Ứng dụng cho phương pháp theo dấu cuộc gọi trên gateway trong mạng thế hệ mớ

Một phần của tài liệu Ứng dụng các công nghệ mạng thế hệ mới dựa trên sotfswitch (Trang 35)

thế hệ mới

Phương pháp này sẽ được sử dụng trên một NGN MG. Thiết bị chuyển mạch mềm sẽ thêm một chỉ dẫn theo dấu tới bản tin H.248 được liên hệ tới cuộc gọi. MG sẽ quyết định bản tin nhận H.248 cần được theo dấu thông qua chỉ dẫn được thêm vào đó có hay không. Nếu bản tin H.248 cần được theo dấu, thì việc theo dấu cuộc gọi là một dao dịch phụ thuộc vào bản tin H.248.

Hình 8: Sơ đồ thuật toán

Hình 12: Sơ đồ minh họa việc xử lý ở đầu cuối T1 và T2 và việc xóa T1 và T2 trên ngữ cảnh C1 thông qua bản tin H.248 của MG

Hình 13: Sơ đồ thuật toán cho việc theo dấu cuộc gọi bởi NGN MG

2.5.Trung kế ảo - tổng đài chuyển mạch gói chuyển tiếp

Mô hình mạng tổng đài chuyển mạch số hiện nay hình cây nên khi một cuộc gọi xuất phát từ tổng đài host vùng 1 gọi sang tổng đài host của vùng 2 thì cuộc gọi phải trải qua rất nhiều các tổng đài chuyển tiếp, do đó rất tốn nhiều tài nguyên của mạng. Mặt khác chi phí vận hành bảo dưỡng mạng tổng đài cao và mất rất nhiều thời gian.

Chuyển mạch mềm chính là giải pháp cho vấn đề trên. MGC cùng với các MG thay thế chức năng của các tổng đài chuyển mạch kênh trước đây, các tổng đài nội hạt kết nối tới các MG bằng các giao diện chuẩn TDM thông thường và với MGC bằng báo hiệu số 7. Ví dụ khi sub A gọi cho sub B thì thông tin thoại sẽ từ thuê bao A đến tổng đài A - MG A qua mạng IP đến MG B rồi đế tổng đài B cuối cùng kết cuối cuộc gọi tại thuê bao B, về mặt logic ta thấy Softswitch kết hợp với các MG như một tổng đài chuyển tiếp cho cuộc gọi giữa hai thuê bao A và B.

Hình 14: ứng dụng tổng đài chuyển mạch gói tandem

Mô hình này mang lại một số lợi ích so với mô hình mạng chuyển mạch kênh:

• Loại bỏ lưới trung kế hoạt động hiệu suất không cao, thay thế chúng bằng các “siêu xa lộ” trong mạng IP/ATM phục vụ cho các cuộc gọi cần chuyển tiếp, giảm tải cho các tổng đài chuyển tiếp truyền thống hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.

• Giảm được chi phí vận hành vì giảm được số tổng đài chuyển tiếp, số trung kế ít hơn (so với một mạng lưới trước đây), và tránh không phải thiết kế các mạch TDM phức tạp.

• Giảm được một số lượng các cổng chuyển mạch dùng cho các trung kế giữa các tổng đài nội hạt với nhau.

• Truy nhập các tài nguyên tập trung một cách hiệu quả hơn.

• Hợp nhất thông tin thoại và số liệu vào một mạng duy nhất, qua đó giảm vốn đầu tư và chi phí so với các mạng riêng biệt hiện nay cho thoại và số liệu.

Một ứng dụng khác của mô hình trên là dịch vụ gọi đường dài VoIP, dịch vụ này có khả năng đem lại cước phí chỉ bằng 30% cước phí của cuộc gọi qua mạng điện thoại chuyển mạch công cộng(PSTN). Điều này đem lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới.

2.6.Tổng đài chuyển mạch nội hạt

Đây chính là mô hình phát triển triển dịch vụ của NGN, trong đó các Access Gate way, và các Resident Gateway với dung lượng từ vài trăm đến hàng ngàn thuê bao. Chúng có thể dùng cho các doanh nghiệp, các khách sạn, khu dân cư. Khái niệm tổng đài nội hạt ở đây có ý nghĩa là Softswitch+Access Gateway hay các Resident Gateway.

Trong mô hình tổng đài chuyển mạch kênh truyền thống thì các tổng đài chia làm các cấp ví dụ host, tandem, toll... Trong mạng NGN thì không có khái niệm phân cấp như vậy , mọi tổng đài nội hạt đều có vai trò như nhau chúng đều có chung một Call center là softswitch. ở các tổng đài này sẽ cung cấp cho người sử dụng rất nhiều dịch vụ như: thoại , truy cập internet băng rộng ADSL, kết nối với mạng truy cập khác qua giao diện V5.x, kết nối trung kế PRI, trung kế SS7...

