Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu phục tráng giống lúa mùa đặc sản tài nguyên ở long an (Trang 27)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Nội dung 1: Thu thập thông tin về điều kiện đất đai, khí hậu, khí tượng thủy văn trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

 Thu thập tài liệu về địa hình và tài nguyên đất, điều kiện khí hậu thời tiết của vùng đất sử dụng cho ruộng phục tráng.

 Thông thập thông tin dự báo khí tượng thủy văn của khu vực trong vụ mùa để có kế hoạch gieo trồng phù hợp thời vụ.

2.3.2.2. Nội dung 2: Tiếp tục thực hiện phục tráng vụ thứ ba giống Tài Nguyên mùa Long An

 Phương pháp phục tráng tham khảo và áp dụng theo:

Tiêu chuẩn nghành 10TCN: 395 - 2006. Lúa thuần - Quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống [1].

 Kỹ thuật canh tác trên ruộng phục tráng:

- Làm đất: chọn ruộng có độ phì khá, bằng phẳng, đầy đủ ánh sáng, chủ động tưới tiêu. Đất được làm nhuyễn, sạch cỏ dại sâu bệnh.

- Mật độ khoảng cách: gieo mạ 30-50 gam lúa nẩy mầm/m2. Cấy lúa khoảng cách 25cm x 25cm (tương ứng mật độ 16 bụi/m2). Băng này cách băng kia 50cm.

- Phân bón cho 1 ha: 50kg N + 45kg P2O5 + 30kg K2O và phân hữu cơ.

Vụ thứ ba (G2)

- Vật liệu: 29 dòng Tài Nguyên chọn lọc từ vụ thứ hai (vụ G1) và 5 quần thể Tài Nguyên đối chứng (không chọn lọc) gieo cấy trên diện tích 3400 m2 không kể diện tích bảo vệ.

- Phương pháp thực hiện: gieo cấy hạt giống dòng chọn lọc và quần thể đối chứng trên diện tích là 100m2cho mỗi dòng. Khoảng cách giữa các dòng 50cm.

Đánh giá và chọn các dòng ngoài đồng

Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến lúa thu hoạch. Loại bỏ toàn bộ dòng có cây khác dạng, dòng có tính trạng biểu hiện không phù hợp với mức độ biểu hiện chung của đa số dòng, dòng sinh trưởng, phát triển kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác.

+ Theo dõi thời gian trỗ (từ khi gieo cho đến khi có 50% số cây có bông trỗ); thời gian chín (từ khi gieo cho đến 85% số hạt chín).

Đánh giá và chọn các dòng trong phòng

Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối các dòng được chọn và thu mỗi dòng 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát gốc để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên.

Tiến hành đo đếm các tính trạng số lượng của từng dòng được chọn ngoài ruộng. Các chỉ tiêu đánh giá trong phòng bao gồm: chiều cao thần (đo từ mặt đất đến cổ bông); chiều dài trục chính của bông (đo từ cổ bông đến đầu bông); số bông trên cây (đếm toàn bộ số bông/cây) tổng số hạt chắc trên bông (đếm toàn bộ số hạt chắc/bông); khối lượng 1000 hạt (gam).

Tính giá trị trung bình (X ), độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình (s) theo các công thức sau:

- Giá trị trung bình :

n x

- Độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình : ( nếu n > 25)

và ( nếu n < 25 ) Trong đó:

s là độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình;

xi là giá trị đếm được của dòng thứ i (i từ 1 đến n); n là số các thể hoặc dòng được đánh giá;

X là giá trị trung bình.

Chọn các dòng có giá trị nằm trong khoảng .

Tiếp tục loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn.

Các tính trạng thời gian trỗ, thời gian chín của các dòng phải bằng nhau.

Thu hoạch và tính năng suất của các dòng được chọn, tiếp tục loại bỏ các dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu, so sánh một số chỉ tiêu sinh hóa để chọn ra các dòng đạt yêu cầu.

