Tính toán khâu phản hồi:

Một phần của tài liệu Tài liệu Đồ án tốt nghiệp - Nghịch lưu lò tôi docx (Trang 33 - 35)

II. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN

4. Tính toán khâu phản hồi:

a, Biến đổi tín hiệu bằng biến dòng:

- Ta sử dụng biến dòng để tạo ra tín hiệu áp phản hồi điều khiển mạch. Chọn biến dòng loại AMC2-300 có các thông số:

+ Dòng ra: Ira = 5 A

- Tín hiệu ra khỏi biến dòng là tín hiệu áp hình sin, để tạo ra tín hiệu xung điều khiển ta cho tín hiệu này qua mạch so sánh sử dụng Comparator loại LM119 có các thông số sau:

+ Nguồn cấp: UCC= ±15V + Dòng vào lớn nhất: Imax= 11,5 mA + Công suất: P = 500 mW + Nhiệt độ làm việc: t0C = 0 – 70 0C

- IC này gồm có 2 con trong một vỏ nên rất thuận tiện cho việc thiết kế mạch điều khiển:

b, Tạo tín hiệu chặn xung điều khiển:

+ Khi có tín hiệu điện áp (dạng sin) phản hồi thì nó được chỉnh lưu qua mạch cầu Diode và được lọc bằng tụ. Nó tạo thành dòng chảy qua cực gốc phát của Trazitor làm cho Tranzitor dẫn ở trạng thái bão hòa, do đó tín hiệu Q sẽ ở mức thấp “0” logic ( VQ= 0,6 V). Ngược lại khi không có tín hiệu phản hồi thì tín hiệu Q sẽ ở mức cao ( VQ= 5 V).

+ Tiếp đó tín hiệu phản hồi được đưa vào mạch có thêm phần tử NOT và AND như hình vẽ: nếu không có tín hiệu phản hồi tương ứng với Q = “1” thì nó sẽ cho tín hiệu xung điều khiển đi qua còn khi có tín hiệu điều khiển tương ứng với Q= “0” thì nó sẽ không cho tín hiệu xung điều khiển đi qua và như vậy tín hiệu điều khiển sẽ bị chặn lại.

+ Tính toán, lựa chọn cho khâu phản hồi như sau:

o Chọn cầu Diode chỉnh lưu loại 2KBP005 có các thông số như sau: Ung_D= 50 (V)

ID = 2 (A)

o Tranzitor loại ZTX300 và Diode loại 1N4448 có các thông số đã cho ở trên.

o Các điện trở R1 = R2 = 1 kΩ và tụ bù C = 100 μF

Một phần của tài liệu Tài liệu Đồ án tốt nghiệp - Nghịch lưu lò tôi docx (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)