Arbitrage (Kinh doanh chênh lệch giá) là việc cùng một thời điểm mua hàng hóa ở nơi có giá thấp và bán lại chúng ở nơi có giá cao để kiếm lợi.

Một phần của tài liệu quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế p 1 (Trang 30)

ở nơi có giá thấp và bán lại chúng ở nơi có giá cao để kiếm lợi.

Thạch

Thuật ngữ

Mức giá chung (price level) là mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế ở kỳ này so với kỳ gốc.

Long

Thuật ngữ

Thuật ngữ

Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity – PPP) là tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền, theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và ở nước ngoài khi chuyển đổi 1 đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại.

❖PPP tuyệt đối : mức giá chung tại 1 thời điểm bất kỳ giữa thị trường các nước khác nhau phải ngang bằng nhau.

Long

Thuật ngữ

Thuật ngữ

❖PPP tương đối: tương quan lạm phát giữa 2 quốc gia trong 1 thời kỳ phải ngang bằng mức thay đổi tỷ giá trong cùng kỳ ấy.

PPP kỳ vọng: tương quan lạm phát lỳ vọng giữa 2 quốc gia trong 1 thời kỳ dự báo phải ngang bằng mức thay đổi kỳ vọng của tỷ giá trong cùng kỳ ấy.

❖Undervalue: định giá quá thấp so với giá cân bằng.

Overvalue: định giá quá cao so với giá cân bằng.

Long

Thuật ngữ

Thuật ngữ

❖Tỷ giá thực trung bình (REER - Real effective exchange rate): là tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER - Nominal effective exchange rate sau khi đã hiệu chỉnh lạm phát. REER phản ảnh giá trị thực sự của đồng tiền nội địa.

Long

Thuật ngữ

Thuật ngữ

Tỷ giá thực (RER - Real Exchange Rate) là giá tương đối của hàng hoá và dịch vụ thương mại quốc tế được so với hàng hoá và dịch vụ không thương mại quốc tế được. Hàng hoá và dịch vụ thương mại quốc tế được là hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước nhưng có thể đem ra trao đổi được trên thị trường quốc tế (tức là có người chấp nhận mua dù chúng có thể chỉ được dùng trong nước mà không đem đi xuất khẩu). Ngược lại những hàng mà đem bán, dù giá rẻ đến mấy cũng không ai chấp nhận mua (ví dụ sắt thép, xi măng hay hàng tiêu dùng chất lượng quá thấp), hoặc những mặt hàng không đem đi được như cắt tóc, gội đầu, cho thuê nhà đất... thì được gọi là hàng hoá và dịch vụ không thương mại quốc tế được.

Long

Thuật ngữ

Thuật ngữ

Hiệu ứng Balassa - Samuelson: những nước có mức thu nhập thực tế theo đầu người cao hơn sẽ có tỷ giá thực tế cao hơn. Các ngành sản xuất hàng thương mại (máy tính, ô tô, viễn thông) sẽ đạt được nhiều tiến bộ về mặt kỹ thuật hơn so với các ngành sản xuất dịch vụ phi thương mại (cắt tóc, giặt là, nhà trẻ). Tương tự, tích lũy vốn nâng cao năng suất chủ yếu diễn ra trong khu vực sản xuất hàng thương mại. Điểm khác biệt chính giữa một nước giàu và một nước nghèo không phải ở chỗ thợ cắt tóc và người chăm trẻ ở nước giàu làm việc hiệu quả hơn, mà là các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và cạnh tranh với hàng nhập khẩu hoạt động hiệu quả hơn. Những nước có thu nhập theo đầu người cao hơn do vậy sẽ có tỷ giá thực tế cao hơn bởi vì khu vực hàng thương mại của họ năng suất hơn. Nếu như không tăng giá tỷ giá thực tế thì những nước này sẽ có sức cạnh tranh quá cao.

Một phần của tài liệu quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế p 1 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(35 trang)