Sau đó hỗn hợp các dòng đạt yêu cầu thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn hợp, lấy mẫu gửi phòng kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định, bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau

Phương pháp xác định phẩm chất xay xát

Phương pháp xác định tỷ lệ gạo lứt, gạo trắng và gạo nguyên theo công thức sau (theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 529-2004):

Tỷ lệ gạo lứt = A

Trọng lượng gạo đã bóc vỏ trấu Trọng lượng thóc ban đầuE

A

x 100 Tỷ lệ gạo trắng = A

Trọng lượng gạo sau khi xát trắng

Trọng lượng thóc ban đầu EA x100 Tỷ lệ gạo nguyên = A

Trọng lượng gạo nguyên

Trọng lượng thóc ban đầuEA x 100

Phương pháp xác định độ bạc bụng (theo 10TCN 425-2000)

Mỗi dòng lấy 100 hạt gạo trắng nguyên. Sau đó dàn đều trên mặt kính của dụng cụ đo độ trắng bạc và tiến hành phân loại theo thang điểm 6 mức từ 0 đến 5 được mô tả như sau:

Thang điểm Mô tả hạt gạo xát Phần diện tích gạo bị

n X x s i 2 ) ( − = ∑ 1 ) ( 2 − − = ∑ n X x s i s X ±

trắng bạc (%)

0 Hạt hoàn toàn trong (không có vết bạc nào) 0

1 Hạt bạc rất nhỏ < 10

2 Hạt hơi bạc 10 - 20

3 Hạt bạc trung bình 21 - 35

4 Hạt bạc 36 - 50

5 Hạt rất bạc > 50

Đếm và ghi lại số hạt được phân theo từng mức điểm khác nhau, từ đó tính điểm trắng bạc trung bình cho mẫu gạo theo công thức sau:

X = A

S0.0 + S1.1 + S2.2 + S3.3 + S4.4 + S5.5

100 E

Trong đó:

X: Điểm trắng bạc trung bình

S0, S1, S2, S3, S4, S5: là số hạt tương ứng với các mức điểm 0, 1, 2, 3, 4, 5.

Từ điểm trắng bạc trung bình thu được, đánh giá độ trắng bạc của mẫu gạo dựa theo sự phân loại sau:

Phân loại độ trắng bạc Điểm trắng bạc trung bình

Hơi bạc < 1,0

Bạc trung bình 1,0 – 1,5

Bạc 1,6 – 2,0

Rất bạc > 2,0

Phương pháp xác định phẩm chất cơm

Phương pháp xác định hàm lượng amylose

Xác định theo phương pháp của TCVN 5716-1993 - Cân 50mg bột gạo, cho vào bình định mức

- Thêm 0.5 ml ethanol 95% - Cho tiếp 4,5ml NaOH 1N - Đun sôi cách thủy 10 phút

- Để nguội 5 phút – làm đầy (50ml) bằng nước cất

- Chiết 5ml dung dịch đã được hồ hóa vào bình định mức 100ml (đã có sẵn 50ml nước cất)

- Thêm 1ml acid acetic 1N - Thêm 2ml KI- I2

- Làm đầy bình (100ml) bằng nước cất

- Để ở nhiệt độ phòng 20 phút. Đo mẫu ở trên máy quang phổ kế bước sóng 620nm. Ghi nhận độ hấp thụ của mẫu.

- Lập đường chuẩn

Dùng phần mềm excel để tính hàm lượng amylose có trong mẫu theo công thức: amylose (%) = A

A - 0.0677959 0.0126367 E

Trong đó A là hàm lượng amylose đo trên máy quang phổ (mg/l) Hàm lượng amylose được đánh giá theo các mức:

0 - 2% Nếp

3 - 9% Amylose rất thấp (gạo rất dẻo)

10 - 19% Amylose thấp (gạo dẻo)

20 - 25% Amylose trung bình (mềm cơm)

> 25% Amylose cao (cứng cơm)

