Chuẩn hóa hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu VIỆT NAM – TIẾN TRÌNHHỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CƠ HỘI – THÁCH THỨC & GIẢI PHÁP (Trang 25)

- Quá trình hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi hệ thống chính sách theo hai nguyên tắc cơ bản là thương mại tự do không phân biệt đối xử và hệ thống chính sách minh bạch. Tuy nhiên quá trình làm luật và thông qua luật phục vụ cho hoạt động kinh doanh còn chậm, nhiều luật đã có nhưng nội dung lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu hỗ trợ cho phát triển kinh tế thị trường năng động ở Việt Nam, gây trở ngại cho tiến trình hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới và đây lại là điểm yếu của Việt Nam. Lấy ví dụ, các quy định về thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam còn hết sức phức tạp, thường xuyên điều chỉnh, gây tâm lý thiếu tin tưởng cho các đối tác thương mại. Trong khi đó, nhiều biện pháp, chính sách tạo thuận lợi và bảo hộ thương mại được quốc tế thừa nhận và sử dụng rộng rãi như quy chế xuất xứ, biện pháp tự vệ, thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp thì lại chưa có hoặc chưa hoàn thiện. Sự thiếu tương thích giữa hai hệ thống luật pháp, năng lực thể chế hạn chế sẽ khiến nền kinh tế khó phản ứng tốt với những thay đổi từ bên ngoài, dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc bất lợi từ môi trường kinh tế thế giới.

Giải pháp:

- Đối với Doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu đầy đủ các quy chuẩn và đòi hỏi chất lượng ở các thị trường xuất khẩu. Về các mặt hàng bị các rào cản về kỹ thuật chúng ta cần cải tiến hơn hơn nữa về kỹ thuật canh tác, quy trình kỷ thuật để tránh việc việc bảo hộ phi thuế quan từ các nước nhập khẩu.

+ Thường xuyên cập nhật thông tin về Luật Thương mại, những chính sách bảo hộ quyền lợi kinh tế.

- Đối với Nhà nước:

+ Sớm xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp lý có liên quan đến hoạt động thương mại. Hệ thống này phải đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, toàn diện, mang tính hội nhập và ưu tiên hàng đầu là chỉnh sửa Luật Thương mại để bảo vệ quyền lợi các Doanh nghiệp Việt Nam.

+ Cải cách môi trường pháp lý, chính sách để bảo đảm hướng tới một "chuẩn" thống nhất theo quy định của các tổ chức kinh tế và đặc biệt là WTO để hiểu và giảm thiểu tối đa được các ảnh hưởng đối với doanh nghiệp việt nam. Ví dụ như: Đưa ra các quy chế hỗ trợ các ngành hàng yếu kém của việt nam như; nông nghiệp, các ngành thực phẩm, hóa chất… để sao cho sản phẩm của chúng ta sản xuất ra giá cả hợp lý…

KẾT LUẬN

Có thể nói, hội nhập quốc tế ở nước ta là một quá trình với cơ hội và thách thức đan xen tồn tại dưới dạng tiềm năng và có thể chuyển hoá lẫn nhau. Cơ hội và thách thức chỉ trở thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể, mà ở đó vai trò của nhân tố chủ quan có tính quyết định rất lớn, trước hết đó là hiệu quả hoạt động lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước và tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết của toàn dân tộc. Thực tế đã chứng tỏ việc kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là sự lựa chọn đúng đắn, tất yếu đối với nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá sôi động hiện nay. Những thành tựu quan trọng giành được trong quá trình hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở để đất nước ta vững bước trên đường hội nhập và phát triển, sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, hướng tới mục tiêu chiến lược dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu VIỆT NAM – TIẾN TRÌNHHỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CƠ HỘI – THÁCH THỨC & GIẢI PHÁP (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w