Ngày tích lũy và ngày phân phố

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật công cụ phân tích (Trang 35)

CLV = ((C L) (H C)) / (H L )) Trong đó

2.Ngày tích lũy và ngày phân phố

Giá tăng, giá giảm là chuyện bình thường trên thị trường Chứng khoán. Vấn đề là bản chất các ngày tăng và ngày giảm là gì. Ai cũng biết giá cả trên thị trường được xác định bằng cung và cầu của các Nhà đầu tư. Điều gì ẩn giấu sau cung và cầu. Qua thống kê người ta chỉ ra rằng trong một thị trường tăng (hoặc giảm) sẽ có các ngày tích lũy và ngày phân phối được thể hiện qua giá cả và khối lượng.

Khi xu thế của thị trường là tăng giá: trong các ngày tích lũy giá sẽ tăng mạnh hoặc khối lượng giao dịch sẽ nhỏ hoặc là cả hai; trong các ngày tích phân phối sẽ tăng yếu thậm chí đứng giá hoặc giảm giá hoặc khối lượng giao dịch lớn (có thể xảy ra trước) hoặc là cả hai.

Khi xu thế của thị trường là giảm giá: trong các ngày tích lũy giá sẽ giảm mạnh hoặc khối lượng giao dịch sẽ nhỏ hoặc là cả hai; trong các ngày phân phối giá sẽ giảm yếu thậm chí đứng giá hoặc tăng giá hoặc khối lượng giao dịch lớn (có thể xảy ra trước) hoặc là cả hai. Đó là quy luật thống kê mà các Nhà đầu tư đã chỉ ra khi nghiên cứu các số liệu của thị trường. Quy luật này cần được giải thích bằng hành vi tâm lý của các Nhà đầu tư để có được tính chính xác cao.

Khi thị trường đi lên, đối với các Nhà đầu tư lẻ, họ tìm cách “tích lũy”: người có cổ phiếu thì tìm cách giữ chặt không bán ra để chờ giá lên cao hơn, người không có thì tìm cách mua vào gây nên tình trạng khan hiếm hàng trong khi nhu cầu lớn; kết quả là giá cổ phiếu tăng mạnh trong các ngày tích lũy nhưng khối lượng giao dịch nhỏ. Trong quá trình tích lũy đó, một số Nhà đầu tư cảm thấy được giá và không muốn tiếp tục mạo hiểm thêm sẽ bán cổ phiếu ra thị trường: hành động bán ra gặp đà mua vào khi giá tăng của các Nhà đầu tư khác nên khối lượng giao dịch thành công sẽ tăng vọt, đi kèm đó là sự tăng giá sẽ yếu hơn, thậm chí là đứng giá hoặc giảm giá do có sự pha loãng cầu bằng lượng cung được bán ra; những ngày này được gọi là ngày “phân phối”.

Tương tự khi thị trường đi xuống, các Nhà đầu tư nhỏ có xu thế bán tống bán tháo cổ phiếu và hạn chế mua vào trong các ngày tích lũy khiến hàng hóa trở nên thừa thãi vượt quá lượng cầu nhỏ đẩy giá giảm mạnh. Khi tích lũy xảy ra vài ngày, một số Nhà đầu tư cảm thấy giá cả đã đạt đến mức hấp dẫn để mua vào họ sẽ tìm cách thu gom khiến giá giảm chậm lại thậm chí đứng giá hoặc tăng giá đi cùng với khối lượng giao dịch lớn. Tuy nhiên con cá mập của thị trường lại là các quỹ đầu tư chứ không phải là các Nhà đầu tư lẻ, những quỹ đầu tư này cũng tham gia vào sự hình thành của các ngày tích lũy và phân phối nhưng cách tiếp cận của họ khác với các Nhà đầu tư lẻ.

Hãy hình dung thế này nếu một quỹ đầu tư muốn thâu tóm 10 triệu cổ phiếu A nào đó, giả sử khối lượng giao dịch trung bình của cổ phiếu A là 1 triệu cổ phiếu/ngày, họ sẽ phải mất 10 ngày để mua vào. Nếu ngày nào họ cũng mua vào 1 triệu cổ phiếu sẽ tạo ra hiện tượng khan hiếm đẩy giá cổ phiếu tăng vọt và họ sẽ mất một khoản tiền lớn. Vì vậy xen kẽ các ngày thu gom mang tính chất tích lũy, họ sẽ bán ra tại một số ngày, “phân phối” lại cổ phiếu để điều chỉnh làm chững lại sự tăng giá, qua đó thâu tóm 10 triệu cổ phiếu với khoản tiền phải bỏ ra thấp hơn so với việc mua vào liên tục.

