CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ ÁN: " Thúc đẩy đầu tư vào các khu công nghiệp ở Hà Nội" pptx (Trang 26 - 35)

III.1.Giải pháp từ phía các khu công nghiệp Hà Nội

(1) Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý khu công nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, có thể cán bộ quản lý sang các địa phương khác, thậm chí ra nước ngoài để học tập và tích luỹ kinh nghiệm.

(2) Chủ động tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, bằng cách mở các lớp đào tạo huấn luyện tay nghề cho lao động địa phương, đảm bảo cung cấp lao động có chất lượng cho các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp mới yên tânm đầu tư vào các khu công nghiệp.

(3) Tranh thủ các mối quan hệ của các doanh nghiệp hiện có để thu hút thêm các dự án khác… Để đạt được điều đó, trước tiên các khu công nghiệp phải cung cấp những điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, hỗ trợ các doanh nghiệp về tiêu thụ hàng hoá, hoặc tìm kiếm các nguồn đầu vào.

(4) Chủ động và tích cực vận động thu hút đầu tư, đưa ra các biện pháp nhằm hấp dẫn đầu tư. Các khu công nghiệp có thể thông qua thành phố mà kiến nghị với Nhà nước cho giảm giá thuê đất để đảm bảo tính cạnh tranh với các khu công nghiệp ở các địa phương khác. Ngoài ra, cần thành lập các đoàn kêu gọi, vận động thu hút vốn đầu tư ở nước ngoài hoặc xúc tiến thiết lập mạng lưới thông tin về các khu công nghiệp ở Hà Nội, chẳng hạn như việc xây dựng trang WEB trên Internet…

(5) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp theo hình thức đầu tư cuốn chiếu, đồng thời kết hợp giữa xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi vốn đầu tư để tránh lãng phí vốn đầu tư. Thực tế cũng đã chứng minh mô hình theo kiểu cuốn chiếu này thành công đối với các khu chế xuất Tân Thuận (TP HCM) và khu công nghiệp Sài Đồng B (Hà Nội).

Để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội mà Đại hội Đảng bộ thành phố mới đề ra thì việc phát triển khu công nghiệp tập trung có một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, cần sớm có định hướng phát triển khu vực này, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Đồng thời cần quán triệt quan điểm là ưu tiên phát triển về chất hơn là phát triển về lượng của các khu công nghiệp để các khu công nghiệp ở thủ đô nói chung có vị trí tương xứng với tầm vóc của thủ đô trong quá trình thực hiện CNH - HĐH đất nước…

III.2. Giải pháp từ phía thành phố Hà Nội

c Hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của các khu công nghiệp. Việc đầu tư phát triển các khu dân cư, khu đô thị và các dịch vụ đi kèm như hỗ trợ trong việc giảm giá cung ứng điện, nước, giao thông viễn thông, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng xã hội như các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... là nhiệm vụ của thành phố.

d Các giải pháp hỗ trợ các khu công nghiệp về đất

Sở công nghiệp Hà Nội CN các cơ chế chính sách hỗ trợ các khu cụm công nghiệp.

- Tiền thuê đất: (cho đầu tư FDI)

+ Giá thuê đất áp dụng đối với đất đô thị (loại 1) Tối thiểu: 1 USD/m2/năm

Tối đa: 12 USD/m2/năm

+ Giá thuê đất áp dụng đối với đất không thuộc đất đô thị Tối thiểu: 06, USD/m2/năm

+ Đối với các khu vực sau: Gia Lâm, Đức Giang, Văn Điển, Cầu Diễn Tối thiểu: 0,35 USD/m2/năm

Tối đa: 4,2 USD/m2/năm

+ Đối với các khu vực sau: Đông Anh, Yên Viên, Sóc Sơn Tối thiểu: 0,18 USD/m2/năm

Tối đa: 1,08 USD/m2/năm

+ Đối với các khu vực bên trong liền kề khu đô thị: Tối thiểu: 0,06 USD/m2/năm

Tối đa: 0,6 USD/m2/năm

+ Đối với đất ở các khu vực khác không thuộc các điều kiện trên người có thẩm quyền để quyết định giá thuê đất là UBND thành phố Hà Nội.

