Tr l iở ạ Ti p t cế ụ Tho¸t
5. Cải tiến mạng vô tuyến:
Hình 1.12 cho thấy đường truyền mặc định của dữ liệu người dùng giữa một UE và Internet thông qua mạng di động tổ ong. Trong kiến trúc hiện nay, các gói dữ liệu được gửi xuyên qua GGSN, SGSN, RNC và trạm cơ sở. Tất cả các gói dữ liệu người dùng được truyền xuyên hầm để đi qua mạng như đã mô tả ở phần trước, bởi vì vị trí người dùng có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Kiến trúc hiện tại sử dụng một đường hầm (tunnel) giữa GGSN và SGSN và một đường hầm thứ hai giữa SGSN và RNC. Vậy thì tất cả các gói dữ liệu phải đi qua SGSN, và nút này kết thúc một đường hầm, trích xuất các gói ra rồi đặt chúng vào đường hầm còn lại. Điều này đòi hỏi cả thời gian lẫn khả năng xử lý.
5. Cải tiến mạng vô tuyến:
Bởi vì cả RNC lẫn GGSN đều là các IP router, nên quá trình xuyên hầm đến hai lần này là không cần thiết trong phần lớn trường hợp. Giải pháp một đường hầm duy nhất (one-tunnel), giờ đây đã được chuẩn hóa trong 3GPP, cho phép SGSN tạo ra một đường hầm nối trực tiếp giữa RNC và GGSN. Như vậy SGSN tự loại nó khỏi dây chuyền truyền dữ liệu. Tuy nhiên, chức năng quản lý tính di động vẫn ở lại trên SGSN, nghĩa là nó vẫn tiếp tục chịu trách nhiệm về việc quản lý tính di động và sửa đổi đường hầm trong trường hợp UE di chuyển tới một khu vực được phục vụ bởi một RNC khác. Đối với người dùng, giải pháp này có ưu điểm là độ trễ gói được giảm thiểu. Xét theo quan điểm mạng thì, ưu điểm là SGSN cần ít tài nguyên xử lý hơn đối với mỗi người dùng tích cực, như vậy giúp giảm chi phí cho thiết bị. Điều này đặc biệt quan trọng, bởi vì lượng dữ liệu đi qua mang lõi chuyển gói sẽ tăng lên đáng kể.
5. Cải tiến mạng vô tuyến:
Có một kịch bản không áp dụng phương án một đường hầm, đó là roaming quốc tế. Ở đây, SGSN phải tham gia vào đường truyền để đếm dữ liệu đi qua, nhằm mục đích tính cước liên mạng. Một trường hợp khác không thể dùng giải pháp một đường hầm là khi SGSN được hệ thống trả trước yêu cầu có mặt để giám sát dòng dữ liệu lưu thông. Tuy nhiên, đây chỉ là một hạn chế nhỏ thôi, bởi vì trong thực tế, người ta có thể thực hiện tính cước trả trước thông qua GGSN. Những cải tiến do một hãng độc quyền sáng chế thậm chí còn nhắm vào việc kết thúc đường hầm dữ liệu của người dùng ở NodeB cơ, bỏ qua luôn RNC. Tuy nhiên, điều này không nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các công ty trong 3GPP, và không chắc sẽ tương thích với một số đặc tính mở rộng HSPA+, chẳng hạn như các trạng thái Enhanced Cell-FACH và Enhanced Cell/URA-PCH.
KẾT LUẬN
Với những điểm cải tiến đã mô tả trong chuyên đề, khá chắc chắn rằng các mạng Enhanced HSPA sẽ trở thành một giải pháp thay thế tồn tại độc lập với những việc triển khai LTE trong tương lai ngắn hạn và trung hạn, bởi vì độ hiệu quả phổ ở dải tần 5 MHz của cả hai hệ thống này tương đương nhau. Tuy nhiên LTE vẫn vượt trội so với HSPA khi dải tần rộng hơn, bởi vì nó không bị hạn chế ở các kênh 5 MHz. Vì vậy trong thực tế, rất có thể một số nhà điều hành mạng sẽ chọn cách cải tiến mạng HSPA của họ rồi sau này mới chuyển sang LTE, trong khi những nhà điều hành mạng khác thì thích chuyển thẳng sang LTE hơn.