2.1. Tần số sử dụng
Qua khảo sát 4 tập Những người khốn khổ của nhóm dịch giả Huỳnh
Lý, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiểu (NXB Văn học, H1987) thấy thiên nhiên xuất hiện ở hầu hết các phần, các chương từ tập 1 đến tập 4. Tuy nhiên tần số sử dụng ở các tập có sử dụng khác nhau, có tập tác giả sử dụng tần số dày đặc. Có thể tác giả dành hẳn một chương một đoạn khai thác các phần trữ tình ngoại đề. Tuy nhiên do giới hạn của đề tài chỉ đi khảo sát chương, đoạn miêu tả thiên nhiên Pari (vùng nội thị Pari hay vùng ngoại ô Pari) nên thiên nhiên được khaỏ sát trong đề tài có phần hẹp hơn với khối lượng thiên nhiên mà tác phẩm phản ánh.
Trong tập 1 khi bốn cặp thanh niên rủ nhau tận hưởng mọi thú vui của đồng ruộng, những nụ hôn đắm say được trao.Họ ngất ngây tận hưởng hương vị của tình yêu “họ nhảy, họ hát, họ săn bướm, họ hái hoa bìm, họ dầm những đôi chân mang bít tất lồng vào cỏ ướt…”.V.Huy-gô lồng vào đó cảnh thiên nhiên vườn Xanhcơlu “vườn cảnh Xanhcơlu thơm ngát ngọn gió sông Xen nhẹ rung lá biếc, cành cây nhún nhảy múa may, những con ong vàng xông lên cướp nhuỵ hoa nhài. Từng đàn bướm nô đùa trong cỏ dại. Trong cảnh vườn ngự tôn nghiêm một lũ chim trời du đãng”.
Trong tập 1 khi Giăngvangiăng cõng Côdét băng qua rừng trở về Pari để tìm nơi trú ngụ thì V.Huy-gô lồng vào đó cả một phần miêu tả về căn nhà nát Gorbô. Đây là một nơi vắng vẻ, lạnh lẽo, buồn thảm “khi đêm bắt đàu xuống, khi ánh nắng bắt đầu đi, nhất là về mùa đông khi gió lạnh hoàng hôn làm rung những lá hung đỏ cuối cùng của những cây dẻ, khi bóng tối dày đặc không có một ánh sao hay là khi mặt trăng và gió chọc thủng những đám mây, thì cái đại lộ này bỗng trở nên kinh khủng” vì “đây là cái khu phố cũ chợ ngựa”.
Khoá luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Nhiệm
Trong tập 2 lần theo dấu vết chạy trốn của Giăngvangiăng khi bị Giave kẻ “luật pháp” săn đuổi, ta thấy dưòng như Giăngvangiăng đã rơi vào ngõ cụt, vào bước đường cùng, bốn phía là tay sai của Giave, thì V.Huy-gô lại cho xuất hiện trong tác phẩm “nhà tu kín mang số 62 ở ngõ Pơtipichpuytx”.
“Cái cổng lớn số nhà 62 trong ngõ Pichpuytx… thường ngày cổng vẫn mở, khiến ai cũng phải nhòm vào, nhìn vào cũng không có gì thảm đạm lắm, một cái sân có tường bao quanh, phủ đầy là nho xanh… nhà tu ảm đạm khắc khổ này thuộc dòng thánh Becna”.Chính nhà tu này trở thành điểm dừng chân nơi trú ngụ của cha con Giăngvangiăng trong khoảng thời gian dài nhất.
Tập 3 V.Huy-gô đã dành cả một phần để miêu tả khu vườn “cành lá rườm rà” ở phố Pơluymê đó là “ cái vườn bỏ hoang hơn nửa thế kỷ” nhưng có sức sống, sức vươn lên lạ kì. Dường như thời gian, sự quên lãng không làm cho khu vườn ngớt sinh trưởng “ không có gì ở mảnh vườn này làm trở ngại sức vươn lên thiêng liêng của cây cỏ.ở đây là thế giới của sự sinh trưởng tôn nghiêm” không những có sức sinh trưởng diệu kì mà khu vườn còn trở lên đẹp mê hồn “ vào trưa hàng nghìn con bướm trắng tụ tập tại đó, và khi nhìn những hoa trắng kia vèo bay trong bóng mát làm lên một cơn mưa tuyết sống giữa trưa hè thì ai cũng phải cho là mình được xem một cảnh thần tiên”.
