doanh nghiệp xuất khẩu về vốn sản xuất đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.
Nhà nước cần định hướng cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ không cần thiết (bài học từ việc các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam cạnh tranh với nhau trên thị
trường bằng cách “đua nhau” giảm giá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bị kiện bán phá giá tại Mỹ)
3.2. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP
3.2.1.Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
Một vấn đề lớn đối với hàng hoá Việt Nam là năng lực cạnh tranh thấp vì vậy cần phải giải quyết vấn đề như sau:
Ngoài nguồn vốn đầu trong nước cần có những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài với nhiều hình thức khác nhau để tạo ra những sản phẩm tốt cho xuất khẩu, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là thực hiện gia công xuất khẩu cho các doanh nghiệp nước ngoài, để xuất khẩu được hiệu quả hơn cần phải đầu tư tự sản xuất để xuất khẩu từ đó sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu trong nước. Cần có sự phối hợp của các ngành như giáo dục và công nghiệp bằng cách mở những trường đào tạo nghề đáp ứng cho nhu cầu công nhân kỹ thuật đang tăng cao của nền kinh tế nước ta.
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm điều này sẽ tạo cho hàng hoá tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp nên áp theo tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ cho các mặt hàng tham gia kinh doanh. Đây là vấn đề rất khó khăn với phần lớn các doanh nghiệp nước ta hiện nay vì các máy móc của nước ta lạc hậu so với thế giới. Nguồn vốn sẽ là vấn đề lớn đối với nước ta do vậy cần thu hút đầu tư vốn và kỹ thuật từ nước ngoài để tận dụng kỹ thuật tiên tiến.
Cần quan tâm đến nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước nhằm hạn chế chi phi sản xuất, bên cạnh đó cần phải đăng ký nhãn hiệu hàng hoá để trực tiếp xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Phần lớn hàng hoá nước ta xuất khẩu qua nước trung gian vì chúng ta chưa đăng ký được nhãn hiệu hàng hoá. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá của mình để xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Mỹ tạo ra mức giá cạnh tranh vì đã giảm được chi phí trung gian.
Các doanh nghiệp cần phải chú trọng vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Thực chất đây không phải là vấn đề mới mẽ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên khi vào quá trình sản xuất thì việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu vẫn là một vấn đề gây cản trở quá trình sản xuất đáp ứng xuất khẩu, mất đi nhiều cơ hội kiếm lời lớn. Vì
vậy các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào bằng cách “hội nhập dọc về phía sau” để kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào một cách hiệu quả hơn như thành lập bao tiêu sản phẩm, hay thực hiện các chu trình sản xuất khép kín để kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào hiệu quả hơn.
Cần có những điều chỉnh trong cơ cấu hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ theo hướng tăng tỷ trọng hàng chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu. Muốn thế phải xây dựng thêm nhiều cơ sở chế biến hàng xuất khẩu, tổ chức tốt công tác công nghệ sau thu hoạch để sản phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Nâng cao trình độ quản lý và hiểu biết các nghiệp vụ chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ của các nhân viên đặc biệt là các nhân viên thực hiện việc đàm phán hợp đồng với các đối tác nước ngoài.
Nhận thức và tìm hiểu một cách đúng đắng về các điều khoản trong việc mua bán quốc tế - Incoterm 2010 để áp dụng vào việc chọn điều kiện thuận lợi và có lợi nhất cho mình.
3.2.2. Cần đặc biệt quan tâm đến việc đăng ký sở hữu công nghiệp tại Mỹ cho hàng hóa
Thị trường Mỹ là thị trường đã đạt tiêu chuẩn quốc tế về mọi vấn đề, trong đó có vấn đề về sở hữu công nghiệp, về đăng ký bản quyền cũng như các vấn đề bảo vệ thương hiệu, các quy định về vấn đề này cũng rất phức tạp, hơn nữa ở bất kỳ thị trường nào cũng có những vấn đề gian lận thương mại. Nếu hàng hoá không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ lúc xảy ra tranh chấp sẽ gây thiệt hại cho thương hiệu của doanh nghiệp, thiệt hại chi phí khiếu kiện vì vậy cần phải đăng ký bản quyền công nghiệp cho sản phẩm của doanh nghiệp.
3.2.3. Ứng dụng thương mại điện tử vào việc kinh doanh
Thương mại điện tử tuy là lĩnh vực mới mẻ nhưng đang phát triển rất nhanh và tiềm năng cũng rất lớn, sử dụng công cụ này sẽ tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường và tiết kiệm chi phí quảng cáo và những lợi ích khác. Tuy nhiên khi áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh các doanh nghiệp cần chú trọng đến vấn đề an ninh mạng, tránh tình trạng bị đánh cấp thông tin, hay bị “hacker” tấn công gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh.
PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN
Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ là một nền tảng cho mối quan hệ ấy. Trong nhiều năm qua hàng hóa của Việt Nam ngày càng xuất khẩu được nhiều hơn sang Hoa Kỳ với quy mô và chủng loại ngày càng được mở rộng.
Các quy định trong Hiệp định thương mại giữa hai nước đã tạo những điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên trong xu thế phát triển hàng hóa Việt Nam gặp không ít khó khăn tại thị trường Hoa Kỳ. Chính vì vậy đề tài này mong muốn đóng góp một phần quan trọng vào việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam có một cái nhìn tổng thể hơn về những tác động của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, để từ đó có những biện pháp hữu hiệu hơn để giúp hàng hóa Việt Nam có thể xâm nhập và trụ vững tại thị trường Hoa Kỳ.
2. KIẾN NGHỊ
Về phía nhà nước nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ có được những hiểu biết cần thiết về thị trường Mỹ cũng như những quy định trong hiệp định. Bên cạnh đó nhà nước cần tiếp thu lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp để đưa ra các chính sách phù hợp với việc xuất khẩu hàng hóa của các như chính sách về tỷ giá, chính sách thuế, biện pháp phí thuế quan… tạo điều kiện thuận lợi, công bằng giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra nhà nước cần quản lý chặt chẽ những nội dung trong hiệp định, kiểm soát quá trình thực thị của các doanh nghiệp. Kịp thời phát hiện những bất cặp khi các quy định đưa vào áp dụng trong thực tế để có hướng giải quyết kịp thời.
Về phía các hiệp hội như dệt may, thủy sản, giầy dép… cần nâng cao năng lực quản lý, đồng bộ trong bộ máy hoạt động. Tăng cường khả năng dự báo về lượng cũng như giá các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Về phía các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì đặc biệt là thương hiệu để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắc khe của thị trường Hoa Kỳ, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Mỹ. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch ản xuất, tránh tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu trầm trọng như hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo Sách tham khảo
Phan Thị Ngọc Khuyên, (2010), Giáo trình Kinh tế đối ngoại, Trường đại học Cần Thơ.
Bùi Xuân Lưu, (2002), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục.
Hà Thị Ngọc Oanh, (2006), Kinh tế đối ngoại – những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.
Võ Thanh Thu, (1996), Hỏi đáp về kỹ thuật thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Thống kê.
Trương Khánh Vĩnh Xuyên, (2010), Bài giảng Kinh tế đối ngoại, Trường đại học Cần Thơ.
Websites tham khảo
http://vi.wikipedia.org http://www.vneconomy.vn http://www.vietfish.org.vn http:// www.vietnamtextile.org.vn http:// www.lefaso.org.vn http:// www.nciec.gov.vn/downloads/BTA.pdf http:// www.google.com http:// www.chinhphu.vn http:// www.google.com http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-07-03-hiep-dinh-thuong-mai-viet-my-va-su-am- khoi-cua-cuoc-chien