NGHệ THUậT XÂY DựNG NGÔN NGữ NHÂN VậT NGƯời Kể CHUYệN TRONG TRUYệN NGắN CủA Lỗ TấN

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn lỗ tấn (Trang 30)

Kể CHUYệN TRONG TRUYệN NGắN CủA Lỗ TấN

2.1. Nhân vật người kể chuyện

Nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm văn học có một vai trò rất lớn trong việc tổ chức bên trong liên kết các yếu tố nghệ thuật khác nhau để tạo thành kết cấu tác phẩm, tạo nên giá trị thẩm mĩ mạnh mẽ, đặc sắc cho tác phẩm văn học.

Người kể chuyện được định nghĩa:

- Là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng tác giả tuy vậy không nên đồng nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời, đó có thể là nhân vật đặc biệt mà tác giả sáng tạo ra. (ví dụ: Người

điên trong Nhật kí người điên - Lỗ Tấn ). Đồng thời đó có thể là một người biết

một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hay nhiều người kể chuyện. - Người kể chuyện là người dẫn ra câu chuyện của tác phẩm, là người xem xét, đánh giá các nhân vật và sự việc được phản ánh trong tác phẩm.

- Nhân vật người kể chuyện không xuất hiện trong tất cả các thể loại của tác phẩm văn học. Ví dụ trong kịch, sự quan sát, đánh giá các nhân vật và sự việc của nhà văn được lồng vào ngôn ngữ, thái độ và hành động của nhân vật nên ta không thấy sự xuất hiện của nhân vật người kể chuyện. Trong thơ trữ tình, tâm tư tình cảm của nhà thơ được thể hiện trực tiếp dưới hình thức tự bộc lộ đó không phải là dưới hình thức câu chuyện kể về người khác. Còn trong truyện có sự xuất hiện của nhân vật người kể chuyện. Đọc xong một trang truyện, ngoài những nhân vật được miêu tả, có ngôn ngữ và hành động riêng, chúng ta vẫn thấy hình như có một nhân vật đang quan sát, ghi chép và miêu tả tất cả các nhân vật và sự kiện đang xảy ra. Đó chính là “người kể chuyện”. Nhân vật người kể chuyện vừa khách quan, vừa chủ quan nên vị trí của nhân vật này phụ thuộc vào rất nhiều ở động cơ và thái độ của tác giả. ở một số tác phẩm, nhân vật này không đứng cùng bình diện với các nhân vật khách quan của tác phẩm; ở một số tác phẩm khác nhân vật này đứng cùng bình diện với các nhân vật khách quan của tác phẩm.

Có người nói: đọc xong hai tập Gào thét, Bàng hoàng nhắm mắt lại có thể hình dung được bóng dáng Lỗ Tấn. Đó là một nhận xét không sai. Khi sáng tác, động cơ của Lỗ Tấn là chiến đấu. Nhà văn đã xem văn nghệ như là một vũ khí chiến đấu hữu hiệu, đắc lực phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc đồng thời đó còn là công cụ là phương tiện để nhà văn gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình. Thế nên Lỗ Tấn đã vận dụng phương pháp hư cấu nghệ thuật khi sáng tác và theo đó hình tượng nhân vật người kể chuyện trong truyện ngắn của ông rất phát triển.

Truyện ngắn của Lỗ Tấn có nhân vật người kể chuyện đứng cùng bình

diện với các nhân vật khách quan trong tác phẩm xưng “tôi” như Cố hương, Lễ

cầu phúc, Khổng ất Kỉ, Nhật kí người điên... Trường hợp thứ hai, người kể

chuyện lại đứng đằng sau tác phẩm, không cùng bình diện với các nhân vật

khách quan trong tác phẩm như ở các tác phẩm: Sóng gió, Li hôn, Ngày mai,

Thuốc, AQ chính truyện…

Sự xuất hiện ở những phương thức khác nhau, nhân vật người kể chuyện đã tạo nên các kiểu kết cấu tác phẩm khác nhau. Kết cấu đó có chặt chẽ và hấp

dẫn hay không phụ thuộc rất lớn vào tài năng và phong cách nghệ thuật của nhà văn nhất là ngôn ngữ người kể chuyện.

2.2. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật người kể chuyện

Trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người kể chuyện giữ vai trò quyết định với toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ tác phẩm. Nói cách khác, ngôn ngữ người kể chuyện giữ vai trò then chốt trong phương thức tự sự, là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt tư tưởng, cá tính tác giả.