* Việc giảm và miễn tiền thuê đất (đối với đầu tư FDI) a. Miễn thuế đất:

Trong thời gian góp vốn xây dựng các dự án đầu tư được miễn tiền thuê đất.

Đối với các dự án khuyến khích đầu tư và đặc biệt khuyến khích đầu tư sẽ được miễn tiền thuê đất trong thời gian 7 năm (thời gian miễn có thể được kéo dài tùy theo quyết định của cấp có thẩm quyền và tình hình hiện tại của doanh nghiệp). Các dự án có sự ngừng việc tạm thời hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án được phép miễn trả tiền thuê đất.

b. Giảm tiền thuê đất

- Khi thuê đất trong giai đoạn 5 mà trả tiền thuê đất 1 lần, được giảm 5% tiền thuê đất phải trả cho cả giai đoạn 5 năm.

- Nếu thời gian thuê trên 5 năm mà trả tiền thuê đất 1 lần thì được giảm thêm 1% cho mỗi năm sau thời gian 5 năm, song tổng số giảm không vượt qú 25% của tổng số tiền phải trả trong cả giai đoạn thuê.

- Nếu trả tiền thuê đất 1 lần trong thời gian trên 30 năm được giảm 30% tiền thuê đất phải trả. Việc giảm được áp dụng từ ngày kết thúc việc miễn tiền thuê đất.

e Giải pháp về cung ứng lao động:

- Thành phố cần phải đầu tư phát triển số lượng các trường dạy nghề, song song đó là việc đổi mới nội dung, phương pháp, ngành nghề đào tạo trong đó cần quan tâm khảo sát đến nhu cầu lao động cần cung ứng của các khu công nghiệp. Tại thành phố hiện nay lao động Đại học và trên đại học khoảng 4,3%, kỹ thuật vien chiếm 4,4%, công nhân kỹ thuật chiếm 31,2%, lao động giản đơn chiếm 60,1%, việc đào tạo lực lượng có chuyên môn kỹ thuật thời gian qua chưa đáp ứng được nhu cầu lao động ngày càng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng Cục dạy nghề cần phối hợp với các địa phương và ban quản lý các khu công nghiệp xây dựng các danh mục ngành nghề đào tạo hiện nay trong tương lai nhỏ sản xuất phần mềm, cơ điện tử.

Cần cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo theo hướng đi sâu nâng cao khả năng thực hành đối với đối tượng công nhân kỹ thuật, kinh tế hiện hành nghề. Nội dung đào tạo kỹ thuật viên phải khác với đào tạo kỹ sư, chỉ nên đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật viên để đáp ứng với công việc được giao thay vì đào tạo thành kỹ sư nhưng không đủ khả năng, để tránh tình trạng “nửa thầy, nửa thợ”. Đẩy mạnh đào tạo lực lượng kỹ sư công nghệ nhằm thích nghi với tình hình sản xuất của các khu công nghiệp. Bên cạnh việc đào tạo nghề, cần đào tạo về trình độ ngoại ngữ cho lao động nhằm đảm bảo khả năng giao tiếp tối thiểu cho công nhân. Các trường dạy nghề cần nắm thong tin về chất lượng tay nghề công nhân sau khi đào tạo ra trường để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung nội dung đào tạo cho phù hợp.

- Đa dạng hóa hình thức huy động vốn để xây dựng và hoạt động khu công nghiệp, phải kết hợp giữa nguồn vốn để xây dựng và hợp đồng khu công nghiệp, phải kết hợp giữa nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, không nên có quan niệm sai lầm là nhất thiết phải có nguồn vốn của nước ngoài thì dự án mới hiệu quả và khả thi cao hơn. VD như khu công nghiệp Sài Đồng B hòan toàn sử dụng vốn trong nước, do Công ty Hanel đầu tư nhưng lại đạt hiệu quả rất cao. Trong khi đó khu công nghiệp Hà

Nội được đầu tư theo hình thức 100% vốn của Đài Loan được cấp giấy phép từ năm 1995 nhưng đến năm 1999 chỉ có 4 dự án xin thuê đất hoạt động.

