Chuẩn bị dung dịch

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng ức chế của một số dịch chiết được chiết xuất từ thực vật tự nhiên ở việt nam đối với quá trình ăn mòn thép trong môi trường axit (Trang 29)

Trong nghiên cứu sử dụng các dung dịch HCl 1N khi thêm dịch chiết và tinh dầu với các nồng độ là 1, 2 và 3g/l. Riêng Urotropin dùng với các nồng độ từ 1 đến 4 g/l vì Urotropin là chất ức chế phổ biến trong công nghiệp mà nồng độ khuyên dùng là 3,5g/l.

Các dịch chiết nghiên cứu gồm:

- Dịch chiết vỏ bưởi năm roi (tự chiết) - Dịch chiết vỏ cam (tự chiết)

- Tinh dầu cam (mua) - Tinh dầu tiêu đen (mua). Cách pha dung dịch:

- Dung dịch axit: Dung dịch axit HCl 1N được pha từ dung dịch axit HCl đặc 36 - 38%, d=1,18g/l.

- Dung dịch axit có Urotropin: Pha các dung dịch axit HCl 1N có chứa Urotropin với các nồng độ 1g/l, 2g/l, 3g/l và 4g/l. Các dung dịch có nồng độ thấp hơn thì được pha loãng từ dung dịch có 4g/l Urotropin bằng cách bổ sung axit HCl 1N. Dung dịch HCl 1N có 4g/l Urotropin được pha từ dung dịch axit HCl 1N, cân và tính toán để pha dung dịch axit có nồng độ Urotropin là 4g/l, sau đó đổ vào bình định mức và định mức tới vạch.

- Dung dịch axit có tinh dầu và dịch chiết: Từ dung dịch axit HCl 1N, cân và tính toán để pha dung dịch axit có chứa dịch chiết với nồng độ 3g/l, sau đó đổ vào bình định mức và định mức tới vạch. Với các dung dịch với nồng độ 1g/l và 2g/l thì được pha loãng từ dung dịch có chứa dịch chiết với nồng độ 3g/l bằng cách bổ xung thêm axit HCl 1N để đạt nồng độ mong muốn.

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng ức chế của một số dịch chiết được chiết xuất từ thực vật tự nhiên ở việt nam đối với quá trình ăn mòn thép trong môi trường axit (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w