Tập 4 độc giả bắt gặp khu vườn Luychxămbua, ở khu vừơn này tác giả không đi miêu tả đa dạng như khu vườn Pơluymê mà tác giả thu hẹp lại.Vẻ đẹp của khu vườn Luychxămbua hiện ra chỉ còn một mùa đó là mùa hè, mùa của sự sống đang trong thời kì sung sức nhất, tràn trề nhất trong các buổi sáng, trưa, chiều. Buổi sáng không khí rất trong lành, cảnh vật bừng tỉnh sau một giấc ngủ… giữa trưa cảnh vật thật đẹp “ánh nắng trưa làm cho cành lá điên say, chim chóc rộn rã reo ca, hoa đua nhau nở, và dâng những mùi thơm nhất, ngọt ngào nhất tặng cho đời”.
Khoá luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Nhiệm
thuỷ tùng lớn bán đầy những đay vượt từ đám rêu, từ những bụi cỏ gà lên, có một phiến đá”.
Trong 4 tập Những người khốn khổ bên cạnh những chương, những
phần tác giả trực tiếp miêu tả thiên nhiên độc giả còn thấy một khối lượng lớn những khung cảnh thiên nhiên hiện lên trong cái nhìn chủ quan của nhân vật Giăngvangiăng, Mariuytx, Côdét. Thiên nhiên hiện ra qua cái nhìn của Mariuytx và Côdét khi họ đang say đắm trong mối tình đầu “cái vườn như một nơi sống động, thiêng liêng. Trăm hoa đua nở, trong vừơn sực nức mùi hương thơm. Họ cũng cởi mở tâm hồn, hoà với ngàn hoa cỏ cây, lả lơi, mơn mởn, rung rinh đầy nhựa sống và say sưa chung quanh đôi bạn” ( Tập 3- tr.411).Hoặc thiên nhiên khi Giăngvangiăng đưa Mariuytx ra khỏi cống ngầm “bầu trời ngả trên nền trời xanh thẳm, lúc ấy đã là hoàng hôn… cả bầu trời đâu cũng một bình tĩnh mêng mông. Trên không trung lùm cây du quảng trường SăngÊlidê tiếng chim chiều từ các tổ thánh thót chúc tụng nhau…”(Tập 4- tr.314). Cũng có khi thiên nhiên hiện lên qua cái nhìn của Côdet, khi Côdet chứng kiến cảnh thiên nhiên ở khu vườn nhà mình: “ một cái tổ én lót vào đầy tường, một phần tổ thò ra ngoài cho lên từ trên trông xuống có thể nhìn thấy bên trong cái thiên đường ấy. Con chim mẹ đang ở trong ổ, xoè cánh như một cái quạt che cho con. Con chim bố vỗ cánh chập chờn bay đi rồi bay về” ( Tập 4-tr.177).
