại vật liệu kim loại; Công nghiệp vật liệu xây dựng; Công nghiệp chế biến cao su và giả da; Công nghiệp chế biến giấy và gỗ; Công nghiệp may mặc, vải sợi; Công nghiệp điện và điện tử; Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và thức ăn gia súc.
Hình 5. Khu công nghiệp Biên Hoà
Mỗi ngành công nghiệp, mỗi cơ sở sản xuất sẽ phát sinh các loại chất thải (rắn, lỏng, khí) khác nhau. Khả năng tái sinh, tái chế, tái sử dụng mỗi loại chất thải này tùy thuộc vào đặc tính của chất thải và hàm lượng những thành phần có giá trị còn lại trong chất thải. Mặc dù chưa có tính hệ thống, nhưng thực tế hoạt động tái sử dụng, tái sinh, tái chế chất thải tự phát tại từng nhà máy vẫn là những bằng chứng có tính thuyết phục cao về khả năng thực hiện "Chương trình trao đổi chất thải công nghiệp" tại KCN này
Kết quả khảo sát trên 53 cơ sở sản xuất có phát sinh CTRCN tại KCN Biên Hòa 1 cho thấy:
- 14 cơ sở tái sử dụng phế phẩm, phế liệu trong chính dây chuyền công nghệ sản xuất của cơ sở mình. Các loại phế phẩm có thể tái sử dụng tại cơ sở sản xuất thường tập trung vào các loại phế liệu kim loại (sắt, thép, đồng, nhôm), phoi kim loại, vụn thủy tinh, nhựa phế phẩm, bao bì giấy phế thải và bột giấy thu hồi. Bên cạnh đó, mật rỉ từ Công ty Đường Biên Hòa và rẻo từ công đoạn cắt thẻ của Xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai cũng được thu hồi tái chế.
- 5 cơ sở đã có hoạt động trao đổi chất thải với nhau. Dây đồng và nhựa phế phẩm của Xí nghiệp Dây đồng Long Biên được trao đổi với Công ty CFT và Xí nghiệp Cơ điện 2. Sắt thép, phế liệu và phoi kim loại của Công ty Thiết bị Điện được trao đổi với Nhà máy Luyện thép VICASA.
Mặc dù hiện tại chưa có hình thức tái sử dụng nước thải sản xuất của các nhà máy trong KCN Biên Hòa 1, nhưng điều này không hoàn toàn đồng nghĩa với "không có khả năng thực hiện được". Một trong những phương án khả thi, thực tế đã được áp dụng tại KCN Biên Hòa 2, là tái sử dụng nước thải sau xử lý làm nước tưới cây trong khuôn viên nhà máy và khu công nghiệp. Như vậy, với tổng diện tích 335 ha, trong đó diện tích trồng cây xanh của toàn KCN Biên Hòa 1 chiếm 25%, tiêu chuẩn nước tưới cây 0,5l/m2/ngày, lượng nước thải tái sử dụng được vào khoảng 420m3/ngày. Trong trường hợp này, "quá trình trao đổi chất thải công nghiệp" không phải xảy ra giữa các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, mà giữa cơ sở sản xuất hay khu công nghiệp với môi trường tự nhiên.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Trong tình hình hiện nay, các mô hình KCN truyền thống đã bộc lộ những hạn chế nhất định xét từ góc độ môi trường cũng như hiệu quả kinh tế. Đồng thời, mô hình KCNST ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế bền vững mà còn là công cụ bảo vệ môi trường hữu hiệu mang tính toàn cầu. Vì vậy, xây dựng KCNST là nhiệm vụ quan trọng trong việc hướng đến một nền CNST. Trong đó, cần chú ý:
-Tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ tại nhà máy, với các nhà máy khác và hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; xử lý chất thải tập trung.
- Tạo các sản phẩm thân thiện với môi trường (sản phẩm sạch), dễ sử dụng, dễ phân hủy trong điều kiện tự nhiên
- Các loại hình công nghiệp phát triển trong KCN được quy hoạch theo định hướng bảo vệ môi trường của KCNST.
- Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân cư,...) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất thải).
- Cải thiện môi trường làm việc ở các KCN và các khu vực lân cận. Việt Nam với nhiều tiềm năng sẵn có, thuận lợi cho việc xây dựng một nền công nghiệp sinh thái. Chúng ta cần phải nắm bắt cơ hội và tạo mọi điều kiện để phát triển nền công nghiệp sinh thái để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp và tránh những tác hại về môi trường như hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sinh thái phát triển; 1998,NXB ĐHQG Hà Nội.
[2]http://www.bourbonanhoa.com.vn/vi-vn/zone/127/news/266-du-an-khu- cong-nghiep-sinh-thai-bourbon-anhoa.html [3]http://www.dhdlvanlang.edu.vn/Thuvien/chuyennganh/cnmt/bc1/bc15. htm [4] http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_sinh_th%C3%A1i [5] http://vienkhcnmt.hut.edu.vn [6]http://bmktcn.com/index.php? Itemid=49&id=68&option=com_content&task=view [7] http://www.ngoinhachung.net/diendan/showthread.php?t=31208 [8]http://www.yeumoitruong.com/forum/showthread.php?t=8140 [9]http://moitruong.xaydung.gov.vn/moitruong/module/news/viewcontent.as p?ID=751&langid=1 [10]http://www.scribd.com/doc/24002152/do-an-chat-thai-ran [11]http://vst.vista.gov.vn/home/item_view? objectPath=home/database/an_pham_dien_tu/MagazineName.2004-06- 01.4343/2006/2006_00017/MItem.2006-09-18.5720/MArticle.2006-09- 18.5752 [12]http://www.saigonhouses.com/index.php? rq=project&mrq=detail&prjID=171&prjcat=5 [13]http://www.sonadezi.com.vn/sanpham/khu_cn_dancu/ban_do_kcn/kcnbi enhoaI/IndustrialZone_view [14]http://www.dongnai.gov.vn/doanh- nghiep/cackhu_congnghiep/KCN_BH1/trang_dan