như sau:
-Phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo; củng cố kinh tế
tập thể; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm.
-Tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao
sức cạnh tranh. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. Đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm;
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất
khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
-Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ, tăng tiềm lực và khả năng tài chính
quốc gia, thực hành triệt để tiết kiệm; tăng tỷ lệ chi ngân sách dành cho đầu tư phát triển; duy trì ổn định các cân đối vĩ mô; phát triển thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
ĐẠI HỘI X
- Mục tiêu tổng quát: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển,. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
- Các nhiệm vụ
(1) Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
(2) Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ các loại thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta.
(3) Tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Tổng sản phẩm trong nước năm sau cao hơn năm trước, bình quâ trong 5 năm 2001 – 2005 là 7,51%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có bước tiến mới rất quan trọng.
Những thành tựu 20 năm đổi mới (1986 – 2006) làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều so với trước. Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hoà bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh hơn.
Câu 14:
Vì chức năng cơ bản, quan trọng nhất của triết học là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận, nên để hiểu được sự khác nhau giữa nguyên tắc tiếp cận của 2 chức năng trên ta cần hiểu thế nào là thế giới quan và thế nào là Phương pháp luận?
Thế giới quan là quan niệm của con người trong thế giới, chức năng thế giới quan thể hiện ở việc xây dựng quan niệm đúng đắn về thế giới
Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực, là hệ thống những quan điểm những nguyên tắc chỉ đạo chủ thể trong việc xây dựng PP và khả năng áp dụng chúng 1 cách hiệu quả
Sự khác nhau giữa 2 cách tiếp cận:
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều có sự kiện và hình ảnh thể hiện ngay bên bề ngoài sự vât hiện tượng đó.
Khác nhau ở chỗ, muốn nắm được bản chất sự vật hiện tượng phải thông qua phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật
Nhận thức bắt đầu từ khái niệm. Nó đi theo trình tự: cảm giác, rồi đến tri giác, cuối cùng là biểu tượng
Đối với nguyên tắc tiếp cận của sự nhận thức thực tại khách quan thì quá trình nhận thức là nhận thức cảm tính, còn nguyên tắc tiếp cận của sự nhận thức luận biện chứng lại là nhận thức lý tính
Điểm khác nhau quan trọng cuối cùng về nguyên tắc tiếp cận của 2 con đường trên đó là, đối tượng của sự nhận thức luận biện chứng là tư tưởng, là bản chất sự vật hiện tượng chứ không phải là thế giới khách quan
Như vậy, trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là 2 giai đọan nhận thức có đặc tính khác nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức.
Nội dung của nguyên tắc nhận thức luận biện chứng của sự nhận thức khoa học
Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) là giai đọan đầu của nhận thức, gắn liền với thực tiễn và thông qua cảm giác, tri giác và biểu tượng. Cảm giác là hình thức đầu tiên của nhận thức cảm tính, là sự phản ánh từng mặt, từng thuộc tính riêng lẻ bên ngòai của sự vật khi các sự vật tác động vào các giác quan của con người.
Tri giác được hình thành từ nhiều cảm giác. Nói khác đi, tổng hợp- nhiều cảm giác cho ta tri giác về sự vật. Nếu cảm giác mới đem lại hình ảnh về 1 thuộc tính riêng lẻ bề ngòai của sự vật thì tri giác đem lại hình ảnh về nhiều thuộc tính bên ngòai của sự vật.
Biểu tượng là hình thức cao nhất của giai đọan nhận thức cảm tính. Biểu tượng về thực chất là hình ảnh về sự vật do tri giác đem lại, nhưng được lưu giữ tái hiện nhờ trí nhớ.
Nhìn chung ở giai đọan trực quan sinh động, nhận thức có tính chất cu thể, sinh động, trực tiếp với sự vật, nhưng mới nhận thức được vẻ ngòai của sự vật.
Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) là giai đọan cao của quá trình nhận thức, bao gồm các hình thức như khái niệm, phán đóan và suy luận.
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng. Khái niệm phản ánh khái quát những mối liên hệ bản chất, tất yếu mang tính quy luật của 1 lớp (nhóm) sự vật, hiện ntượng của thế giới khách quan vaq2 được biểu đạt bằng từ hoặc 1 cụm từ. Ví dụ: Khái niệm dân tộc, Tổ quốc, thanh niên…Khái niệm được hình thành trên cơ sở họat động thực tiễn và là kết quả của sự kháin quát hóa những tri thức do nhận thức cảm tính đem lại bởi chủ thể nhận thức.
Phán đóan là hình thức của tư duy trừu tượng, bằng cách liên kết caq1c khái niệm để khẳng định hay phủ định 1 thuộc tính, tính chất nào đó của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Nhôm là kim lọai, đó là 1 phán đóan. Phán đóan luôn được biểu đạt thành câu hay là 1 mệnh đề.
Suy luận là sự kết hợp các phán đóan đã biết làm tiền đề để rút ra 1 phán đóan mới làm kết luận. Tính chân thực của phán đóan mới được rút ra phụ thuộc vào tính chân thực của phán đóan làm tiền đề và việc tuân thủ các quy tắc logic của các chủ thể nhận thức.
