Hệ số Sorensen (q) là hệ số thường được dùng trong các nghiên cứu sinh thái học hiện đại, để đánh giá sự gần gũi giữa các quần xã sinh vật, theo từng cặp, ở hai sinh cảnh sống khác hay ở các điểm thu mẫu khác nhau trong một khu vực nghiên cứu. Hệ số này được thể hiện qua phương pháp hình vuông Czekanowski (biểu đồ Czekanowski hay biểu đồ lưới) [17].
Sau khi tính được các giá trị của chỉ số Sorensen của nhóm động vật cụ thể ở các điểm thu mẫu ta xếp chúng theo các nhóm mức độ khác nhau với kí
hiệu riêng và sắp xếp chúng vào trong các ô của biểu đồ lưới. Kết thúc sự sắp xếp, trên hình vuông “Biểu đồ lưới” ta có thể thấy những
nhóm tách biệt ít hay nhiều gắn liền với các vùng chuyển tiếp. Kết quả phân tích được thể hiện trên biểu đồ 4.
Từ biểu đồ 4 ta thấy, chỉ số tương đồng thành phần loài Sorensen (q) giữa các nhóm bọ nhảy ở 8 điểm thu mẫu có giá trị khá cao, dao động từ 53,0% (giữa điểm 1 và điểm 5) đến 76,0% (giữa điểm 2A và 6B). Giá trị của chỉ số q được phân thành 2 lớp giá trị: lớp thứ nhất từ 45,0% đến 64,9% (giống nhau ít) bao gồm điểm 4 với các điểm 1, 2A, 2B, 6A, 6B và điểm 1 với các điểm 2A, 6A, 3, 4, 5. Lớp thứ 2 từ 65,1% trở lên (giống nhau). ở lớp có giá trị này, có khuynh hướng hình thành 2 nhóm: Nhóm 1 gồm các điểm 2A, 2B, 6A, 6B, 3 và 5 và nhóm thứ 2 gồm điểm 4 và 5.
2A 2B 6A 6B 3 5 4 1 2A 2B 73,0 6A 72,0 72,0 6B 76,0 75,0 75,0 3 68,0 71,0 73,0 73,0 5 72,0 67,0 66,0 69,0 67,0 4 59,0 62,0 61,0 62,0 58,0 67,0 1 63,0 70,0 62,0 70,0 59,0 53,0 60,0
Biểu đồ 4: Chỉ số tương đồng thành phần loài Sorensen (q) giữa các nhóm bọ nhảy ở khu vực Đông Mai, xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên.
Chú thích:
Các chú thích khác: xem chú thích tr.13 - 14
Theo chúng tôi, những yếu tố có thể góp phần làm phân hoá 2 nhóm này là: dạng sinh cảnh và mức độ tích luỹ Pb trong đất. ở nhóm thứ nhất, có 5/6 điểm là ở đất cỏ hoang và ở nhóm thứ 2 là 2 điểm ở sinh cảnh vườn quanh
> 65,0%: giống nhau