2.2. Hiệu quả sử dụng.
2.2.1. Hiệu quả ngưng nghỉ thư giãn.
Những ngưòi khốn khổ V.Huy-gô đi ssâu khai thác sự biến đổi chiều
hướng con đường đời nhân vật, dặc biệt là chiều hướng con đường đời của nhân vật trung tâm Giăngvangiăng từ một anh thợ xén cây trở thành người tù khổ sai như thế nào? Phăngtin từ một thiếu nữ xinh đẹp ngây thơ, trong trắng
Khoá luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Nhiệm
truyện trở lên hấp dẫn, lôi cuốn độc giả.Tuy nhiên trong 4 tập mà nhóm dịch giả Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiểu dịch không phải quyển nào, phần nào, chương nào V.Huy-gô cũng hoàn toàn đi vào khai thác sự biến đổi về chiều hướng con đường đời nhân vật mà ngược lại điểm xuyết vào các phần, các đoạn, các chương trong cuốn tiểu thuyết là bức tranh thiên nhiên nói chung và bức tranh thiên nhiên Pari nói riêng. Do giới hạn của đề tài nghiên cứu nên khi đánh giá về hiệu quả sử dụng, cụ thể là hiệu quả ngưng nghỉ, thư giãn chúng tôi chỉ đề cập đến hiệu quả của “ bức tranh thiên nhiên Pari”. Qua đó có thể thấy thiên nhiên góp phần cộng hưởng vào nhịp điệu của tiểu thuyết, tạo nên hiệu quả ngưng nghỉ thư giãn như thế nào khi độc giả đọc
và nghiên cứu cuốn tiểu thuyết Những người khốn khổ.
Đã có rất nhiều nhà văn trên thế giới và ở Việt Nam đưa thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình, coi thiên nhiên là một thực thể sống động và xây dựng thiên nhiên thành hình ảnh biểu tượng. Vì thế khi tiếp cận tác phẩm độc giả không chỉ bắt gặp những trang văn miêu tả về ngoại hình, tính cách nhân vật mà song song với nó là những chương, đoạn trữ tình ngoại đề. Những chương, đoạn này có tác dụng cộng hưởng vào tác phẩm làm cho tác phẩm hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn.
Trong tác phẩm “ Sông đông êm đềm” của Sôlôkhôp, song song với những tình tiết sự kiện về con đường đi tìm lý tưởng của Grigôri, về câu chuyện tình lãng mạng, mãnh liệt của Grigôri và Acxinhia, hay sự chung thuỷ, đức hi sinh của Natasa, Sôlôkhôp đã lồng vào đó những khung cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng của vùng sông đông “bầu trời xanh ngắt lúc sắp sang thu rầu rĩ mơ màng, chìm trong ánh hoàng hôn đang trùm lên thôn Tactaxki, lên sông đông, lên những trái núi đá phấn, lên những khu rừng nấp dưới màn
Khoá luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Nhiệm
đặc tả thành công cảnh thiên nhiên trước khi Grigôri lấy Natalia.
Trong “mảnh trăng cuối rừng”của Nguyễn Minh Châu, bên cạnh chuyện tình lí tưởng của Nguyệt và Lãm, bên cạnh những cuộc chiến đấu ác liệt của đội thanh niên xung phong ở ngầm đá xanh với đế quốc Mĩ là những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng huyền ảo “trên đầu chúng tôi, khoảng trời đêm trên cao trở nên trong vắt, cao lồng lộng ,trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chim mơ hồ. Nhưng ở lưng các cánh rừng, sương trắng không biết từ đâu cứ đùn ra mãi. Dòng sông bên trái đường phút chốc lại biến mất, chỉ còn là sương trắng phủ kín, thảng hoặc mới thấy một chỏm rừng, một ngọn núi đá bên kia sông nhô lên, đen đủi và cô độc giữa một màu trắng xoá…Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời”(tr.239-Văn học 12).
Bắt gặp khung cảnh thiên nhiên trong tác phẩm chúng ta như bắt gặp một cái gì đó rất nhẹ nhàng, trong trẻo, tươi mát. thiên nhiên điểm xuyết vào tác phẩm được ví như một trận mưa rào sau một thời kì nắng hạn, như một dòng nước mát giữa sa mạc khô cằn. Thiên nhiên làm cho tác phẩm hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn.
