Xuất giả pháp chữ ký số cho trang thông tin điện tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo mật hệ thống thông tin và đề xuất giải pháp bảo mật cho hệ thống thông tin thư viện của trường đại học tài nguyên môi trường hà nội (Trang 68)

Mô hình chứng thực quốc gia:

Mô hình chứng thực quốc gia gồm 2 khu vực: Khu vực công cộng và khu vực chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Khu vực công cộng cung cấp dịch vụ chứng thực cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng. Khu vực chuyên dùng cung cấp các dịch vụ cho các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.[5]

Theo điều 6 nghị định 26/2007/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý về dịch vụ chứng thực chữ ký số, Bộ Bƣu chính, Viễn thông ( nay là Bộ Thông Tin Truyền Thông) thành lập và duy trì hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia. Tổ chức chứng thực chữ ký số quốc gia là duy nhất và cung cấp dịch vụ chứng thực cho các tổ chức chứng thực chữ ký số công cộng. Ban Cơ yếu Chính phủ thành lập và duy trì hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.

Tổ chức chứng thực chuyên dùng:

Tổ chức chứng thực chuyên dùng là tổ chức cung cấp các dịch vụ chứng thực cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có cùng tính chất hoạt động hoặc mục

đích công việc và đƣợc liên kết với nhau thông qua điều lệ hoạt động hoặc văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ cấu tổ chức chung hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung. Hoạt động của tổ chức chứng thực chuyên dùng nhằm phục vụ nhu cầu giao dịch nội bộ và không nhằm mục đích kinh doanh.

Trung tâm chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ - Ban Cơ yếu Chính phủ là một tổ chức chứng thực chuyên dùng có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ nền tảng nhằm đảm bảo an toàn cho các giao dịch trên mạng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.

Các dịch vụ cung cấp trong hệ thống chứng thực chuyên dùng Chính phủ gồm:

- Công bố thông tin về hệ thống chứng thực - Nhóm dịch vụ chứng thƣ số

- Cấp mới, cấp lại, thu hồi chứng thƣ số.

- Duy trì CSDL chứng thƣ số và danh sách chứng thƣ số đã thu hồi - Dịch vụ chứng thực chữ ký số

- Hỗ trợ tạo chữ ký số

- Kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số - Dịch vụ thời gian

- Cung cấp thời gian đồng bộ tới các máy

- Cung cấp tem (nhãn, dấu) thời gian cho các giao dịch

Quy trình cấp chứng thƣ số: - Lập danh sách thuê bao

Đối tƣợng cấp chứng thƣ số đƣợc gọi là thuê bao. Thuê bao đề nghị cấp chứng thƣ số phải là tổ chức hoặc cá nhân thuộc hệ thống chính trị. Thuê bao gửi đề nghị cấp chứng thƣ số đến ngƣời có trách nhiệm quản lý thuê bao.

Ngƣời có trách nhiệm quản lý thuê bao là ngƣời đứng đầu các cơ quan. Ngƣời có trách nhiệm quản lý thuê bao căn cứ yêu cầu đảm bảo an toàn và

xác minh thông tin trong giao dịch điện tử phục vụ nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức mình, xét duyệt và lập danh sách thuê bao đề nghị cấp chứng thƣ số.

- Gửi yêu cầu cấp phát chứng thƣ số

Danh sách các thuê bao đề nghị cấp chứng thƣ số đƣợc gửi tới Cơ quan tiếp nhận yêu cầu chứng thực - Cục Cơ yếu 893 – Ban Cơ yếu Chính phủ (địa chỉ: 60 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Email: c893@ca.gov.vn).

Sau khi nhận đƣợc đề nghị cấp chứng thƣ số, Cơ quan tiếp nhận yêu cầu chứng thực kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ thì lập danh sách đề nghị cấp chứng thƣ số gửi về Trung tâm chứng thực chuyên dùng Chính phủ - Ban Cơ yếu Chính phủ.

- Phát hành chứng thƣ số

Ngay sau khi nhận đƣợc danh sách đề nghị cấp chứng thƣ số của Cơ quan tiếp nhận yêu cầu chứng thực, Trung tâm chức chứng chuyên dùng Chính phủ tạo chứng thƣ số cho thuê bao.

- Chuyển giao chứng thƣ số tới thuê bao

Trung tâm chứng thực chuyên dùng Chính phủ chuyển giao chứng thƣ số cho Cơ quan tiếp nhận yêu cầu chứng thực để chuyển giao cho Ngƣời có trách nhiệm quản lý thuê bao. Ngƣời có trách nhiệm quản lý thuê bao bàn giao chứng thƣ số tới thuê bao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo mật hệ thống thông tin và đề xuất giải pháp bảo mật cho hệ thống thông tin thư viện của trường đại học tài nguyên môi trường hà nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)