Phương pháp xác định độ bền thể Gel

Phương pháp xác định độ bền thể Gel theo 10TCN 424-2000 - Cân 100mg bột gạo, cho vào ống nghiệm 13 x 100mm

- Thêm 0,2ml thymol blue (0,025% thymol blue pha chế trong ethyl alcohol 95%) - Trộn nhanh bằng máy Vortex, ở tốc độ 6

- Đun sôi cách thủy trong 8 phút

- Lấy ống nghiệm chứa mẫu ra để nguội 5 phút trong nhiệt độ phòng - Cho các ống nghiệm chứa mẫu vào nước đá 20 phút

- Đem các ống nghiệm chứa mẫu đặt lên giấy kẻ ly (mm) - Đo chiều dài của Gel sau 1 giờ đồng hồ.

Phân loại độ bền thể Gel theo 10TCN 424-2000:

Độ bền Gel mềm Độ bền Gel trung bình Độ bền Gel cứng 61 – 100 41 – 60 26 - 40

Phương pháp xác định độ hóa kiềm (hóa hồ)

Xác định theo TCVN 5715-1993

Lấy 6 hạt gạo xát nguyên, với hai lần phân tích nhắc lại, đặt vào hộp nhựa vuông kích thước 4,6 x 4,6 x 1,9cm, sắp xếp sao cho các hạt không chạm vào nhau. Dùng pipet cho vào mỗi hộp 10ml dung dịch kali hydroxyt 1,7%. Nếu dùng hộp petri thì cần đưa vào một lượng dung dịch kali hydroxyt có chiều dày ít nhất 4,5mm để ngập được hạt gạo. Đậy hộp lại và để ở nhiệt độ 300C trong 23 giờ.

Cấp 1: Hạt gạo không bị phân hủy Cấp 2: Hạt gạo bị trương lên

Cấp 3: Hạt gạo bị trương lên, vành keo không hoàn thiện và hẹp Cấp 4: Hạt gạo bị trương lên vành keo hoàn chỉnh và rộng

Cấp 5: Hạt gạo bị nứt ra hoặc vỡ thành những mẩu nhỏ, vành keo hoàn chỉnh và rộng.

Cấp 6: Hạt gạo bị phân tán, hòa tan với vành keo Cấp 7: Hạt gạo bị phân tán và trộn lẫn hoàn toàn

Độ phân hủy kiềm của hạt gạo xát được đánh giá qua thang điểm từ 1-7 và tỉ lệ nghịch với nhiệt độ hóa hồ theo mối tương quan sau:

Độ phân hủy kiềm (cấp) Nhiệt độ hóa hồ (mức độ) 1- 2- 3 4 - 5 6 - 7 Cao Trung bình Thấp

Phương pháp xác định độ thơm và độ mềm bằng cảm quan (theo 10TCN 590- 2004)

Lấy mỗi dòng 200g gạo xát trắng, cho vào hộp nhôm. Vo nhanh hai lần bằng nước sạch. Cho hộp nhôm có chứa gạo đã vo sạch lên cân và thêm tiếp một lượng nước cho đủ khối lượng để đạt tỉ lệ giữa gạo và nước theo bảng sau:

TT Hàm lượng amylose (%) 0BPhân loại Tỷ lệ gạo /nước

(g/g)

1 < 20 Thấp 1 : 1,5

2 20 - 25 Trung bình 1 : 1,9

3 > 25 Cao 1 : 2,1

Nấu cách thủy khoảng 2 giờ

Sau đó nhận biết bằng cách ngửi để xác định độ thơm và nhai để nhận biết độ mềm bằng cảm quan.

Mùi thơm và độ mềm được đánh giá thành 5 cấp độ:

Cấp độ Mùi Độ mềm

1 Không thơm, không có mùi cơm Rất cứng

2 Hơi thơm, kém đặc trưng Cứng

3 Thơm vừa, đặc trưng Hơi mềm

4 Thơm, đặc trưng Mềm

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu phục tráng giống lúa mùa đặc sản tài nguyên ở long an (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)