Hình 15: Kiến trúc tổng đài chuyển mạch gói nội hạt

2.7.Thoại trên băng thông rộng

Hình 16: Các phần tử trong trong ứng dụng VoBB

Thoại trên băng thông rộng là giải pháp cung cấp thoại và các dịch vụ thế hệ tiếp theo cũng như các feature cho các thuê bao trên nền tảng gói và các thiết bị đầu cuối được kết nối tới NGN thông kỹ thuật truy cập băng thông rộng.

Về mặt kỹ thuật có hai cách để các thuê bao có thể sử dụng giải pháp thoại trên băng thông rộng được thể hiện là:

• Các thiết bị IP của người sử dụng (IP Customer Premise) • Các IP client và IP terminal.

IP Customer Premise

Là một thiết bị truy cập mà nó định vị tại nhà của khách hàng và có khả năng cung cấp các dịch vụ thoại truyền thống hay đường kết nối với PBX. Cả thoại và dữ liệu đều có thể truyền từ đầu cuối tới đầu cuối qua mạng IP. Hình 20 thể hiện mô hình của IP Customer Premise trong mạng NGN.

Hình 17: Sơ đồ kết nối IAD, và Cusomer Premise GW Có hai loại thiết bị phổ biến nhất:

• Thiết bị truy cập tích hợp , tín hiệu thoại POTS/ISDN sẽ được số hoá và ghép kênh với tín hiệu dữ liệu trước khi truyền lên đường truyền DSL tới DSLAM.

• Gateway thuộc khách hàng: Thiết bị này linh hoạt hơn nữa, nó hỗ trợ thuê bao và các dịch vụ như IAD nhưng được kết nối với mạng IP bằng giao diện dữ liệu như các cable modem, DSL modem hay truy cập bằng mạch vòng nội hạt không dây, cũng như Powerline.

IP client và IP terminal

Hình 18: ứng dụng NGN với đầu cuối IP, và IP client

Dịch vụ này được áp dụng cho trường hợp thoại giữa các thuê bao sử dụng đầu cuối IP thông qua các giao thức H323, SIP . Nó phát triển ngày càng mạnh mẽ đem lại hiệu quả hết sức to lớn cho người, ví dụ như thoại, hội nghị truyền hình, Video on demmand ....

• Cho phép máy tính của bạn có đủ các thuộc tính của một điện thoại. • Là điện thoại IP nếu bạn muốn sử dụng thiết bị điện thoại thông thường • Một IP Client như một tổng đài IP (IP PBX).

Ngoài ra từ mạng H323, SIP người sử dụng có thể gọi cho mạng PSTN chi phí rất

thấp. Trong kiến trúc mạng NGN cũng hỗ trợ các phần tử điều khiển trung tâm của mạng H323, SIP là Gatekeeper và SIP.

III.Kết luận

Softwitch đã mang lại nhưng ưu thế nổi bật cho mạng thế hệ mới như chi phí thấp hơn, khả năng vận hành bảo dưỡng dề dàng hơn… Các ứng dụng công nghệ mạng thế hệ mới dựa trên softwitch đang có một tốc độ phát triển rất mạnh mẽ, đang mở ra một thị trường đầy tiềm năng cho các công ty phát triển thiết bị viễn thông.

Thị trường thiết kế các ứng dụng dựa trên sofwitch không chỉ bao gồm phần cứng mà còn có một thị trường đầy tiềm năng nữa đó là phát triẻn các ứng dụng cho sofwitch bằng phần mềm. Đây sẽ là một cơ hội rất lớn đối với các nước có lền công nghiệp điện tử cò bị hạn chế.

Bài báo cáo đã đưa ra được một số ứng dụng tiêu biểu của mạng thế hệ mới dựa trên softwitch. Khái quát một cách chung về công nghệ mạng thế hệ mới dựa giúp cho người đọc có một cái nhìn khái quát hơn về các ứng dụng của mạng thế hệ mới dựa trên softwitch.

IV.Tham khảo

1 . Method of call trace on media gateway of next generation network – Dong Gua, Shenzhen

2 . Internodal routing engine for a next generation network – Glen MacArthur, Washington, NJ (US); Michael MacArthur, Randolph, Mangoba, Somit Ghosh

3 . Method of renaming softswitch controls in all participant’s cell phones by an administrator – Malcolm K.beyer, Jr, 92 Lighthouse Dr.Jupiter Inlet Colony

4 . Mạng viễn thông thế hệ sau - TS. Nguyễn Quý Minh Hiển Nxb Bưu Điện 2002

Một phần của tài liệu Ứng dụng các công nghệ mạng thế hệ mới dựa trên sotfswitch (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w