Tương tự nếu muốn bán cổ phiếu, các quỹ đầu tư cũng thực hiện bán dần và xen kẽ các ngày phân phối bên cạnh các ngày tích lũy khiến cho tốc độ giảm giá chậm lại nhờ đó họ sẽ bán được giá hơn. Như vậy thị trường đang trong xu thế tăng hoặc giảm giá bao gồm các ngày tích lũy được xen kẽ bởi các ngày phân phối điều chỉnh. Thông thường sau 3 đến 5 ngày phân phối, xu thế tăng hoặc giảm sẽ kết thúc.

Nguyên nhân là tính chất mạo hiểm ngày càng tăng khi giá đã tăng cao, các ngày phân phối xen kẽ gây ra trạng thái căng thẳng cho các Nhà đầu tư lẻ và loại bỏ dần các Nhà đầu tư yếu bóng vía; đối với các quỹ đầu tư khoảng thời gian sau 3 đến 5 ngày phân phối cũng là lúc họ hoàn thành kế hoạch thu gom hoặc bán tháo. Các phép thống kê cũng chỉ ra thông thường sau khoảng 3 đến 5 phân phối là chấm dứt xu thế tăng hoặc giảm.

Hai hình dưới là các đợt có ngày phân phối trong 1 chu kỳ tăng giá của công ty cổ phần Bê Tông Châu Thới (BT6) và công ty Cổ phần Hóa An (DHA).

Những ngày này có giá giảm, chững lại hoặc có khối lượng giao dịch tăng đột biết (có thê xảy ra trước khi giá cả đang ở mức đỉnh).

(Ảnh ngay tich luy 1)

Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn (Ảnh ngay tich luy 2)

Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn

Xét ví dụ về giá cổ phiếu của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) đã nêu trong bài Độ rộng dải băng Bollinger - Bollinger Band Width

(Ảnh ngay tich luy 3)

Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn

Để ý rằng trong đợt tích lũy tăng giá của BBT có xen lẫn các ngày phân phối lân cận các ngày mà BBW lập một đỉnh và đáy tương ứng.

Thống kê - Sóng Elliot

Những người yêu thích phân tích kỹ thuật không lạ gì với lý thuyết sóng Elliot – lấy theo tên tác giả là Ông Ralph Nelson Elliott (1871-1948). Bản chất lý thuyết này được Elliot phát hiện dựa vào thống kê tổng hợp các số liệu trong quá khứ: lý thuyết này khẳng định rằng một chu kỳ tăng giá tuân theo 5 sóng chủ và 3 sóng điều chỉnh.

(Ảnh Thong ke 1)

Nguồn ảnh Lâm Minh Chánh, MBA - http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.

- Sóng chủ 1. Tích lũy xuất phát từ thị trường suy thoái và còn yếu, rất khó nhận ra sóng số 1 này. Do vừa mới thoát ra thị trường suy thoái nên đầu tư và lúc này mang tính chất mạo hiểm, không hấp dẫn với các Nhà đầu tư do không có nhiều kỳ vọng vào sự hồi phục của thị trường.

- Sóng chủ 2. Phân phối điều chỉnh lại sóng 1, nhiều Nhà đầu tư thực hiện “bán lúa non” do tâm lý hoảng sợ dưới ảnh hưởng của đợt suy thoái trước. Tuy nhiên sóng 2 này thực sự là cuộc kiểm tra về sự hồi phục của thị trường nếu điểm thấp nhất của sóng 2 cao hơn điểm xuất phát của sóng 1, điều này khẳng định tính chắc chắn của sự phục hồi, các Nhà đầu tư đã hưng phấn hơn và các quỹ đầu tư đang thực sự mua vào.

- Sóng chủ 3. Vượt qua đợt điều chỉnh tại sóng 2, tâm lý Nhà đầu tư phấn khích và tin tưởng thị trường hơn. Điểm cao nhất của sóng 2 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 theo tỷ lệ 1,618/1.

- Sóng chủ 4. Điều chỉnh và phân phối lại sóng 3 do Nhà đầu tư vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của thị trường suy thoái, thực hiện bán ra để thu lời khi cảm nhận thấy có lãi. Sóng 4 điều chỉnh ở mức 0.382 – 0.618 của sóng 3.

- Sóng chủ 5. Các Nhà đầu tư thực sự phấn khích thoát hẳn ảnh hưởng của đợt suy thoái. Tuy nhiên đợt sóng đang đến lúc cao trào, việc tham gia vào thị trường lúc này thực sự nguy hiểm.

- Sóng điều chỉnh A. Thị trường đã bắt đầu điều chỉnh đi vào suy thoái. Mặc dù giá xuống nhưng các Nhà đầu tư vẫn tin tưởng và rất phấn khích với thị trường, các quỹ đầu tư bắt đầu ngừng thu gom khi đã mua đủ số lượng theo kế hoạch.

