Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC “CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG” SINH HỌC 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 86)

3.3.1. Thời gian thực nghiệm

Từ tháng 8/2015 đến tháng 10/2015.

3.3.2. Chọn trường thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Chu Văn An – Kiến Xương - Thái Bình.

3.3.3. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Chúng tôi đã chọn 2 lớp TN và 2 lớp ĐC của khối 11(học chương trình cơ bản), không phải là lớp chọn và tương đương nhau về các mặt:

+ Số lượng HS và chất lượng học tập bộ môn. + Cùng một GV giảng dạy.

Trường Thực nghiệm Đối chứng

Lớp Số HS Lớp Số HS

THPT Chu Văn An – Thái Bình

11A7 45 11A9 44

11A11 40 11A8 41

3.3.4. Bố trí thực nghiệm

Tại lớp ĐC: GV dạy học theo giáo án vẫn sử dụng trong dạy học thông thường.

Tại lớp TN: GV dạy theo 3 giáo án đã biên soạn theo hướng sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học của đề tài.

3.3.5. Kiểm tra đánh giá

Chúng tôi tiến hành kiểm tra 3 đề trong TN và 2 đề sau TN.

Các lớp ĐC và TN đều có chế độ kiểm tra như nhau sau mỗi bài học: + Cuối mỗi bài học kiểm tra 15 phút để đánh giá khả năng nắm vững kiến thức.

+ Sau khi dạy xong 1 tuần và 2 tuần, tiến hành kiểm tra lại 15 phút nhằm đánh giá độ bền kiến thức.

+ Bài kiểm tra đều chấm theo thang điểm 10

+ Sắp xếp kết quả theo thứ tự từ điểm 0 đến điểm 10 và phân loại theo 4 nhóm: Nhóm giỏi (có điểm 9, 10); Nhóm khá (có điểm 7, 8); Nhóm trung bình (có điểm 5, 6); Nhóm yếu kém (có các điểm dưới 5).

+ Phân tích kết quả TN + Kết luận TN sư phạm

3.4. Xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi sử dụng thống kê toán học để xử lí kết quả bài kiểm tra. Trình tự được tiến hành cụ thể như sau:

3.4.1. Lập bảng thống kê kết quả bài kiểm tra của hai nhóm lớp TN và ĐC theo mẫu Bài kiểm tra Nhóm (số HS) Điểm Số 1 ĐC TN Số 2 ĐC TN Số 3 ĐC TN

3.4.2. Tính các tham số đặc trưng

* Điểm trung bình cộng (X ):

Là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê, được tính theo công thức: X = ∑ = n i ini n 1 x 1 Trong đó:

ni: Số HS (hay bài kiểm tra) có điểm số là xi.

n: số HS (hay số bài kiểm tra) của các lớp TN hoặc ĐC. xi: Điểm số theo thang điểm 10.

* Phương sai (S2) và độ lệch chuẩn (S): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng. Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán và ngược lại.

S2 = ∑ = − n i xi n 1( 1 X )2ni S = ( ) n X xi ni ∑ − 2

* Hệ số biến thiên (Cv):

Trong trường hợp hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau, người ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu đó bằng hệ số biến thiên. Nghĩa là nhóm nào có hệ số biến thiên CV nhỏ hơn sẽ có chất lượng đồng đều hơn.

Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có X khác nhau: Cv =

X S

100%

- Nếu Cv < 30%: Độ dao động nhỏ và trung bình, độ tin cậy cao. - Nếu Cv > 30%: Độ dao động lớn, độ tin cậy thấp.

* Độ tin cậy (tđ):

Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá trị trung bình cộng của

TN và ĐC. tđ = Sn Sn X X 2 2 2 1 2 1 2 1 + − Trong đó:

+X 1 và X 2 là điểm trung bình cộng của nhóm TN và nhóm ĐC. + S1 và S2: là độ lệch chuẩn của nhóm TN và nhóm ĐC.

+ n1 và n2: là kích thước mẫu của nhóm TN và nhóm ĐC.

Giá trị tới hạn của tđ là tα tra trong bảng phân phối Student α = 0,05; bậc tự do f = n1 + n2 – 2.

- Nếu ≥ tα chứng tỏ sự sai khác giữa các giá trị trung bình do tác động của phương án TN là có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05.

