Nghĩa sinh lý của nguyên tố nitơ

Một phần của tài liệu Bài giảng hình tính toán ô nhiễm không khí (Trang 36)

3. Vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ và sự đồng hóa nó

3.1. nghĩa sinh lý của nguyên tố nitơ

3.2. Các nguồn cung cấp nitơ cho cây 3.3. Quá trình cố định nitơ phân tử 3.4. Sự đồng hoá nitơ trong mô thực vật

3. Vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ và sự đồng hóa nó

3.1. Ý nghĩa sinh lý của nguyên tố nitơ

Nitơ là thành phần bắt buộc của các axit amin, protein, axit nucleic, các photpholipit, các hợp chất cao năng (ATP, ADP…), các coenzym (NAD, FAD…), một số vitamin, diệp lục, một số hormon và nhiều hợp chất hữu cơ khác. Đó là cơ sở phân tử của mọi cấu trúc và mọi chức năng của tế bào và cơ thể thực vật đảm bảo năng suất, chất lượng duy trì và phát triển sự sống.

- N cùng với các nguyên tố khác tạo thành loại phân tử bộ máy chức năng đặc biệt đó là axit nucleic - cơ sở vật chất di truyền của sự sống nói chung và thực vật nói riêng.

- N cùng với một số nguyên tố khác (C, H, O, (S)) tạo thành loại phân tử đa chức năng, đó là các protein. Protein tham gia tạo hình thai và tính năng của mọi bộ máy. Ví dụ, thể sốn virus nhân tế bào, các bao quan, các tế bào, các mô, các cơ quan…

- N trong protein làm cơ sở phân tử cấu trúc các loại màng: màng sinh chất, màng nhân, màng các bào quan…Nhờ đó có sự ngăn cách giữa thế giới sống và thế giới không sống, sự ngăn cách các bộ máy chức năng tế bào. Nitơ trong protein còn giữ vai trò xúc tác các phản ứng hóa sinh trong tế bào. Đó là các enzym có bản chất protein và các coenzym.

- N trong nucleotit đóng vai trò dự trữ và vận chuyển năng lượng cung cấp cho hoạt động của tế bào.

- N đồng thời là thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ khác như vitamin, hormon, kháng sinh…giữ vai trò điều tiết các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. N trong diệp lục tham gia vào quá trình quang hợp.

Một phần của tài liệu Bài giảng hình tính toán ô nhiễm không khí (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w