Nhận thức được vai trò của thiên nhiên,đặc biệt là thiên nhiên trong mối quan hệ với nhân vật,V.Huy-gô đã phơi bày thiên nhiên Pari qua dấu chân của nhân vật.Qua đó độc giả vừa cảm nhận được dòng chảy của tiểu thuyết vừa có những phút giây thư giãn, ngẫm nghĩ về giá trị hiện thực giá trị nhân đạo, giá trị tư tưởng mà nhà văn muốn bày tỏ. Trong “khúc ca cuồng đãng” của bốn cặp thanh niên họ đắm say, tận hưởng hương vị tình yêu. Thì V.Huy–gô lại điểm xuyết vào đó cảnh vườn Xanhcơlu với “ ngọn gió sông Xen , từng đàn bướm nô đùa, từng đàn ong xông lên cướp nhụy hoa nhài …” đó là bức tranh tràn trề nhựa sống , sinh lực mà người đọc bặt gặp. Trong tập 2 khi mâu thuẫn đang đẩy lên đến đỉnh điểm tửơng chừng như Giăngvangiăng rơi vào tay Giave thì người đọc lại bắt gặp khung cảnh nhà tu số 62 ngõ Pơtipichpuytx.
Khoá luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Nhiệm
Hiệu quả ngưng nghỉ thư giãn của bức tranh thiên nhiên Pari phải kể đến cảnh vườn Pơluymê rực rỡ, tươi đẹp đầy sức sống với bạt ngàn hoa phong phú và đa dạng của các loại cây cỏ. Thiên nhiên các mùa xuân, hạ, thu, đông lại mang những đặc điểm riêng không giống nhau. Người đọc bắt gặp cảm giác yên ả thư giãn trong cảnh vườn của công viên Luychxambua, nhịp sống tuôn trào với âm thanh của tiếng chim hót, với hương thơm của hương hoa và đồng cỏ, với tia nắng sớm mai lấp lánh trong trẻo. Lồng vào đó là mối tình mãnh liệt của chàng sinh viên trẻ Mariuytx và Côdet đắm say trong mối tình đầu, bao nhiêu mơ ước, bao nhiêu dự định giờ đây Mariuytx cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn , chàng tìm đến thiên nhiên như tìm đến với một người
bạn tri âm, tri kỷ. Vì vậy “thiên nhiên Pari trong tiểu thuyết Những người khốn
khổ” còn có hiệu qủa ngưng nghỉ thư giãn đối với nhân vật trong tác phẩm .
Khi đắm say trong mối tình đầu Mariuytx đã diễn tả trạng thái hạnh phúc, sung sướng của mình lan sang cả cảnh vật làm cho cảnh vật thơ mộng đầy sức sống và mang hơi thở cuả tình yêu “ chưa bao giờ bầu trời lắm sao và xinh đẹp như hôm ấy, chưa bao giờ chim chóc trên cành lá rung động hơn, mùi thơm của cây cỏ ngọt ngào hơn, chưa bao giờ chim chóc trên cành ngủ nghê êm đềm hơn”. Hạnh phúc đã nhuốm vào cảnh vật, vào từng thớ đất từng âm thanh và cả hương vị của thiên nhiên. Mariuytx đã tìm đến thiên nhiên, đắm mình vào thiên nhiên lấy thiên nhiên để bầy tỏ thổ lộ niềm hạnh phúc của mình. Thiên nhiên khu phố Pơluymê mang đậm màu sắc tâm trạng của Côdet, Côdet đã hoà mình vào thiên nhiên, lấy thiên nhiên để nuôi dưỡng tâm hồn mình, đặc biệt là tìm đến thiên nhiên để bộc lộ niềm hạnh phúc của mình “ cái vườn trở nên sống động, thiêng liêng, trăm hoa đua nở trong vườn sực nức mùi hương thơm ”.
Khoá luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Nhiệm
cái nhìn của nhân vật, hoặc nửa tác giả, nửa nhân vật. Dù hiện ra vào thời điểm nào, không gian nào, thời gian nào, qua cái nhìn của ai (tác giả hay nhân vật ) độc giả đều nhận được phút giây nghỉ ngơi thư giãn. Vì vậy khi đọc tiểu
thuyết Những người khốn khổ ít ai không nhớ đến một khu vườn Xanhcơlu,
khu vườn phố Pơlưymê, công viên Luychxămbua … Tất cả tạo nên hiệu quả sử dụng to lớn. Nó không những tạo lên giá trị ngưng nghỉ thư giãn mà còn tạo nên giả trị thẩm mỹ, phản ánh, và thẩm thấu cái đẹp.