- Nếu < tα chứng tỏ sự sai khác giữa các giá trị trung bình do tác động của phương án TN là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05.

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Kết quả các bài kiểm tra trong thực nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả các bài kiểm tra trong thực nghiệm

Bài Nhóm số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số 1 ĐC (85) 0 0 0 4 7 17 18 22 10 5 2 TN (85) 0 0 0 0 4 6 15 19 19 12 10 Số 2 ĐC (85) 0 0 0 3 9 16 23 18 7 7 2 TN (85) 0 0 0 0 4 7 16 20 15 12 11 Số 3 ĐC (85) 0 0 0 1 8 15 17 20 16 7 1 TN (85) 0 0 0 0 3 6 14 15 19 16 12

Bảng 3.2. Phân loại kết quả các bài kiểm tra trong thực nghiệm

Bài Nhóm Số bài KT Yếu – Kém (0 – 4 điểm) Trung bình (5 – 6 điểm) Khá – Giỏi (7 -10 điểm) SL % SL % SL % Số 1 ĐC 85 11 12,94 35 41,18 39 44,12 TN 85 4 4.70 21 24,70 60 70,60 Số 2 ĐC 85 12 14,11 39 45,89 34 40,00 TN 85 4 4,70 23 27,06 58 68,24 Số 3 ĐCTN 8585 93 10,593,53 3220 37,6523,53 6244 51,7672,94 Tổng hợp ĐC 255 32 12,55 106 41,57 117 45,88 TN 255 11 4,31 64 25,10 180 70,59

Bảng 3.3. Tổng hợp các tham số đặc trưng 3 bài kiểm tra trong TN Bài Nhóm Số bài X S Cv(%) Số 1 ĐC 85 6,29 1,60 22,12 4,57 1,96 TN 85 7,41 1,59 21,6 Số 2 ĐC 85 6,21 1,65 25,6 5,06 1,96 TN 85 7,47 1,59 22,08 Số 3 ĐC 85 6,41 1,62 23,71 4,98 1,96 TN 85 7,61 1,52 21,28 Tổng hợp ĐC 255 6,30 1,62 24,76 4,87 1,96 TN 255 7,49 1,57 21,62

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh điểm trung bình cộng các bài kiểm tra trong TN

3.5.2. Kết quả các bài kiểm tra sau thực nghiệm

Bảng 3.4. Kết quả các bài kiểm tra sau thực nghiệm

Bài Nhóm số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số 4 ĐC (85) 0 0 0 4 9 18 14 20 14 5 1 TN (85) 0 0 0 0 5 7 15 16 19 14 9 Số 5 ĐC (85) 0 0 0 6 8 14 19 16 15 6 1 TN (85) 0 0 0 0 5 7 16 16 13 13 10

Bảng 3.5. Phân loại kết quả các bài kiểm tra sau thực nghiệm

Bài KT Nhóm Số bài KT Yếu – Kém (0 – 4 điểm) Trung bình ( 5 – 6 điểm) Khá - Giỏi (7 – 10 điểm) SL % SL % SL % Số 4 ĐC 85 13 15,30 32 37,65 40 47,05 TN 85 5 5,88 22 25,88 58 68,24 Số 5 ĐC 85 14 14,67 33 38,82 38 44,71 TN 85 5 5,88 23 27,06 57 67,06 Tổng hợp ĐC 170 27 15,88 65 38,24 78 45,88 TN 170 10 5,88 45 26,47 115 67,65

Bảng 3.6. Tổng hợp các tham số đặc trưng 2 bài kiểm tra sau TN Bài KT Lớp Tổng số bài KT X S Cv(%) Số 1 ĐC 85 6,22 1,66 25,88 4,04 1,96 TN 85 7,23 1,62 22,95 Số 2 ĐC 85 6,02 1,69 28,07 5,21 1,96 TN 85 7,35 1,62 22,04 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ so sánh điểm trung bình cộng các bài kiểm tra sau TN

3.5.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.3.1.Đánh giá qua xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

Dựa trên các kết quả TN sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu TN sư phạm thu được, tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở các lớp TN cao hơn ở lớp ĐC. Điều này được thể hiện trên các mặt:

- Tỉ lệ HS yếu – kém, trung bình, khá và giỏi

Tỉ lệ % HS đạt điểm khá – giỏi ở lớp TN (67,65%) cao hơn tỉ lệ % HS đạt điểm khá – giỏi ở lớp ĐC (45,88%). Ngược lại, tỉ lệ % HS đạt điểm yếu – kém, trung bình ở lớp TN (5,88%; 26,47%) thấp hơn tỉ lệ % HS đạt điểm yếu – kém, trung bình ở lớp ĐC (15,88%; 38,24%).

Như vậy, phương án thực nghiệm đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của HS, góp phần làm giảm tỉ lệ HS yếu, kém, trung bình và tăng tỉ lệ HS khá, giỏi.

- Giá trị các tham số đặc trưng

+ Điểm trung bình cộng của HS lớp TN (lần lượt là 7,41; 7,47; 7,61) cao hơn điểm trung bình cộng của HS lớp ĐC (lần lượt là 6,29; 6,21; 6,41). Ở

nhóm TN, điểm trung bình cộng tăng dần qua các lần kiểm tra. Trong khi đó ở nhóm lớp ĐC, điểm trung bình không được ổn định qua 3 lần kiểm tra. Điều này chứng tỏ HS ở các lớp TN nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức tốt hơn HS lớp ĐC.

+ Hệ số biến thiên CV của lớp TN (21,62%) nhỏ hơn hệ số biến thiên của lớp ĐC (24,76%) đã chứng minh độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp TN nhỏ hơn, tức là chất lượng lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC. Mặt khác giá trị CV của lớp TN đều nhỏ hơn 30%, có độ dao động trung bình. Do vậy, kết quả thu được đáng tin cậy và chứng tỏ phương án TN áp dụng cho lớp TN đạt hiệu quả. Kết quả này khẳng định các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực đã đề xuất trong dạy học chương I, Sinh học 11, mang tính khả thi cao.

+ Qua 2 lần kiểm tra sau TN điểm trung bình cộng của nhóm lớp TN(lần lượt là 7,23; 7,35) cao hơn so với nhóm ĐC (lần lượt là 6,22; 6,02), thể hiện ở tđ ở tất cả các lần kiểm tra đều lớn hơn tα. Điều này chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Hệ số biến thiên của nhóm lớp TN (22,95%; 22,04%) đều thấp hơn so với nhóm lớp ĐC (25,88%; 28,07%) ở cả 2 lần kiểm tra sau TN. Điều này khẳng định độ bền kiến thức của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC.

3.5.3.2. Đánh giá ý thức và thái độ học tập của HS ở nhóm lớp thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm

Phân tích định tính thông qua phiếu điều tra để đánh giá ý thức và thái độ học tập của HS qua phiếu điều tra dành cho HS chúng tôi có kết quả và nhận xét như sau:

+ Học theo dạy học nêu vấn đề, sử dụng bài tập thực tiễn, sử dụng bản đồ khái niệm các em nghi nhớ, hiểu bài và vận dụng tốt kiến thức (83,5%). + Các nhiệm vụ trong dạy học nêu vấn đề, sử dụng bài tập thực tiễn, sử dụng bản đồ khái niệm có bám sát nội dung chương trình đồng thời phù hợp với khả năng của HS (78,8%).

+ Các em thấy hứng thú, tích cực hoạt động hơn khi thực hiện các nhiệm vụ theo phương pháp, biện pháp dạy học nêu vấn đề, sử dụng bài tập thực tiễn, sử dụng bản đồ khái niệm (80,0%)

+ Theo các em, việc thực hiện nhiệm vụ trong dạy học nêu vấn đề, sử dụng bài tập thực tiễn và sử dụng bản đồ khái niệm có phát triển năng lực tư duy lôgic, tính sáng tạo, có phát triển năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề, có phát triển năng lực vận dụng thực tiễn.

+ Phần lớn HS (84,7%) hào hứng tham gia các hoạt động và muốn tiếp tục được học theo dạy học nêu vấn đề, sử dụng bài tập thực tiễn và sử dụng bản đồ khái niệm

Trên đây mới là những kết quả bước đầu, nhưng cũng cho thấy các phương pháp, biện pháp dạy học, nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, đã đề xuất trong đề tài là phù hợp với nguyện vọng và khả năng học tập bộ môn Sinh học của HS trong trường THPT.

Như vậy, trong chương này chúng tôi đã trình bày mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp TN sư phạm để từ đó đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài. Chúng tôi đã tiến hành TN sư phạm tại trường THPT Chu Văn An – Thái Bình với số lớp đã tiến hành TN sư phạm là 4 lớp 11 (2 lớp TN; 2 lớp ĐC), chúng tôi đã TN với số HS là 170. Tính hiệu quả và khả thi của đề tài được đánh giá dựa trên số điểm của 850 bài kiểm tra. Những kết luận rút ra từ việc xử lý kết quả TN sư phạm đã xác nhận giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài

KẾT LUẬN VA KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Xu hướng đổi mới trong dạy học hiện nay chủ yếu là đổi mới về

phương pháp. Phương pháp và biện pháp dạy học tích cực có vai trò then chốt với việc phát huy tính sáng tạo, phát triển năng lực tư duy và năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Bởi vì, dạy học không phải là truyền đạt và lĩnh hội mà là tổ chức, điều khiển, kích thích, tạo ra những tình huống để làm nảy sinh những hành động sáng tạo. Các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực là phát huy tối đa tính tự giác, năng lực trí tuệ của HS, là giao cho các em quyền tự chủ, độc lập. Hơn nữa, thông qua điều tra thực trạng thăm dò ý kiến giáo viên về việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học Sinh học ở trường THPT tại tỉnh Thái Bình hiện nay, cho thấy việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học chương I, Sinh học 11 nói riêng và dạy học Sinh học nói chung ở trường THPT là cần thiết và phù hợp với xu hướng đổi mới PPDH nhằm phát huy tính sáng tạo, phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

2. Để tích cực hóa hoạt động của HS trong dạy học chương I, Sinh học 11, tôi đã tuyển chọn và xây dựng 8 tình huống có vấn đề, 12 bài tập thực tiễn và 5 bản đồ khái niệm. Vận dụng các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực này trong giảng dạy môn Sinh học là một biện pháp phù hợp, hiệu quả để phát triển năng lực tư duy và phát huy tính tích cực nhận thức, tích cực sáng tạo của HS. HS không những nắm vững kiến thức, mà còn có khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt vào các tình huống thực tiễn. Hơn nữa, đây là một hướng đi có hiệu quả, để nâng cao tay nghề và chuyên môn cho GV. 3. Khi tiến hành TN sư phạm tại 4 lớp tại trường THPT Chu Văn An – Thái Bình, chấm được 850 bài kiểm tra của HS (đây là số lượng bài phù hợp để có được những kết luận mang tính khách quan). Xử lý các số liệu TN sư

phạm bằng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, phân tích kết quả TN sư phạm cho thấy HS đạt kết quả học tập cao hơn, và phát huy tính tích cực của HS tốt hơn khi áp dung phương án TN, từ đó khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài.

4. Sau khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài bản thân tôi cũng đã thu được nhiều kinh nghiệm và bài học bổ ích cho việc giảng dạy của mình: + Hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học và tác dụng của các phương pháp, biện pháp dạy học tích trong việc phát huy tính sáng tạo, phát triển năng lực tư duy và năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

+ Thấy rõ việc lĩnh hội kiến thức thông qua bài giảng có sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực tạo cho HS hứng thú học tập và niềm yêu thích bộ môn Sinh học.

2. Kiến nghị

Để góp phần phát huy tính sáng tạo, phát triển năng lực tư duy và năng lực giải quyết vấn đề cho HS, nâng cao hiệu quả dạy và học môn Sinh học trong trường THPT, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ GV cần phải thay đổi bài giảng của mình theo hướng sử dụng dạy học tích cực, tăng cường hoạt động của HS trong học tập, hỗ trợ HS tự học theo các phương pháp dạy học tích cực, chủ động trong học tập, nhằm phát huy tính tích cực của HS.

+ Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng cho GV giúp GV được làm quen, học tập, thực hành các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực hiện

Một phần của tài liệu TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC “CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG” SINH HỌC 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 86)