Ngôn ngữ của nhân vật người kể chuyện cho dù rất ngắn gọn, ít ỏi vẫn tạo nên một ý niệm về tính cách mới, độc đáo về hình tượng một nhân vật, chứ không phải là một nhận xét đơn thuần. Đọc truyện ngắn của Lỗ Tấn ta thấy: “Hơn ba chục thiên truyện mỗi truyện không chỉ mới lạ ở ngôn từ bạch thoại mà còn đem lại sự đổi mới về kết cấu, về cách dẫn chuyện, về phân tích tâm lý nhân vật” (Mao Thuẫn). Truyện của Lỗ Tấn thuộc phạm trù văn học hiện đại, vừa kế thừa truyền thống dân tộc, vừa cách tân mạnh mẽ đưa văn học Trung Quốc tương thông với văn học thế giới. Trong đó lòng ưu phẫn của nhà văn được bộc lộ hừng hực như lửa cháy cho dù ông đã “cố ý kiềm thúc để ngòi bút có thể nghiêm khắc

tuân theo lôgic khách quan của sự vật” (Lỗ Tấn, thân thế và văn nghiệp, Đặng

Thai Mai, Nxb thời đại, 1944). Ngôn ngữ nhân vật người kể chuyện được thể hiện rất đa dạng, nhiều vẻ:

2.2.1. Ngôn ngữ nhân vật người kể chuyện xuất hiện với tư cách “tôi”

Nhân vật người kể chuyện xuất hiện với tư cách “tôi” là trường hợp người kể chuyện đứng cùng bình diện với các nhân vật khách quan của tác phẩm. Trong Gào thét, Bàng hoàng, ở nhiều chỗ, nhân vật kể chuyện đã xuất hiện với tư cách “tôi”. Tác giả đã đứng ở vị trí người kể chuyện để dẫn dắt câu chuyện. Dùng nhân vật “tôi” làm đầu mối thường có hai trường hợp : hoặc là quan điểm của “tôi” có thể thể hiện đầy đủ quan điểm của tác giả, tác giả bèn nhường lời cho nhân vật; hoặc là nhập người kể chuyện và “tôi” là một nhân vật trong truyện để tạo điều kiện đi sâu hơn vào tâm tư, tình cảm nhân vật. Sự phát triển đó

của hình tượng nhân vật người kể chuyện làm cho tư tưởng, tình cảm tác giả càng được thể hiện trực tiếp hơn, cụ thể hơn, càng có sức lôi cuốn đối với người đọc hơn. Vì thế, nhân vật người kể chuyện đã phát triển đến mức độ trở thành nhân vật khách quan của tác phẩm không chỉ đơn thuần là vấn đề thủ pháp, mà còn có quan hệ tâm huyết với nhà văn.

Tuy vậy không nên hiểu “tôi” là tác giả. Bởi cho “tôi” là tác giả là đã hiểu không đúng mối quan hệ giữa môđen (người mẫu) và nhân vật. Nhà văn có thể lấy một con người thực, kể cả bản thân làm môđen. Song, khi đã trở thành một nhân vật trong tác phẩm thì nó không còn là con người thật nữa mà trở thành một hình tượng nghệ thuật. Coi “tôi” là tác giả là đã thu hẹp ý nghĩa điển hình của nhân vật và của tác phẩm đồng thời càng không giải quyết được vấn đề mối quan hệ giữa các nhân vật “tôi” trong Gào thét, Bàng hoàng.

Nhưng cho rằng “tôi” hoàn toàn không liên quan gì đến tác giả, chỉ là một nhân vật như hàng trăm nhân vật khác của Lỗ Tấn thì cũng không ổn. Nhân vật

“tôi” mang dáng dấp của nhà văn nhất là những tác phẩm có tính chất hồi ký (Cố

hương, Lễ cầu phúc, Một việc nhỏ…)

Thế nên “tôi” là một loại nhân vật vừa khách quan, vừa chủ quan, là một kiểu nhân vật người kể chuyện xuất hiện cụ thể và rõ ràng trong tác phẩm.

Ngôn ngữ nhân vật người kể chuyện xuất hiện với tư cách “tôi” được thể hiện trong truyện ngắn của Lỗ Tấn dưới hai hình thức:

2.2.1.1. Hình thức người kể chuyện kể về mình

Đây là hình thức người kể ở ngôi thứ nhất để kể lại những sự việc, sự kiện mà mình đã sống, đã trải qua, đã chứng kiến một cách trực tiếp. Do đó khoảng cách giữa người kể chuyện và truyện là rất nhỏ.

Ví dụ trong truyện Nhật ký người điên, người đứng ra kể chuyện là một anh điên xưng là “mình”. Nhật ký người điên là truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn, lần đầu tiên được in trên tạp chí Tân Thanh niên số tháng 5 năm 1918. Ngay từ

khi mới ra đời, tác phẩm này đã gây được tiếng vang lớn trong dư luận, trong giới nghiên cứu văn học và độc giả cả nước. Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho

rằng: Nhật ký người điên là phát súng đầu tiên bắn vào dinh lũy của chế độ

giáo phong kiến ăn thịt người qua đó tố cáo sự tàn ác, dã man của lễ giáo phong kiến đối với con người.

Câu chuyện mà người điên kể được thể hiện dưới dạng nhật ký. Nhà văn Lỗ Tấn đã kế thừa phương thức dựng chuyện của nhà văn N.V. Gôgôn. Gôgôn

cũng có một truyện ngắn mang tên là Nhật ký người điên. Mặc dù có cùng tên

truyện nhưng tác phẩm của Lỗ Tấn khác với tác phẩm của Gôgôn. Sự khác biệt

này được thể hiện ở tinh thần sáng tạo của nhà văn Lỗ Tấn.Nếu Nhật kí người

điên của Gôgôn có ngày tháng cụ thể thì Nhật ký người điên của Lỗ Tấn hoàn

toàn không có ngày tháng. Tập nhật ký này được kể lộn xộn thậm chí nhiều câu, nhiều chi tiết được viết hết sức hoang đường song câu chuyện vẫn ẩn chứa những phát hiện về tình thù địch con người của toàn bộ môi trường sống. Tác giả đã thành công ở chỗ dựng lên một hình tượng sinh động, nhất quán và trọn vẹn về một người trí thức mắc chứng bệnh “bức hại cuồng”. Căn cứ vào ngôn ngữ và hoạt động tâm lý của nhân vật, “tôi” ở đây là một người điên trăm phần trăm:

“Đêm nay, trăng đẹp quá:

Hơn ba mươi năm nay, không thấy; hôm nay thấy tinh thần sảng khoái lạ thường. Mới biết hơn ba mươi năm nay, mình toàn sống trong tăm tối. Nhưng phải hết sức cẩn thận. Nếu không, tại sao em chó nhà họ Triệu lại lườm mình như thế?

Mình sợ là phải lắm” [4.40].

Người điên, “tôi” luôn sợ hãi, luôn cảm thấy sẽ có một điều gì đó xảy ra: - “Mình thấy rõ trong lời nói của họ có thuốc độc, trong giọng cười của họ có dao găm. Răng thì nhăn ra trắng hếu. Toàn là bọn ăn thịt người” [4.42]

- “Lão Năm Trần bưng cơm vào. Một đĩa rau, một đĩa cá hấp. Mắt cá trắng dã và cứng đờ, miệng há hốc ra, trông y như bọn ăn thịt người kia. Ăn mấy miếng thấy nhờn nhờn, không biết thịt cá hay thịt người đây” [4.43].

Nỗi sợ hãi còn được đẩy lên cao hơn khi “mình” - người kể chuyện được tận mắt, tận tai thấy cảnh:

“Lão già ra khỏi cửa, bước được mấy bước đã ghé tai nói thầm với ông anh: - Cho ăn ngay

Ông anh gật đầu. Té ra cả anh nữa hay sao! (…) Ông anh mình cũng cùng một bọn với những người ăn thịt mình!” [4.44]

Ngôn ngữ của “tôi”, người điên được tác giả xây dựng rất sinh động. Ngôn ngữ ấy luôn chứa đựng sự sợ hãi, sợ người khác ăn thịt mình. Việc phát hiện ba chữ “ăn thịt người” trong lịch sử mấy nghìn năm của lễ giáo phong kiến Trung Quốc là việc làm rất phù hợp với tâm lý của một người trí thức đã hóa điên. Cái tài của Lỗ Tấn là ở chỗ, biết lợi dụng hoạt động tâm lý của một người điên để bắt người đọc suy nghĩ về một chân lý không điên tý nào. Chính ở chỗ đó, nhân vật kể chuyện đã mang tư tưởng, tình cảm tác giả. Sự căm thù những kẻ “ăn thịt người”, yêu cầu “cứu lấy trẻ em”, nhận thức tư tưởng, tình cảm của tác giả và của người kể chuyện là thống nhất. Song tác giả tỉnh táo, sáng suốt hơn “tôi” nhiều. Nhận thức của “tôi” là nhận thức cụ thể, trực tiếp bằng những ngôn ngữ trực tiếp:

- “Các người thay đổi ngay đi, thành tâm mà thay đổi đi. Các người nên biết rằng tương lai, người ta không dung thứ những kẻ ăn thịt người đâu…” [4.52].

