Quá trình dừng

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BẰNG PHƯƠNG PHÁP sao tam giác CÓ HÃM ĐỘNG NĂNG Ở HAI CHẾ ĐỘ (Trang 37)

A. Chế độ tự động chuyển đổ

4.6.3 Quá trình dừng

Giả sử động cơ đang quay trái hoặc quay phải khi muốn dừng động cơ đang hoạt động người vận hành chỉ cần ấn nút ở 1 .Tiếp điểm thường đóng sẽ mở ra cắt nguồn điện đưa đến mạch điều khiển.Mạch điều khiển bị cắt điện thì các cuộn hút KT,(hoặc KP) sẽ mất điện và cắt điện đưa vào mạch động lực đồng thời khi ấn nút dừng 1 thì ta ấn luôn công tắc K để thực hiện quá trình hãm động năng hoặc giữ nút ấn dừng động cơ cho đến khi động cơ dừng lại hẳn thì nhả ra .Nếu dùng cách này thì thường mở của nút D sẽ được thay vào công tắc K

Quá trình hãm động năng thực hiện dựa trên cơ sỏ lý thuyết sau :

Ở phương pháp này sau khi cắt nguồn điện vào động cơ điện bằng nút ấn 1 (hình vẽ) thì lập tức đóng công tắc K đưa điện 1 chiều vào dây quấn stator .Dòng điện 1 chiều lấy từ chỉnh lưu CL đi qua dây dẫn stato tạo thành từ trường một chiều trong máy .Roto do còn có quán tính ,quay trong từ trường đó và trong dây quấn stato cảm ứng nên suất điện động và dòng điện cảm ứng tác dụng với từ trường nói trên tạo nên momen điện từ chống lại chiều quay của máy

Nhược điểm :

• Do sử dụng nhiều thiết bị nên mạch cồng kềnh

• Chỉ được sử dụng với động cơ công suất vừa và nhỏ

Ưu điểm :

• Vận hành tiện lợi hơn phương pháp sử dụng cầu dao

• Có thể vận hành theo hai chế độ (chế độ tự động chuyển đổi và chế độ điều khiển bằng tay)

• Phương pháp này có thể đặt chính xác thời gian để chuyển từ chế độ sao sang chế độ tam giác

• Có sử dụng hãm động năng nên đáp ứng được nhiều yêu cầu trong sản xuất

Với những ưu điểm nổi bật như vậy mà chúng em chọn phương pháp này để thiết kế mạch khởi động cho động cơ không đồng bộ 3 pha sử dụng bộ nút ấn kết hợp công tăc tơ để khởi động

Sơ đồ đấu dây mạch điều khiển

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BẰNG PHƯƠNG PHÁP sao tam giác CÓ HÃM ĐỘNG NĂNG Ở HAI CHẾ ĐỘ (Trang 37)

w