- Sóng điều chỉnh B: Sóng B là sự kiểm tra lại tín hiệu về khả năng suy thoái. Giá tăng trở lại nhưng đỉnh không vượt qua đỉnh của sóng 5, tuy nhiên khối lượng giao dịch thấp và giá có thể đi ngang. Các quỹ đầu tư đã ngừng hẳn thu gom, các Nhà đầu tư vẫn tin tưởng thị trường nhưng đã có sự hoảng loạn xuất hiện. Các tín hiệu này khẳng định thị trường đã vượt qua trạng thái đỉnh điểm và sẵn sàng đi vào suy thoái bất kể lúc nào. - Sóng điều chỉnh C: Con gấu đã thực sự trưởng thành lấn át bò tót, thị trường bắt đầu đi vào suy thoái. Điểm thấp nhất của sóng C thấp hơn điểm thấp nhất của sóng A ít nhất 1.618 lần.

2. Ý nghĩa

Nếu đối chiếu với nguyên tắc ngày phân phối sẽ nhận ra các điểm tương đồng. trong đó các sóng số 2, 4, A, C tương ứng với các ngày phân phối phù hợp với tâm lý hành vi của các Nhà đầu tư. Tuy nhiên cần chú ý rằng ngày phân phối không chỉ là các ngày giảm giá: đó có thể là các ngày có khối lượng giao dịch đột biến, hoặc vẫn tăng giá nhưng giá tăng chậm lại.

Hơn nữa cần phải tránh máy móc và suy rộng hơn khi áp dụng sóng Elliot cũng như ngày phân phối. Hai lý thuyết này không khẳng định tất yếu đến đợt sóng thứ 5 hay sau ba ngày phân phối thì giá sẽ đi theo chiều hướng giảm mà cần phải hiểu là: khi đến đợt sóng thứ 5 hoặc sau 3 đợt phân phối thì xác suất giá giảm sẽ cao hơn (đến 70%) và sẽ là thiếu khôn ngoan nếu tăng cường mua Chứng khoán vào thời điểm này thay vì lên kế hoạch sẵn sàng bán ra. Thực tế ngày nay đã có nhiều đợt sóng elliot kéo dài hơn 5 đợt sóng hoặc hơn 3 ngày phân phối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hãy quan sát về sóng Elliot trên đồ thị VN-Index trong đợt sốt Chứng khoán từ tháng 11/2006 cho đến tháng 04/2007. Sóng đỉnh cao nhất là sóng 5 diễn ra vào cuối tháng 02 đầu tháng 03/2007, do đợt sốt quá nóng nên bản thân sóng 5 không tạo thành đỉnh nhọn theo đúng lý thuyết nội dung của sóng này tạo thành một đợt sóng Elliot nhỏ do niềm tin vào thị trường của các Nhà đầu tư vẫn còn rất lớn.

(Ảnh Thong ke 2)

Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn

Xét ví dụ về công ty Công ty cổ phần Bê tông 620 Châu Thới – BT6

(Ảnh Thong ke 3)

Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn

Đồ thị BT6 cho thấy có 2 đợt sóng dạng Elliot từ tháng 01/2007 đến đầu tháng 03/2007 và giữa tháng 04/2007 đến giữa tháng 06/2007.

Qua đồ thị của BT6 chúng ta dễ nhận thấy sóng chủ có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 5 sóng so với lý thuyết. Vấn đề ở đây là phần lớn số sóng chủ là từ 5 sóng trở lên và khi số sóng chủ đã đạt đến 5 sóng thì khả năng thị trường xoay chiều là rất lớn, trạng thái Nhà đầu tư đang phấn khích và rất dễ xì hơi, lúc này cần hạn chế mua vào và có một kế hoạch để bán cổ phiếu.

Nếu để ý đến đồ thị MACD sẽ thấy khi đường MACD vượt lên trên đường trung bình động EXP của chính nó là tín hiệu mua vào rất sát với sóng chủ 3 và khi đường MACD cắt và đi xuống dưới đường trung bình động EXP của chính nó là tín hiệu bán ra rất sát với sóng điều chỉnh B.

Xét lại ví dụ về công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết - BBT với phương pháp độ rộng dải băng Bollinger - Bollinger Band Width - BBW

(Ảnh Thong ke 4)

Nguồn độ thì http://www.vietstock.com.vn

Để ý rằng khi sóng Elliot đến cao trào và xuất hiện các sóng điều chỉnh A, B, C cũng là lúc BBW đạt đỉnh với giá trị rất lớn (thời điểm có các đường kẻ màu đỏ). Trong đợt tăng giá theo sóng Elliot, BBW lập các đỉnh và đáy tại lân cận các sóng 2 và 4.

