Chuyển hoá các chất sinh năng lượng trong
SỰ ĐIỀU NHIỆT CƠ THỂ
Có 2 cơ chế điều nhiệt:
Cơ chế “ hóa học” : Tăng hoặc giảm quá
trình phân giải các chất sinh năng lượng trong cơ thể ....
Cơ chế “ lý học” : Co hoặc giãn nở mạch
ngoại vi, toát và bay hơi mồ hôi. Tần số mạch tăng khi chống nóng...
• Người thấy dễ chịu khi nhiệt độ ngoài mặt cơ thể (bề mặt da) < 33o C.
MẤT NHIỆT TRONG ĐIỀU KIỆN QUÁ NÓNG QUÁ NÓNG
Khi nhiệt độ không khí > 33o C thì sự mất nhiệt của
cơ thể chủ yếu bằng cách toát và bay hơi mồ hôi. Sự bay hơi mồ hôi phụ thuộc vào độ ẩm không khí và sự chuyển động của không khí.
Sự chuyển động của không khí sẽ đẩy đi lớp không khí xung quanh da chứa nhiều hơi nước, và thay vào đó lớp không khí mới, ít hơi nước hơn, và sẽ làm tăng quá trình bay hơi mồ hôi. Trong trường hợp quá nóng, sự chuyển động của không khí là yếu tố quan trọng làm giảm tác động không tốt của nhiệt độ cao lên cơ thể.
MẤT NHIỆT TRONG ĐIỀU KIỆN LẠNH LẠNH
Khi nhiệt độ không khí < 15o C, sự mất
nhiệt của cơ thể sẽ tăng do tăng quá trình phát nhiệt. Sự chuyển động của không khí tăng và độ ẩm không khí cao càng làm tăng sự mất nhiệt của cơ thể. Nếu quần áo thích hợp (cách nhiệt tốt) và ăn uống đầy đủ thì cơ thể sẽ chống rét tốt.
Chuyển biến của quá trình điều nhiệt: Các yếu
tố: nhiệt độ, độ ẩm của không khí, bức xạ mặt trời, sự chuyển động của không khí đều góp phần tác động lên cơ thể; cơ thể tìm mọi cách điều nhiệt để hằng định thân nhiệt, nhưng sự điều nhiệt của cơ thể chỉ có thể thực hiện được trong những điều kiện nhất định của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong, khi cơ thể không thể điều nhiệt được nữa thì thân nhiệt sẽ bị thay đổi: tăng hoặc giảm, và sẽ rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng...