Rút ra quá trình thí nghiệm và đề xuất cho quá trình thí nghiệm tiếp theo

Một phần của tài liệu Thiết kế thiết bị tách tôm thành từng con riêng biệt (Trang 81)

3.2.4.1. Rút ra quá trình thí nghiệm.

Quá trình thí nghiệm diễn ra theo chiều hướng hiệu suất tăng dần. Ban đầu tôm móc vào có gờ khá nhiều 2-3con/ô và trục lăn định hướng tôm không được tốt do độ nghiêng của trục lăn, góc nghiêng của các gờ. Qua quá trình thí nghiệm nhiều lần với sự thay đổi độ nghiêng, các góc độ đã thu được những kết quả khá khả quan.

Kết quả thu được ở thí nghiệm 3(14/6/2015) đạt hiệu suất của băng tải móc tôm là 63,33% và trục lăn hầu như không có trường hợp tôm trượt ra ngoài.

3.2.4.2. Đề xuất cho các lần thí nghiệm sau.

Qua quá trình thí nghiêm nhận thấy ta nên gia tăng thêm 1 số thông số như sau: Đường kính trục lăn lên 110-140

Góc nghiêng của trục lăn 150

Chiều dài trục lăn l500mm

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.

4.1. Kết luận.

Với đề tài “Thiết kế thiết bị tách tôm thành từng con riêng biệt”, sau hơn 3 tháng tìm hiểu tài liệu, tính toán, tham quan thực tế và tổng hợp các kiến thức đã được học trong thời gian học tập tại trường, đến nay nội dung đề tài mà em chọn đã hoàn thành về cơ bản. Qua đó, em có các kết luận như sau:

- Mặc dù có cố gắng hết khả năng nhưng đề tài không thể thành công 1 cách mỹ mãn vì những hạn chế sau:

o Đề tài khá tốn kém nhưng kinh phí thì lại quá eo hẹp.

o Kinh nghiệm chế tạo máy móc, mô hình thì ít ỏi nên gặp nhiều trở ngại, thiếu sót trong việc chế tạo.

o Vật liệu, thiết bị điện, động cơ vận hành để chế tạo thì khó kiếm nên phải sử dụng các vật liệu có khả năng thay thế tương tự, song độ chính xác không thực sự được đảm bảo.

o Đây là đề tài tiên phong nên gặp không ít khó khăn về kinh nghiệm, không có nhiều tài liệu hướng dẫn cụ thể để có thể tránh được những sai sót, hạn chế thương bắt gặp.

- Bên cạnh đó đã tìm ra một số thông số cần thiết cho những lần nghiên cứu và thử nghiệm tiếp theo.

- Tuy nhiên mô hình thí nghiệm chưa được hoàn chỉnh và thí nghiệm chưa được thành công như mong muốn.

4.2. Đề xuất ý kiến.

- Vì thời gian thực hiện đề tài hạn chế, điều kiện kinh phí chưa cho phép và một số yếu tố xảy ra không mong muốn trong quá trình thực hiện đề tài vì vậy mong bộ môn tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh và để thí nghiệm thành công.

- Nhà trường, khoa, bộ môn cần tăng thêm các buổi học ngoại khóa cũng như tăng thời gian đi thực tập thực tế tại các cơ sở sản xuất để sinh viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm thực tế và củng cố lại kiến thức đã học, giúp cho sinh viên hiểu được những vấn đề mà trước đây là lý thuyết chưa hiểu rõ.

- Hỗ trợ kinh phí cho những sinh viên làm những đề tài tốn kém để có thể đủ điều kiện tốt nhất để hoàn thành tốt đề tài.

- Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy trong khoa cơ khí Bộ môn Chế tạo máy trường Đại Học Nha Trang và thầy Th.S Trần Ngọc Nhuần, thầy TS. Đặng Xuân Phương đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian tốt nghiệp cũng như trong thời gian học tập tại trường. Em xin kính chúc các thầy tràn đầy sức khỏe và hạnh phúc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Chất – Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập một, Nhà xuất bản giáo dục.

2. Trịnh Chất – Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập hai, Nhà xuất bản giáo dục.

3. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy (tập hai), Nhà xuất bản giáo dục.

4. Nguyễn Trọng Hiệp – Nguyễn Văn Lẫm, Thiết kế chi tiết máy, Nhà xuất bản giáo dục.

5. PTS.Phạm Hùng Thắng, Giáo trình hướng dẫn thiết kế đồ án môn học chi tiết máy, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh, 1995.

Một phần của tài liệu Thiết kế thiết bị tách tôm thành từng con riêng biệt (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)