Biểu đồ Nến là một cách hiệu quả để hình dung biến động giá. Có hai dạng nến cơ bản: • Bullish Candle - Nến Tăng: Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa (thường là màu

xanh lá cây hoặc màu trắng)

• Bearish Candle - Nến Giảm: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa (thường là màu đỏ hoặc đen)

Các thành phần của Nến

Có ba thành phần chính:

Upper Shadow - Bóng Nến Trên: đường thẳng đứng

giữa giá cao nhất trong ngày và đóng cửa (nến tăng) hoặc mở (nến giảm)

Real Body - Thân Nến: Sự khác biệt giữa mở và

đóng, phần màu của nến

SLower Shadow - Bóng Nến Dưới: đường thẳng

đứng giữa giá thấp nhất trong ngày và mở cửa (nến tăng) hoặc đóng cửa (nến giảm)

Chúng ta có 3 dạng biểu đồ phổ biến nhất : 1. Biểu đồ đường kẻ (Line chart) 2. Biểu đồ thanh giá (Bar chart)

3. Biểu đổ giá đỡ hay còn gọi là biểu đồ nến (Candlestick chart) Bây giờ chúng ta sẽ giải thích để bạn biết về chúng :

Biểu đồ đường kẻ (Line chart)

Một biểu đồ đường kẻ đơn giản vẽ một đường từ một giá đóng cửa đến giá đóng cữa tiếp theo. Khi nối các đường kẻ lại với nhau, ta có thể thấy một bức tranh chuyển động giá chung của một cặp tiền tệ trong một chu kỳ thời gian.

Một biểu đồ thanh giá thì phức tạp hơn một chút. Nó thể hiện giá mở cửa và giá đóng cửa, cũng như các giá đỉnh và đáy. Đáy của thanh giá chỉ giá giao dịch thấp nhất đối với khoảng thời gian đó, và đỉnh của thanh giá chỉ giá cao nhất đã được giao dịch.

Thanh giá chiều dọc cho thấy biên độ giao dịch của cặp tiền tệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vạch ngang ở bên trái của thanh giá thể hiện giá mở cửa, và phía bên phải của thanh giá thể hiện giá đóng cửa.

Đây là một ví dụ của biểu đồ thanh giá đối với cặp EUR/USD :

Lưu ý, trong suốt bài học của chúng ta, bạn sẽ thấy từ “bar” sử dụng cho một phần của dữ liệu trên biểu đồ.

Một bar (một thanh) đơn giản chỉ là một đoạn thời gian, nó có thể là một ngày, một tuần hay một giờ ,… Khi bạn nhìn thấy từ bar, hãy chắc rằng bạn hiểu nó đang thể hiện khung thời gian nào.

Biểu đồ thanh giá còn được gọi là biểu đồ “OHLC”, bởi vì chúng thể hiện Giá mở cửa (open), đỉnh (high), đáy (low), đóng cửa (close) đối với một cặp tiền tệ. Đây là ví dụ của một thành giá.

Open: đường ngang nhỏ bên trái là giá mở cửa.

High: đỉnh của đường thẳng đứng thể hiện giá cao nhất của một chu kỳ thời gian.

Close: đường ngang nhỏ bên phải là giá đóng cửa.

Biểu đồ nến (Candlesticks chart)

Biểu đồ nến thể hiện các dữ liệu giống như biểu đồ thanh giá, nhưng trong một biểu tượng đẹp hơn.

Biểu đồ nến vẫn thể hiện biên độ đỉnh đến đáy với một đường thẳng đứng.

Tuy nhiên, trong biểu đồ nến, khối lớn hơn (còn gọi là body) ở giữa thể hiện biên độ giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Thông thường, nếu khối ở giữa được tô mầu, có nghĩa là giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.

Trong ví dụ sau đây, màu được tô là mà đen. Đối với khối được tô, đỉnh của khối là giá mở cửa, và đáy của khối là giá đóng cửa. Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, khối ở giữa sẽ là không có màu, hoặc màu trắng.

Thực tế, chúng tôi không thích sử dụng màu nến đen trắng truyền thống. Trông thật sự không hấp dẫn chút nào. Trong khi chúng ta bỏ rất nhiều thời gian để theo dõi biểu đồ, sẽ dễ dàng hơn nếu biểu đồ của chúng ta có màu sắc. Một tivi màu tốt vẫn hơn một tivi đen trắng phải không?

Chúng ta đơn giản thay màu xanh cho nến trắng và màu đỏ cho nên đen. Điều này có nghĩa, nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nến sẽ màu xanh, và giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, nến sẽ màu đỏ.

Trong các bài học sau, bạn sẽ thấy rằng sử dụng nến xanh và nến đỏ sẽ giúp bạn theo dõi biểu đồ nhanh hơn, cũng như xu hướng tăng, giảm, và các điểm có khả năng đổi chiều.

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật công cụ phân tích (Trang 35)