Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN (Trang 31)

IV. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI 4.1 Đánh giá khải quát hiệu quả kinh doanh

4.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

* Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ suất sinh lời của TSNH 37,14% 38,83% 3,55%

Số vòng quay của TSNH 1,486 1,498 1,476

Suất hao phí của TSNH so với

doanh thu 0,673 0,667 0,678

Suất hao phí của TSNH so với

LNST 2,693 2,576 28,203

+ Tỷ suất sinh lời của TSNH

Năm 2010 và 2011, chỉ tiêu này đạt lần lượt 37,14% và 38,83%; cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH tốt. Chỉ tiêu cho thấy công ty thực hiện tốt các khoản phải thu, tình hình tiêu thụ tốt nên không tồn đọng hàng tồn kho nhiều.

Năm 2012, chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 3,55%; cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc sử dụng TSNH. Công ty đầu tư 100 đồng TSNH nhưng chỉ thu về

3,55 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng TSNH thấp có thể làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của công ty.

+ Số vòng quay của TSNH trong 3 năm 2010 – 2012 không có biến động lớn. Chỉ tiêu cho thấy công ty vẫn duy trì được sự vận động của tài sản ngắn hạn. Cả 3 năm 2010 – 2012, chỉ tiêu này không cao nhưng luôn duy trì ở mức 1,4; cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH để tạo ra doanh thu của công ty khác ổn định.

+ Suất hao phí của TSNH so với doanh thu khá cao và luôn được duy trì ở mức 0,6 trong 3 năm 2010 – 2012 cho thấy mức đầu tư TSNH để tạo ra doanh thu của công ty khá cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH của công ty không tốt.

+ Suất hao phí của TSNH so với LNST trong 2 năm 2010 và 2011 được duy trì ở mức 2,6; cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH để tạo ra lợi nhuân của công ty rất tốt. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng mạnh, đạt 28,203; cho thấy công ty đang sủ dụng TSNH một cách lãng phí, không tạo ra được lợi nhuận mong muốn cho công ty. Công ty cần giảm chỉ tiêu này xuống càng thấp càng tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH.

→ Nhìn chung, công ty sử dụng TSNH kém hiệu quả, gây ra tổn thất về lợi nhuận. Công ty cần phải điều chỉnh lại kế hoạch sử dụng TSNH để nâng cao hiệu quả, góp phần tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.

* Phân tích tốc độ luân chuyển của TSNH

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số vòng luân chuyển của TSNH 1,549 1,596 1,490

Thời gian 1 vòng quay của

TSNH 235,678 228,725 245,027

Hệ số đảm nhiệm của TSNH 0,646 0,627 0,671

+ Số vòng luân chuyển của TSNH của công ty ở mức không cao, luôn duy trì ở mức 1,5 trong 3 năm 2010 – 2012. Điều này cho thấy TSNH của doanh nghiệp chỉ quay được hơn một vòng trong 1 năm. Đó là do sử dụng TSNH không hiệu quả, TSNH vận động không tốt. Số tiền mà công ty tiết kiệm được hay lẵng phí ở năm

2011 và 2012 cũng không nhiều so với năm 2010 nhưng công ty cần phải nâng cao chỉ tiêu này để đạt hiệu quả sử dụng TSNH tốt hơn.

+ Thời gian 1 vòng quay của TSNH rất lớn. Năm 2010, thời gian 1 vòng quay của TSNH là 235 ngày, năm 2011 là 228 ngày và năm 2012 là 245 ngày. Công ty cần thúc đẩy sử dụng TSNH để TSNH vận động nhanh hơn, góp phần tạo ra doanh thu và lợi nhuận.

+ Hệ số đảm nhiệm của TSNH ở mức thấp, ở mức 0,6 trong suốt 3 năm 2010 – 2012. Chỉ tiêu cho thấp hiệu quả sử dụng TSNH của công ty là thấp, cần phải nỗ lực, cải thiện tình hình sử dụng TSNH để đạt hiệu quả tốt hơn.

→ Tốc độ luân chuyển của TSNH cũng là một kết quả của việc sử dụng TSNH. Các chỉ tiêu trên cho thấy một cách rõ ràng rằng công ty đang sử dụng TSNH không hiệu quả.

* Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, Hàng tồn kho của Công ty CP Mía đường Lam Sơn chiếm tỷ trọng không lớn trong TSNH.

Hình 4.2.2.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn

Năm 2010 HTK chỉ chiếm 10,11% trong TSNH của doanh nghiệp, năm 2011, HTK tăng lên 13,07% TSNH. Năm 2012, HTK tăng mạnh, và đạt tỷ trọng 28,45% TSNH của công ty . Điều này cho thấy công ty đã dần tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Ta có thể thấy sự biến động đó qua chỉ tiêu HTK trên Bảng CĐKT và TK BCTC sau:

Như vậy, sự biến động tăng HTK trong năm 2012 là dấu hiệu tốt cho thấy xu hướng hoạt động kinh doanh của công ty. Đó là tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hẹp các hoạt động đầu tư tài chính.

Bảng 4.2.2.1. Bảng phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số vòng luân chuyển của

Thời gian 1 vòng quay của

HTK 45,957 25,284 30,695

Hệ số đảm nhiệm của HTK 0,0768 0,0771 0,138

Bảng trên cho ta thấy Số vòng luân chuyển HTK nhìn chung tăng lên, Thời gian 1 vòng quay HTK giảm xuống. Năm 2010, HTK quay được 8 vòng quay với chu kì 46 ngày mỗi vòng quay; năm 2011, HTK quay được 14 vòng với chu kì 25 ngày mỗi vòn; năm 2012, HTK quay được 12 vòng với chu kì 30 ngày mỗi vòng. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy từ 2010 – 2012, HTK có sự vận động nhanh hơn. HTK vận động nhanh là tiền đề cho việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w