Geometer’s Sketchpad (viết tắt GSP) là một phần mềm hình học nổi tiếng và đã được sử dụng rộng rãi tại rất nhiều nước trên thế giới. Ý tưởng của GSP là biểu diễn động các hình hình học. GSP là một công cụ cho phép tạo ra các hình hình học dành cho đối tượng phổ thông bao gồm giáo viên, học sinh, các nhà nghiên cứu. Phần mềm có chức năng chính là vẽ đồ thị, vẽ hình động, mô phỏng quỹ tích, các phép biến đổi của hình học phẳng.
Phần mềm GSP đã được sử dụng rộng rãi trong việc thiết kế bài giảng môn Toán. Giáo viên đưa ra các mô hình, ví dụ, hình vẽ trực quan sinh động về các đối tượng hình học (hình ảnh của GSP đẹp và rõ nét hơn Cabri), từ đó học sinh có thể đo đạc, quan sát, phân tích, suy đoán, trừu
SVTH: Trần Văn Dũng - 24 - K35C - Toán
tượng hóa, khái quát hóa để tìm được các dấu hiệu đặc trưng làm cơ sở hình thành kiến thức mới.
Không giống như phần mềm giáo dục khác, thường chỉ là công cụ hỗ trợ giáo viên tạo ra các bài giảng sinh động, trực quan để giảng dạy cho học sinh, nhưng học sinh lại không thể tự khai thác một cách hiệu quả cả bài giảng lẫn phần mềm, ngược lại GSP là công cụ phần mềm mà cả giáo viên và học sinh đều có thể khai thác sao cho có lợi nhất, học sinh có thể tìm hiểu để giải bài tập, xét các trường hợp riêng của một bài toán ở mọi góc độ, vị trí khác nhau, làm các thử nghiệm, sáng tạo theo cách của mình.
Một số kỹ thuật, phương pháp vẽ các hình cơ bản:
Quỹ tích:
Tạo vết (trace) cho một điểm, một đối tượng khi chuyển động:
- Nháy chuột chọn điểm hoặc đối tượng sẽ di chuyển và để lại vết. - Chọn [Menu]Display Trace Point (hoặc Trace Segment, Ray,...). (Sử dụng Erase Traces để xóa vết).
Chọn màu cho điểm, đối tượng:
- Chọn điểm hoặc đối tượng. - Chọn [Menu] Display Color.
- Nháy chuột để chọn màu thích hợp trong bảng màu có sẵn. Khi đó, nếu bạn di chuyển điểm hoặc đối tượng thì sẽ thấy để lại các vết của nó trước đó.
Dựng quỹ tích:
- Chọn đồng thời điểm hoặc đối tượng thay đổi và điểm sẽ tìm quỹ tích liên kết với điểm di động.
- [Menu] Construct Locus.
SVTH: Trần Văn Dũng - 25 - K35C - Toán Các phép biến hình:
Phép tịnh tiến: Sử dụng Translate trong Menu Transform.
Thao tác: Vectơ tịnh tiến xác định bởi hai điểm (đầu và cuối).
Bước 1: Chọn vectơ tịnh tiến, chọn hai điểm A và B Transform Mark vector.
Bước 2: Chọn điểm C cần lấy ảnh qua phép tịnh tiến theo vectơ AB. Bước 3: Chọn lệnh Transform Translate.
Phép quay: Sử dụng Rotate trong menu Transform. Thao tác:
Bước 1: Chọn tâm quay.
Bước 2: Chọn hình cần dựng ảnh qua phép quay
Bước 3: Dựng ảnh của hình chọn: Vào menu Transform menu Rotate xuất hiện hộp thoại nhập giá trị góc quay vào hộp và click chuột vào nút Rotate.
Phép đối xứng trục: Sử dụng Reflect trong Menu Transform. Thao tác:
Bước 1: Chọn trục đối xứng là đường thẳng d đã cho
Thực hiện lệnh Transform Mark Mirro để xác định d là trục đối xứng Bước 2: Chọn hình cần dựng ảnh qua trục đối xứng
Bước 3: Hiển thị ảnh của hình qua phép đối xứng: vào transform Reflect
Vẽ đồ thị của hàm số: Sử dụng Graph Menu
Thao tác:
Viết biểu thức của hàm số bằng lệnh:
+ Vào Graph new functions (gõ biểu thức của hàm số nhờ sử dụng bảng tính, chọn giá trị trong Values, viết hàm số sơ cấp từ mục Functions)
Vẽ đồ thị:
SVTH: Trần Văn Dũng - 26 - K35C - Toán
+Vẽ đồ thị bằng lệnh Graph Plot Function. Đồ thị hàm số hiện lên màn hình
Đo đạc và tính toán:
- Đo độ dài đoạn thẳng: Measure Length - Đo khoảng cách hai điểm: Measure Distance
- Đo khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng: Measure Distance
- Đo hệ số góc: Measure Slope
- Đo bán kính, chu vi, diện tích đường
tròn (hình tròn):Measure Radius (Circumference, Area) - Đo góc: Measure Angle - Đo chu vi, diện tích đa giác:
+ Chọn đồng thời các đỉnh của đa giác + [Menu] construct Polygon Interior + [Menu] Measure Perimete (chu vi) + [Menu] Measure Area (diện tích)
Tạo hiệu ứng trình chiếu như powerpoint bằng nút Hide/ Show (Object):
- Chọn đối tượng cần che hoặc tái hiện
- Vào [Menu] Edit action buttons Hide / show
- Xuất hiện nút Hide Object (che đối tượng) hoặc Hide Captions (che khung văn bản)
- Nháy nút mũi tên và nháy tiếp nút Hide Object thì đối tượng bị che, đồng thời nút này bị thay thế bởi nút Show Object, nếu nháy lại vào nút Show Object thì đối tượng sẽ tái hiện. Tương tự, nếu muốn che khung
SVTH: Trần Văn Dũng - 27 - K35C - Toán
văn bản thì nháy nút Hide Caption, khi đó đối tượng bị che chỉ còn dòng chú thích.
Đối với một trang trình chiếu có rất nhiều đối tượng xuất hiện lần lượt, khi thực hiện như trên sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa đối tượng này với đối tượng khác. Vì vậy, chúng ta cần sắp xếp chúng theo thứ tự xuất hiện và đặt tên chính xác cho các nút lệnh ẩn / hiện của các đối tượng bằng cách: Nhấp chuột phải vào nút lệnh Hide Object Label Action button
nhập tên nhãn OK.
Khi sử dụng phần mềm GSP phiên bản 4.07, tôi thấy khó khăn nhất là việc đánh dấu góc. Việc làm đó chiếm gần nửa thời gian vẽ hình. Nhưng hiện nay vấn đề đó không còn mất thời gian nữa khi sử dụng GSP phiên bản 5.0. Với phiên bản 5.0 thì giao diện của nó đẹp mắt hơn, sử dụng dễ hơn và nhanh chóng hơn.