- Tăng cường sự phân cấp quản lý Nhà nước cho Ban quản lý các khu công nghiệp. Sự phân cấp ở đây nên tiến hành đồng bộ và toàn diện hơn, cụ thể có thể giao toàn bộ.

Các công trình hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp như hệ thống điện nước, đường giao thông, cây xanh, xử lý chất thải bảo vệ môi trường, các khu thương mại, trường học, bệnh viện... cũng chưa được xử lý đồng bộ, nhưng lại thiếu sự trợ giúp của thành phố.

- Do giá thuê đất tại các khu công nghiệp này còn cao hơn các địa phương khác nên chưa nhận được sự hưởng ứng của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước. Giá thuê đất bình quân của các khu công nghiệp tại Hà Nội là 1,6 USD/m2/năm cộng với phí quản lý khoảng 0,5-0,8 USD. Trong khi đó, khu công nghiệp Tân Tạo có giá thuê đất chỉ khoảng 1 USD/m2/năm, còn giá thuê đất bình quân các khu công nghiệp khác dao động trong khoảng 0,1-0,5 USD/m2/năm. Ngoài ra, nhiều địa phương còn miễn giảm tiền thuê đất, hoặc cho phép thanh toán tiền thuê đất chậm, hoặc miễn phí quản lý... còn đối với các khu công nghiệp tại Hà Nội, tiền thuê đất chỉ có thể thanh toán làm 1 hoặc 2 lần.

- Việc tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp thường bị động do chưa đảm bảo chất lượng. Trừ khu công nghiệp Sài Đồng B hình thành hẳn một trung tâm đào tạo lao động, thì hầu hết các khu công nghiệp trong cả nước chưa có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho các doanh nghiệp.

- Ngoài ra, còn phải kể đến một số hạn chế về mặt quản lý Nhà nước như vấn đề chưa thống nhất giữa các văn bản pháp lý, cơ chế phân cấp, uỷ quyền thiếu đồng bộ và chưa nhất quán, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính và giải quyết các vấn đề phát sinh còn chậm.

- Sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý các khu công nghiệp làm giảm hiệu quả hoạt động của nó.

- Chính sách đối xử đối với doanh nghiệp khu công nghiệp chưa công bằng, đã hạn chế khả năng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong nước. Ví dụ như các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư vào khu công nghiệp đều phải đáp ứng những điều kiện như nhau, nhưng các doanh nghiệp nước ngoài lại được ưu tiên hơn về thuế lợi tức so với các doanh nghiệp trong nước.

(4) Đa dạng hoá hình thức huy động vốn để xây dựng và hoạt động khu công nghiệp: Phải kết hợp giữa nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp. Không nên có quan niệm sai lầm là nhất thiết phải có nguồn vốn của nước ngoài thì dự án mới hiệu quả và khả thi cao hơn. Ví dụ như trường hợp của khu công nghiệp Sài Đồng B hoàn toàn sử dụng vốn trong nước, do công ty Hanel đầu tư nhưng lại đạt hiệu quả cao. Trong khi đó, khu công nghiệp Hà Nội - Đại Từ được đầu tư theo hình thức 100% vốn của Đài Loan được cấp giấy phép từ năm 1995 nhưng đến nay chỉ có 4 dự án xin thuê đất hoạt động, hay khu công nghiệp NOMURA ở Hải Phòng có vị trí rất thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại nhưng hiệu quả khai thác cũng không cao. Nếu khu công nghiệp nào hoạt động không có hiệu quả thì cho phép chuyển đổi cơ cấu sở hữu.

