0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Những thành tựu trong dạy và học môn giáo dục công dân ở

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG XUYÊN, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG HIỆN NAY (Trang 32 -32 )

công dân ở trường THPT Long Xuyên hiện nay

2.2.1.1. Những thành tựu trong dạy và học môn Giáo dục công dân ởtrường THPT Long Xuyên hiện nay trường THPT Long Xuyên hiện nay

Cùng với đường lối đổi mới chung của ngành giáo dục cả nước thì trong những năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh An Giang đã có những chuyển biến quan trọng. Trong đó trường THPT Long Xuyên là một trường gặt hái được khá nhiều thành tích, đóng góp vào thắng lợi chung cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà. Trong nhiều thành tích chung đó phải kể đến những tiến bộ trong giảng dạy môn Giáo dục công dân.

Cùng với sự nhận thức ngày càng đúng đắn hơn vai trò, vị trí môn Giáo dục công dân trong hệ thống các môn học ở nhà trường THPT thì sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đặc biệt là của những người trực tiếp hoạt động trong ngành giáo dục đối với môn học này ngày một thiết thực hơn .

Chính sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các bộ cấp trên và nhất là các Ban giám hiệu của trường THPT Long Xuyên đã tạo ra những thuận lợi căn bản giúp việc giảng dạy môn Giáo dục công dân ngày càng gặt hái được nhiều thành tích. Những thành tích ấy có thể kể đến như sau:

a) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên ngày càng

được nâng cao

Trước hết cần phải xác định và khẳng định rằng đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp đào tạo ra những thế hệ tương lai của đất nước, là người trực tiếp truyền thụ tri thức đến cho học sinh, trực tiếp giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng đào tạo, là lực lượng chủ yếu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nước nhà.

Đội ngũ giáo viên giáo dục công dân ở trường THPT Long Xuyên đều là những giáo viên thuộc thế hệ rất dày dạn kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Đã từng giảng dạy rất nhiều thế hệ học sinh nên có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng cũng như việc áp dụng phương pháp dạy học nào mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy.

Bên cạnh đó, vào các kì nghỉ hè hàng năm, các giáo viên bộ môn Giáo dục công dân đều đã được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo chương trình đào tạo bồi dưỡng của Sở giáo dục tỉnh An Giang.

Định kì mỗi tháng một lần các giáo viên đều họp hội đồng bộ môn lần lượt tại các trường trung học phổ thông trong tỉnh, trong các buổi họp đó các giáo viên đều có dự giờ và rút kinh nghiệm lẫn nhau từ những tiết dạy mẫu. Vì vậy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các giáo viên ngày càng được nâng cao.Chính điều này đã giúp các giáo viên môn Giáo dục công dân có cơ hội nắm bắt kịp thời những thông tin mới liên quan đến bộ môn cập vào bài giảng để tiết giảng phong phú và sinh động.

Tất cả giáo viên giáo dục công dân của trường đều có trình độ đại học đã được đào tạo theo chuyên ngành giáo dục công dân nên không có tình trạng dạy chéo môn. Với số lượng 40 lớp học của trường thì việc bố trí 3 giáo viên dạy giáo dục công dân với số tiết bình quân là 13 tiết/ tuần như hiện nay là tương đối hợp lý. So với chuẩn phải là 18 tiết/ tuần. Và thuận lợi để giáo viên có nhiều thời gian nghiên cứu, trau dồi thêm về chuyên môn nghiệp vụ, giúp cho hoạt đông chuyên môn ngày càng tốt hơn.

b) Phương pháp giảng dạy đã từng bước được đổi mới

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả dạy và học môn Giáo dục công dân là phương pháp dạy học.

Hiện nay, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tỉnh An Giang, đặc biệt là Ban Giám hiệu nhà trường, đội ngũ giáo viên giáo dục công dân đã từng bước có những đổi mới phương pháp dạy học. Sự đổi mới đó được thực hiện trên tinh thần kế thừa và phát huy những ưu điểm của các phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời có sự kết hợp nhuần nhuyễn và khéo léo với phương pháp dạy học hiện đại trong quá trình truyền đạt tri thức đến học sinh.

Sự đổi mới tiến bộ trong phương pháp dạy học đáng ghi nhận nhất là đội ngũ giáo viên giáo dục công dân đã từng bước nhận thức được vai trò quan trọng của người học trong quá trình truyền đạt và lĩnh hội tri thức. Từ đó giáo viên đã chú ý tạo điều kiện để học sinh phát huy được tính năng động, sáng tạo của mình trong quá trình học. Giáo viên là người hướng dẫn, người tổ chức, người trọng tài đánh giá còn học sinh trở thành chủ thể chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo thông qua các hoạt động tổ chức dạy học của giáo viên.

Như vậy, thay vì sử dụng phương pháp tác động một phía từ giáo viên đến học sinh thì hiện nay việc vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại đã giúp học sinh tích cực hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức và tự phát triển. Những biểu hiện của sự tiến bộ này có thể thấy ở những điểm sau:

Thứ nhất, để phát huy vai trò chủ động tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, các giáo viên đã rất kì công trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại cho môn Giáo dục công dân. Với hệ thống câu hỏi đàm thoại, các giáo viên đã vận dụng linh hoạt trong các tiết dạy, phù hợp với từng đối tượng, nội dung bài học và đạt được mục tiêu của môn học.

Thứ hai, do tính đặc thù của môn học yêu cầu về tư liệu thực tế là hết sức cần thiết. Nhận thức được điều này, các giáo viên giáo dục công dân đã chú ý tìm tòi, chọn lọc các tài liệu, khai thác, nắm bắt kịp thời các thông tin. Nhờ thế bài giảng giáo dục công dân không những chỉ đảm bảo tính giáo dục mà còn hấp dẫn học sinh bởi tính thời sự của môn học.

c) Chất lượng, hiệu quả của dạy và học được nâng cao

Chất lượng dạy và học được nâng cao vừa là mục tiêu vừa là động lực trực tiếp của người làm công tác trong ngành giáo dục và đào tạo và là mối quan tâm lớn đối với toàn xã hội.

Chính vì vậy, đối với trường THPT Long Xuyên thì chất lượng dạy và học các môn nói chung cũng như chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân nói riêng cũng trở thành mối quan tâm lớn đối với nhà trường.

Hiện nay, các giáo viên bằng tâm huyết của mình đã có nhiều sự đầu tư công phu vào thiết kế các bài giảng làm cho giờ học giáo dục công dân có được sự thu hút nhất định. Đáng phấn khởi là sự đầu tư này không chỉ dành

cho các cuộc thi giáo viên dạy giỏi hay trong các tiết thao giảng hoặc các tiết dự giờ đánh giá giáo viên.

Hơn thế nữa, đó là một trong những hoạt động chuyên môn thường xuyên, liên tục của giáo viên. Chính vì vậy chất lượng và hiệu quả của dạy và học ngày càng được nâng cao. Điều này thể hiện cụ thể qua kết quả tổng kết điểm thi học kì của năm học 2010 – 2011.

Nếu như trong học kì I điểm thi môn Giáo dục công dân của 1542 học sinh thì có 1298 học sinh đạt điểm trên 5 chiếm tỉ lệ 88%, học sinh đạt điểm dưới 5 là 184 chiếm tỉ lệ 12% thì bước sang học kì II của năm học 2010 – 2011 đã có một sự chuyển biến tốt. Với kết quả thi môn Giáo dục công dân của 1533 học sinh thì có 1523 học sinh đạt điểm trên 5 chiếm tỉ lệ 99,3%, tăng 11,3% so với kết quả thi học kì I. Và số học sinh có điểm thi môn Giáo dục công dân điểm dưới 5 là 10 học sinh chiếm tỉ lệ 0,7%. Tỉ lệ học sinh điểm dưới 5 giảm đáng kể so với học kì I là 11,3%. Đây là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu của các giáo viên bộ môn để cải thiện kết quả học tập yếu của học sinh đối với môn học. (Xem phụ lục 1 và 2)

d) Thái độ học tập của học sinh có những chuyển biến tích cực

Trong các giờ lên lớp, các giáo viên đã truyền thụ cho học sinh kiến thức bằng tất cả tâm huyết và tình yêu nghề của mình. Chính vì thế các giờ giảng môn giáo dục công dân đã dần dần thu hút được sự chú ý của các em học sinh. Trước đây học sinh có thái độ thờ ơ với môn học, nhưng hiện nay đã có sự quan tâm, chú ý tiếp thu kiến thức được giáo viên truyền thụ trên lớp.

Qua kết quả khảo sát tình hình hứng thú học tập của một số môn trong chương trình THPT ở 100 em học sinh cả ba khối lớp ở trường THPT Long Xuyên. Kết quả thu được (xếp theo thứ tự từ cao đến thấp) là: môn Anh văn có 24 học sinh chiếm tỉ lệ là 24%, môn Tin học có 22 học sinh chiếm tỉ lệ là 22%, môn Giáo dục công dân có 19 học sinh chiếm tỉ lệ 19%, môn Toán có 16 học sinh chiếm tỉ lệ 16%, môn Kỹ thuật có 12 học sinh chiếm tỉ lệ 12%, môn Văn có 7 học sinh chiếm tỉ lệ 7%. (Xem phụ lục 3)

Như vậy, sau môn Anh văn và môn Tin học thì môn Giáo dục công dân đem lại hứng thú trong học tập cho học sinh được xếp hàng thứ ba trong tổng số sáu môn học đã được khảo sát.

Việc xếp vị trí thứ ba trong tổng số sáu môn học được khảo sát cũng chứng tỏ môn Giáo dục công dân cũng đã có sự cố gắng và đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các môn học ở trường THPT..

Trong thực tế cũng thấy rằng có nhiều học sinh đã được cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng cơ bản nên có khả năng rất tốt trong việc vận dụng những kiến thức của môn Giáo dục công dân đã học vào thực tiễn đời sống. Những kết quả đạt được nêu trên là do hiện nay chương trình và nội dung sách giáo khoa giáo dục công dân đã được đổi mới nhiều, cùng với hệ thống các phương pháp dạy học cũng phong phú hơn. Điều đó góp phần tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh.

e) Giáo viên đã có sự lồng ghép việc dạy kiến thức với việc giáo dục

đạo đức cho học sinh

Môn Giáo dục công dân là một môn giáo dục cho học trở thành những con người có đạo đức, có phẩm chất và năng lực toàn diện. Trong đó, giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ thuộc về môn Giáo dục công dân nhiều hơn so với các môn học khác trong nhà trường THPT.

Thực chất của việc dạy học môn Giáo dục công dân là sự kết hợp giữa dạy chữ và dạy người để hình thành đạo đức ở mỗi học sinh. Thông qua các bài học trong chương trình môn Giáo dục công dân, đặc biệt là phần “Công dân với đạo đức” giúp học sinh thấy được đạo đức có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.

Những phạm trù cơ bản của đạo đức như nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, hạnh phúc và các truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc như lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống yêu nước chống ngoại xâm giúp cho học sinh có thể tự bồi dưỡng cho mình tình cảm đạo đức trong sáng, động cơ tốt đẹp và biết tự điều chỉnh nhân cách của mình.

Chính vì vậy, nhận biết được điều này, trong suốt quá trình giảng dạy đội ngũ giáo viên giáo dục công dân đã rất chú ý đến việc lồng ghép giáo dục học sinh trong từng bài học. Do nhiệm vụ giáo dục và rèn luyện đạo đức cho học sinh thuộc về môn Giáo dục công dân nhiều hơn so với các môn học khác nên kết quả rèn luyện đạo đức của các em cũng một phần nào đó phản ánh được chất lượng dạy và học môn giáo dục công dân.

Kết quả xếp loại đạo đức năm học 2010 – 2011 của học sinh trường THPT Long Xuyên thì số học sinh loại tốt là 1363 học sinh chiếm tỉ lệ 89,03%, loại khá là 148 học sinh chiếm tỉ lệ 9,67%, loại trung bình là 16 học sinh chiếm tỉ lệ 1,05%, loại yếu là 4 học sinh chiếm tỉ lệ 0,26%. (Xem phụ lục 4)

Điều đó cho thấy trong quá trình giảng dạy giáo viên đã lồng ghép giáo dục đạo đức tương đối tốt để hình thành nhân cách cho học sinh. Hầu hết trong các bài giảng các giáo viên đều chú trọng đến việc liên hệ nội dung bài học vào thực tế cuộc sống. Nêu vấn đề cho học sinh giải quyết để từ đó các em rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Khi học sinh biết vận dụng nội dung bài học vào thực tế cuộc sống tức là các em đã hình thành được những hành vi đạo đức một cách tự giác, tiến bộ.

Đây chính là những chuyển biến tích cực của chất lượng dạy và học tập môn Giáo dục công dân ở trường THPT Long Xuyên.

g) Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Giáo dục công dân

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì công nghệ thông tin có vai trò và tác dụng to lớn trong các lĩnh vực của đời sống. Và trong giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin trên thực tế cũng đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy học, nhất là về phương pháp dạy học.

Trong những năm qua, việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa được thực hiện tương đối đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học phù hợp và công nghệ thông tin là một trong những phương tiện góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm cung cấp cho giáo viên những phương tiện làm việc hiện đại. Từ những phương tiện này giáo viên có thể khai thác sử dụng, cập nhật và trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Với lợi thế là một trường nằm ngay vị trí trung tâm của thành phố Long Xuyên và là một trường đạt chuẩn quốc gia nên những thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên ứng dụng dạy giáo án điện tử trong giảng dạy môn học của mình, trong đó có môn giáo dục công dân. Cụ thể là trường có 3 phòng máy chiếu và 10 phòng học có trang bị

màn hình để phục vụ giảng dạy giáo án điện tử. Mặt khác, cả 3 giáo viên bộ môn giáo dục công dân đều có kĩ năng cơ bản soạn các bài giáo án điện tử.

Cả 3 giáo viên bộ môn Giáo dục công dân đều thực hiện tốt chỉ tiêu của nhà trường đặt ra đối với mỗi giáo viên là dạy tối thiểu 5 giáo án điện tử trong một năm. Ngoài ra, các giáo viên của bộ môn Giáo dục công dân luôn cập nhật và tham khảo những bài giảng điện tử trên các trang thông tin trực tuyến để bổ sung và hoàn thiện bài dạy của mình.

Các giáo viên không chỉ hoàn thành đủ số tiết giáo án điện tử do nhà trường quy định mà chất lượng các bài giảng điện tử cũng đang ngày càng được nâng cao. Cụ thể là trong tổng số 15 tiết giáo án điện tử được thực hiện trong năm 2010 – 2011 thì có đến 10 tiết được đánh giá tốt. Ngoài ra, trong các bài giảng điện tử thì những tư liệu được trình chiếu lên bài giảng không còn mang nặng tính lý thuyết như trước đây nữa mà chủ yếu nội dung trình

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG XUYÊN, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG HIỆN NAY (Trang 32 -32 )

×