2.2.2. Hiệu quả thẩm mỹ
Nghệ thuật luôn vươn tới cái đẹp, luôn soi chiếu và phản ánh cái đẹp. Nói như nhà phê bình Nga Bêlinxki thì “cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lý”. ( Bêlinxki toàn tập, Matxcơva, 1978, T.2,Tr.353). “Nói một cách tổng quát thì chức năng thẩm mỹ của văn nghệ bộc lộ ở chỗ nó có nhiệm vụ thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ , phát triển năng lực, thị hiếu thẩm mỹ của con người” (1), tuy nhiên “ đôi khi lại có quan niệm cho rằng dường như thẩm mỹ là một chức năng phụ, ý nghĩa thẩm mỹ cuả tác phẩm chủ yếu chỉ là ở chỗ nó hấp dẫn, vừa mắt, vui tai, để nhờ đó người đọc, người xem tiếp nhận được dễ dàng hơn nội dung tư tưởng của nhà văn định thể hiện” (2) tác giả lại đưa ra “ Hiểu như thế là không nhận thức được sự phong phú tinh thần và nhu cầu nhiều mặt của con người, nó sẽ dẵn đến chỗ làm nghèo nàn nghệ thuật”(3) ( (1), (2), (3) Phương Lựu lý luận văn học, NXB GD, 2006 ). Như vậy người lao động nghệ thuật, người nghệ sỹ ngoài việc đi lại , phản ánh lại cái đẹp diễn ra trong đời sống họ còn phải sáng tạo ra cái đẹp mới. Đây là cái đẹp nhân bản, nhân đạo, cái đẹp được sinh ra từ trong tiềm thức của con người.
Thiên nhiên Pari trong tiểu thuyết Những người khốn khổ đem lại giá trị
thẩm mỹ rất cao. Đó không chỉ là bức tranh phong cảnh Pari đẹp cổ kính và tráng lệ mà V. Huy-gô đã xây dựng bức tranh thiên nhiên Pari trở thành biểu tượng của cái đẹp, góp phần giúp V.Huy –gô thể hiện những băn khoăn và lý
Khoá luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Nhiệm
giải về cuộc sống thông qua ý nghĩa biểu tượng này. Thiên nhiên Pari trong
tiểu thuyết Những người khốn khổ là một thông điệp, một suy ngẫm, một triết
lý nhân sinh được tác giả gửi gắm vào nhân loại.
Tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, yêu cái đẹp và hiểu đựơc giá trị đích thực của cái đẹp là nguyên nhân cơ bản đưa V. Huy- gô tìm về với thiên nhiên, đưa nhân vật mình trở về với thiên nhiên để tìm sự che chở, niềm yên ủi, sự nương tựa, nơi ẩn náu an toàn và vững chãi… Giăngvangiăng và Côdet được thiên nhiên ngõ 62 nhà tu kín Pơtipichpuytx một chỗ nương náu, Mariuytx tìm đến khu vườn Luychxambua để giải toả những căng thẳng, và ở đó chàng đã tìm thấy tình yêu – nơi “ giam cầm” ngọt ngào trái tim và linh hồn nàng Côdet ; Hai đứa trẻ con tội nghiệp nhà Tênacđiê tìm thấy ở công viên Luychxambua sự yên ổn trong khi mấy phố lớn ở Pari đang chết khiếp vì súng đạn đại bác… Phải chăng thiên nhiên Pari là hình ảnh gắn liền với mái nhà với tổ ấm, với những gì gợi nhớ đến hai tiếng mà Giăngvangiăng khao khát trong cuộc đời – Gia đình, nên tâm hồn nhạy cảm của V.Huy- gô mới tha thiết đến thế, say mê đến thế.