(5) Tăng cường sự phân cấp quản lý Nhà nước cho Ban quản lý (BQL) các khu công nghiệp. Sự phân cấp ở đây nên tiến hành đồng bộ và toàn diện hơn, cụ thể có thể giao toàn bộ chức năng quản lý Nhà nước về FDI cho Ban quản lý và khu công nghiệp, đồng thời đây là đầu mối giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đầu tư trong và ngoài nước vào khu công nghiệp. Mô hình đã được một số địa phương áp dụng thành công như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá.

(6) Đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước khu đầu tư vào khu công nghiệp, cho phép hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Đặc biệt, thành phố nên khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nội thành di dời vào trong các khu công nghiệp để hoạt động như là cấp tín dụng, hoặc miễn giảm thuế…

(7) Các biện pháp hỗ trợ khác: Để khắc phục một phần khó khăn ban đầu cho các dự án khi đầu tư vào khu công nghiệp tại Hà Nội, thành phố có thể học hỏi kinh nghiệm ở một số địa phương khác như chính sách hỗ trợ tài chính bằng việc miễn, giảm phần thuê mà thành phố được hưởng cho các doanh nghiệp, hoặc cho phép thanh toán chi phí sử dụng đất làm nhiều lần, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất lâu dài cho mỗi doanh nghiệp đầu tưu vào khu công nghiệp và đồng thời cho phép hoặc có quyền thế chấp để huy động vốn trong điều kiện cần thiết, cần chỉ thị cho các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với ban quản lý khu công nghiệp để giải quyết kịp thời những khó khăn về mặt hành chính, đặc biệt là thủ tục hải quan có thể tiến hành kiểm hoá ngay tại doanh nghiệp.

III.3. Giải pháp từ phía nhà nước

- Nhà nước cần nhanh chóng ban hành luật về khu công nghiệp để các nhà đầu tư có căn cứ hoạt động vầphts triển

- Nhà nước nênn có chính sách ưu đãi đối với sản phẩm sử dụng công nhgệ mới, ccs sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Miễn giảmthuế cho những sản phẩm áp dụng côngnghệ mới trong thời gian sản xuất thử

- Ban hành và hoàn thiện những văn bản pháp quy có liên quan để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh doanh đầu tư vào các khu công nghiệp

- Nhà nước cần có chính sách tạm hoãn hoặc cho kéo dài thời gian nộp tiền thuê đất để các doanh nghiệp chủ động về vốn

- Cần cải tiến bộ máy quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp theo ý kiến của thủ tướng chính phủ tại kỳ họp thứ tư quốc hội khoá X: Quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý các khu công nghiệp trong việc thực hiện cơ chế “ một cửa, tại chỗ” ngày càng hoàn thiện để hấp dẫn hơn nữa các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Theo hướng đó thẩm quyền của Ban quản lý các KCN ngày càng nâng cao và trách nhiệm cũng to lớn và nặng nề

KẾT LUẬN

Nhìn một cách tổng quát, các khu công nghiệp của nước ta ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển kinh tế của Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung. Nó không những thúc đẩy kinh tế của Hà Nội và cả nước phát triển mà còn tăng khả năng sản xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Để đạt được những thành công đó là do trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, Nhà nước, UBND TPHN và Ban Quản lý khu công nghiệp đã xác định đúng được vai trò quan trọng của các khu công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế để từ đó tập trung giải quyết khó khăn nhằm tập trung vào quá trình phát triển. Vì vậy, các khu công nghiệp của nước ta trong những năm qua đã không ngừng khắc phục những khó khăn về xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ máy quản lý, tăng cường các biện pháp hấp dẫn đầu tư nước ngoài, đào tạo đội ngũ lao động v.v.. để từ đó từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khu công nghiệp. Trong đề tài này em chỉ xin nêu ra một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn có thể áp dụng có hiệu quả của các khu công nghiệp.

Qua nghiên cứu đề tài trên đã ngày càng có hiểu biết hơn về các khu công nghiệp của Việt Nam nói chung và các khu công của Hà Nội nói riêng. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Thị Hoài Lam đã tận tình giúp đỡ em hoàn

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ ÁN: " Thúc đẩy đầu tư vào các khu công nghiệp ở Hà Nội" pptx (Trang 26 - 35)