Như vậy, tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) phản ánh khái quát, gián tiếp sự vật hiện tượng. Nó có thể phản ánh được mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong sự vật.
Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) và nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) là 2 giai đọan khác nhau của nhận thức nhưng thống nhất với nhau. Nhận thức cảm tính đem lại những tri thức phong phú, đa dạng, sinh động, trực tiếp về sự vật. Nhận thức lý tính giúp con người hiểu biết sự vật sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Vì vậy, cần chống chủ nghĩa duy cảm (tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức cảm tính), đồng thời chống chủ nghĩa duy lý (tuyệt đối hoa vai trò của nhận thức lý tính). Nhận thức phải luôn dựa trên cơ sở thực tiễn, quay trở về thực tiễn, để được kiểm tra, khẳng định chân lý và bác bỏ sai lầm. Hơn nữa, mục đích của nhận thức là phải phục vụ thực tiễn.
Sự thống nhất giữa 2 luận điểm trên:
Một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản được rút ra từ phép biện chứng duy vật giữ vai trò định hướng cho haọt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. trong quá trình phân tích nội dung các nguyên lý, phạm trù, quy luật của phép biện chứng duy vật đã phần nào đề cập đến những nguyên tắc phương pháp luận của chúng (nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử), chúng được xem xét trong mối liên hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Các nguyên tắc trên có sự thống nhất chặt chẽ với nhau, chúng được rút ra từ những nguyên lý, phạm trù, quy luật của phép biện chứng duy vật, phản ánh sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự khác nhau giữa chúng là từ mỗi nguyên tắc được rút ra từ sự phản ánh từng mặt nhất định của hiện thực. Mỗi một nguyên tắc có thể được xây dựng trên cơ sở không phải của một mà có thể vài nguyên lý, phạm trù, quy luật nên khi vận dụng các phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật, điều quan trọng nhất là phải nhận thức được chúng trong mối liên hệ hữu cơ với nhau ở các giai đọan phát triển của nhận thức và thực tiễn.
Phần vận dụng
Ngày nay tình hình thế giới vẫn diễn biến quanh co, phức tạp đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ cần được giải quyết. nắm vững phép biện chứng duy vật và mài sắc tư duy biện chứng, vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận duy vật giúp nhận thức được tính biện chứng của thế giới, tính tất yếu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Thực tiễn cho thấy con đường đi lên CNXH không tuân theo những công thức có sẵn, bất biến mà chúng được vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, luôn đổi mới đẻ phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mỗi nước và tình hình quốc tế trong từng giai đọan. Cụ thể:
- Trong giai đọan cách mạng dân tộc dân chủ, trên cơ sở phân tích tòan diện bản chất xã hội Việt Nam là thuộc địa nửa phong kiến, Đảng ta chỉ rõ hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội VN là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta mà trước hết là với giai cấp địa chủ, phong kiến. Trong đó mâu thuẫn giữa nhân dân với đế quốc xâm lược và bọn tay sai phản bội là mâu thuẫn chủ yếu, cần tập trung lực lượng giải quyết, sau đó giải quyết các mâu thuẫn khác. Nhờ đó cuộc cách mạng đã dân tộc, dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được thắng lợi trọn vẹn. ngày nay trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, trên cơ sở nhấn mạnh tính tất yếu phải đổi mới cả lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị, Đang luôn xác định phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, thực tiễn quá trình đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn của những quan điểm đó.
- Trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta luôn kiên định con đường tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xụất nhỏ, tụt hậu quá xa so với các nước trên thế giới, vì vậy phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, Đảng ta luôn chú ý đến vấn đề xã hội, từng bước giải quyết vấn đề công bằng xã hội, đồng thời bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo phát triển 1 cách bền vững.
Trong suốt thời kỳ quá độ, cũng như từng giai đọan phát triển của đất nước, Đảng ta luôn chú ý phát bhiện ra các mâu thuẫn và tìm ra phương hướng giải quyết mâu thuẫn để phát triển cuả đất nước. Trong thời kỳ quá độ là một thời kỳ đấu tranh phức tạp của dân tộc ta với các thế lực thù địch, là thời kỳ đấu tranh giữa cái mới với cái cũ và cái mới sẽ từng bước chiến thắng cái cũ. Đảng ta cũng xác định động lực phát triển đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Về nội lực, là đại đòan kết tòan dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức đo Đảng ta lãnh đạo; là kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội; phát huy mọi tiềm năng và các nguồn lực của các thành phần kinh tế. Về ngọai lực, là sức mạnh của thời đại, sức mạnh đoàn kết quốc tế. Trong đó, nội lực là quyết định, ngọai lực là quan trọng, gắn kết với nhau thành sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước.
- Vận dụng nguyên tắc lịch sử, cụ thể từ năm Đảng ta đã lựa chọn con đường CNXH. Ngày nay để xây dựng thành công CNXH Đảng đã đề ra đường lối xây dựng nên kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH- HĐH, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN, phát huy cao độ lực lượng đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường an ninh, quốc phòng, bảo vệ và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.