- “Mình là kẻ có truyền thống ăn thịt người trên bốn nghìn năm lúc đầu không biết nhưng bây giờ biết rồi thì khó lòng mà nhìn mặt những người chân chính” [4.52].

Còn nhận thức của tác giả là nhận thức khái quát, tổng hợp. Cái mà “tôi” gọi là “ăn thịt người” là ăn thịt về xác thịt, còn “ăn thịt người” của tác giả lại là ăn thịt về tinh thần. Những kẻ ăn thịt người mà “tôi” nói là những con người cụ thể: Ông Triệu, cụ Cố Cữu, lão thầy thuốc… Còn hàm ý của tác giả lại ám chỉ lễ giáo và cả chế độ phong kiến Trung Quốc.

Với những suy nghĩ, những câu nói và ngôn ngữ tưởng chừng như vô nghĩa của “tôi”, người điên ta thấy ngôn ngữ đó chất chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhân vật người điên mà lại không điên, trái lại người điên lại là bậc thông thái bởi phải là bậc thông thái mới tra cứu được lịch sử để truy tìm cội nguồn của nạn ăn thịt người. Lỗ Tấn đã để cho nhân vật người điên mở một cuộc hành trình để truy cầu sự thực, để khám phá chân lý và phát hiện bản chất đích thực của lễ giáo phong kiến tàn ác. Nhân vật người điên đã lôi được tim đen của lễ giáo phong

kiến ra ngoài ánh sáng bằng những từ ngữ mang tính chất khái quát cao “ăn thịt người”. Trước Lỗ Tấn chưa có một nhà văn nào dám lên tiếng tố cáo buộc tội một cách đanh thép, lên án một cách hùng hồn, mạnh mẽ và gay gắt với lễ giáo

phong kiến như Nhật ký người điên. Nhân vật người điên chính là hình ảnh của

người chiến sĩ dân chủ đầy dũng khí và cũng chính là nhân vật phát ngôn cho tác giả.

Tiếng thét của “tôi” “Hãy cứu lấy trẻ em” như một lời kêu gọi hãy cứu bọn trẻ (em gái anh ta khỏi bị ăn thịt) bên cạnh đó, còn hàm nghĩa hãy cứu lấy những mầm non của dân tộc, cứu lấy tương lai. Ngôn ngữ của người kể chuyện với tiếng kêu cứu ở cuối tác phẩm đã vang lên một cách khác lạ, đánh thức mọi người. Chính vì thế, tác phẩm của Lỗ Tấn đã mang một cách điệu độc đáo “ưu phẫn sâu rộng”.

Trong truyện ngắn Cố hương, người đứng ra kể chuyện xưng “tôi” có tên

là Lỗ Tấn. Anh đã kể về chuyến trở lại thăm làng cũ của mình sau bao nhiêu năm xa cách. Đó là những ngày giữa đông. “Tôi” cảm thấy có một cảm giác rất lạ, trong lòng rất xúc động nhất là khi ngồi trên thuyền gần về tới làng. Những tình cảm dồn nén bấy lâu như cùng trào lên khiến “tôi” vừa vui, vừa buồn, lại vừa phấp phỏng hồi hộp. Cảm giác đan xen lẫn lộn này của nhân vật được thể hiện bằng những ngôn ngữ miêu tả tinh tế:

“Nhìn qua các khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa, không nén được, lòng tôi se lại”

- “A, đây thật có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong ký ức không?” [4.101].

Tôi đã vượt hai ngàn dặm, trong thời tiết giá lạnh của mùa đông để trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những cảm xúc ngạc nhiên, chứng kiến cảnh quê hương với cảnh vật và con người trong lòng tôi không giấu được tình cảm của mình. Điều này đã được khắc họa bằng những từ ngữ “se lại”, “A”, câu hỏi tu từ. Trở về quê hương tôi rất đau buồn về xã hội thối nát đã làm vẩn đục tình cảm con người tạo nên một bức tường ngăn cách giữa người với người, còn lớn tiếng yêu cầu xóa bỏ sự ngăn cách giữa người lao động và tri thức do chế độ

đẳng cấp phong kiến dựng lên. Đồng thời “tôi” cũng nói lên niềm hi vọng, khẳng định niềm tin, lòng tin vào tương lai. Những tâm trạng này được tác giả thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ nửa trực tiếp có dấu hiệu của ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn lỗ tấn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)