I. Nêu và phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về con người và con người xã hội chủ nghĩa ?
2. Nguồn lực con người là gì? Vai trò, vị trí nguồn lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội?
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội?
+ Nguồn lực tự nhiên
+ Nguồn lực khoa học - công nghệ + Nguồn lực tài chính
+ Nguồn lực từ nước ngoài + Nguồn lực con người
Trong tất cả các nguồn lực nói trên thì nguồn lực con người là cơ bản nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác muốn khai thác có hiệu quả đều phải phụ thuộc vào trình độ năng lực của con người và một khi đã đưa vào khai thác sử dụng thì ngày càng hao hụt cạn kiệt. Nhưng nguồn lực con người đặc biệt là trí tuệ càng khai thác thì càng phát triển. Theo số liệu khảo sát, con người có khoảng 15 tỷ noron thần kinh, trong suốt cuộc đời của một con người chỉ mới sử dụng khỏang 2%, số còn lại đang ở dạng tiềm năng, vì vậy trong thế kỷ 21 con người đang là đối tượng khai thác của chúnh mình.
+ Nguồn nhân lực về xã hội, tức là nói về chế độ chính trị và môi trường xã hội nơi con người sinh sống. Nếu môi trường thuận lợi thì con người sẽ phát huy được năng lực ở mức độ tối đa; ngược sẽ bị kiềm hãm. Vì vậy, việc đề ra những giải pháp nhằm để phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi con người nó vừa là một giải pháp cơ bản, lâu dài vừa là giải pháp có ý nghĩa tình thế.
+ Nguồn nhân lực cũng là nói về qui mô dân số. Dân số già hay trẻ, ít hay nhiều, cơ cấu độ tuổi, sự tiếp nối nhau giữa các thế hệ, giới tính, sự phân bố dân cư giữa các vùng, các miền của đất nước, giữa các ngành kinh tế, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Nguồn lực con người còn là sự bao hàm cả về thể lực, trí tụê, tay nghề, trình độ năng lực quản lý, mức độ thành thạo trong công việc, phẩm chất đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, ý thức chính trị… Trong các yếu tố trên thì phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn, tay nghề là quan trọng nhất. Nó nói lên mức trưởng thành của con người, nhân cách, lối sống, xã hội. Vì vậy, xã hội muốn phát triển nhanh bền vững thì phải quan tâm đến đào tạo nguồn lực con người. Vậy, nguồn lực con người là gì?
- Theo ngân hàng thế giới: Nguồn lực con người là toàn bộ vốn người, bao gồm cả thể lực, trí lực kỹ năng, nghề nghiệp v. v…mà mỗi cá nhân sở hữu và có thể huy động được vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay trong một hoạt động nào đó…
Từ khái niệm trên chúng ta có thể hiểu: nguồn lực con người là bao gồm tất cả các yếu tố như là về thể chất, ý thức chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn và vị thế xã hội, v. v…Nó tạo nên năng lực của mỗi con người và được huy động, được tập hợp lại thành một sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng, dân tộc vào việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: người lao động trong mọi thời đại đều là chủ thể trong lao động sản xuất, đặc biệt là trong chủ nghĩa xã hội, họ phải là người được làm chủ những tư liệu sản xuất và phải được đào tạo có bài bản kiến thức chuyên môn, quản lý kinh tế thì mới có đủ trình độ để khai thác tiềm năng tài nguyên có hiệu quả.
b. Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị:
Khi bàn về xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Bác Hồ đã nói “chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân làm chủ xã hội bằng việc chính họ là người lựa chọn, đề cử những người có đủ đức, đủ tài giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan chính quyền các cấp, đó phải là những người giỏi về lý luận, sâu sát với cơ sở, hiểu biết thực tiễn, thấy được trách nhiệm của mình đối với nhân dân, hết lòng vì nhân dân và thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân thì việc gì khó khăn mấy dân cũng làm được”.
c.Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hoá:
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin quan niệm, quần chúng lao động là người đã góp phần xây dựng sáng tạo lên những công trình văn hoá, các tác phẩm nghệ thuật. Do đó, dưới chủ nghĩa xã hội vai trò ấy lại càng được nâng cao, cũng như tạo điều kiện để quần chúng biết thưởng thức, bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc và biết tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật quốc tế, loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giàu cho nền văn hoá dân tộc mình, làm cho đời sống tinh thần cá nhân thêm phong phú.
d. Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực xã hội:
Những vấn đề xã hội bao gồm: việc làm, công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, v. v… Muốn giải quyết những vấn đề này cần phải có sự quan tâm của toàn xã hội.
Tóm lại, nguồn nhân lực không khai thác, không phát huy được là lãng phí lớn nhất. Đặc biệt là đối với đội ngũ tri thức càng hoạt động, càng nghiên cứu, càng làm việc thì trí tuệ của họ càng phong phú, nhạy bén sâu sắc. Nước ta đang còn là một nước nghèo, kinh tế kém phát triển, thì việc phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước càng trở nên quan trọng.