L ỜI CAM ĐOAN
7. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Lao động du lịch (số lượng và chất lượng)
2.2.3.1. Số lượng lao động
Số lượng lao tăng nhanh. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động trong
ngành du lịch tỉnh BR – VT tăng liên tục, tăng 9.257 người trong giai đoạn ( 2002 – 2012),
tương ứng với 221%; trung bình mỗi năm tăng thêm 926 lao động, tương ứng 22,1%. Trong đó nhóm lao động có trình độ thấp lại tăng nhanh. Nhóm lao động có trình độ công nhân kỷ
thuật tăng 1.513 lao động, năm 2012 cao gấp 2,48 lần so với năm 2002. Còn nhóm lao động
phổ thông tăng nhiều nhất về số lượng:1606 người, năm 2012 tăng gấp 1,9 lần so với năm
2002.
Bên cạnh đó có một bộ phận lớn lao động thời vụ, xuất hiện vào các dịp lễ hội, sự kiện
văn hóa – thể thao. Họ hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh nhỏ, phục vụ du khách. Khi lễ hội kết thúc thì lực lượng này cũng giải tán.
4193 5725 6041 9606 12200 13450 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Năm Người Số lao động
51 15
20 39 26
ĐH và trên ĐH Cao đẳng và trung cấp CN kỹ thuật Lao động khác
11 16
31 42
Biểu đồ 2.2. Số lao động trong ngành du lịch trong ngành du lịch
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT
2.2.3.2. Về chất lượng lao động
Năm 2010, toàn tỉnh có 12.200 lao động phục vụ trong ngành du lịch, trong đó số lao động trình độ trên đại học là 31 người, trình độ đại học - cao đẳng là 2.843 người, trình độ
trung cấp 3.650 người, trình độ sơ cấp là 1.751 người và lao động đào tạo tại chỗ hoặc tham
gia các khóa học ngắn hạn là 2.310 người[10].
Đa số người lao động có tay nghề chuyên môn, có bằng cấp, trong đó một bộ phận người lao động có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề chuyên môn vững vàng, giữ các vị trí trưởng bộ phận hoặc quản lý tại các đơn vị kinh doanh.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động đã qua đào tạo năm 2002 và 2012
Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở trình độ cao lại giảm, ngược lại tỉ lệ lao động ở trình độ thấp đăng tăng lên. Điều đó phản ánh chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Địa phương. Vẫn còn một bộ phận lớn lao động chưa có nghiệp vụ, phần lớn lao động này là đội ngũ nhân viên trong các hộ kinh doanh nhà hàng, khách sạn tư nhân, chủ yếu là các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, một bộ phận đáng kể lao động từ ngành nghề khác chuyển sang làm du lịch. Ngành du lịch của Tỉnh vẫn còn thiếu đội ngũ thuyết minh viên am hiểu các di tích lịch sử - văn hóa. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên còn hạn chế, chỉ biết những ngoại ngữ phổ biến: Anh, Pháp, Hoa ở cấp độ
Năm 2002
52
A, B, lao động biết nhiều ngôn ngữ là rất hiếm. Một điểm yếu nữa là rất nhiều lao động
quản lý, giám sát, điều hành lại không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch.
Trong vài năm gần đây, ngành du lịch của Tỉnh đã có sự trẻ hóa về lực lượng lao động. Tốc độ trẻ hóa diễn ra nhanh ở các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài và chậm nhất là doanh nghiệp nhà nước. Lao động trong ngành du lịch của Tỉnh đang từng bước cải thiện về chất lượng, tuy nhiên so với các ngành khác thì ngành du lịch vẫn chưa
thu hút được nhiều nhân tài, cụ thể số lao động có trình độ Đại học chỉ chiếm 6,7% (2012)
trong tổng số lao động của ngành. Do chế độ lương, thưởng còn thấp nên sức hấp dẫn của
ngành này chưa cao đối với người lao động. Lao động có trình độ chuyên môn không cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành du lịch.