Một số giáo án soạn theo PPTC

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu dạy học chương i và chương II, phần sinh thái học sinh học 12 ban cơ bản (Trang 44)

5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3. Một số giáo án soạn theo PPTC

Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ về quần thể

- Nêu được các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh hoạ và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, khái quát, tổng hợp 3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ sinh vật trong tự nhiên

II. Phương tiện dạy học

- Tranh, hình SGK phóng to

- Các hình ảnh bổ sung có liên quan đến nội dung bài học

III. Phương pháp

- Thuyết trình thông báo - Biểu diễn PTTQ tìm tòi - Vấn đáp gợi mở

IV. Tiến trình dạy học

1. ổn định tổ chức - Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ

- GV đặt câu hỏi:

Sinh vật có những đặc điểm gì để thích nghi với những thay đổi của môi trường sống? ý nghĩa thích nghi của những đặc điểm đó.

3. Nội dung bài mới

* Đặt vấn đề:

Chúng ta đều biết rằng các cá thể của cùng một loài thường không sống riêng lẻ, độc lập mà tập hợp lại với nhau thành một tổ chức cao hơn. Đó là quần thể. Vậy quần thể là gì? Quá trình hình thành quần thể bao gồm các giai

đoạn nào và trong một quần thể các cá thể có quan hệ với nhau như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học này.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV treo tranh vẽ hình 36.1: a) Quần thể cây thông; b) Quần thể chim cánh cụt; c) Quần thể trâu rừng. Yêu cầu: + Quan sát hình vẽ kết hợp với kiến thức đã học, em hãy cho biết quần thể là gì?

- HS trả lời

- GV chỉnh lý, hoàn thiện kiến thức.

- GV yêu cầu HS thực hiện lệnh: Lấy 2 ví dụ về quần thể sinh vật và 2 ví dụ không phải là quần thể sinh vật? - HS trả lời.

- GV treo hoặc chiếu hình minh hoạ 2

I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể

1. Khái niệm

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

- Ví dụ:

+ Tập hợp rừng thông

ví dụ không phải quần thể sinh vật. - GV bổ sung:

Quần thể là một tổ chức sinh vật ở mức cao hơn cá thể được đặc trưng bởi những tính chất mà cá thể không có (mật độ, tỷ lệ đực cái, tỷ lệ các nhóm tuổi, sức sinh sản, đặc điểm phân bố...). Những đặc trưng này sẽ được trình bày cụ thể trong các bài tiếp theo.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK- 156 và trả lời: Quá trình hình thành 1 quần thể sinh vật gồm các giai đoạn nào?

- HS nghiên cứu trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kiến thức.

2. Quá trình hình thành quần thể

- Gồm 3 giai đoạn:

+ Một số cá thể cùng loài phát tán đến một môi trường sống mới

+ Những cá thể không thích nghi được sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Cá thể tồn tại được dần thích nghi với môi trường sống.

+ Giữa chúng gắn bó chặt chẽ với nhau và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

- GV dẫn dắt:

Trong quần thể các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc cạnh tranh.

- GV yêu cầu:

+ Các em hãy chỉ ra những ví dụ về cách sống quần tụ hay tổ chức thành bầy đàn của động vật – thực vật trong tự nhiên mà em biết?

+ Cách sống như vậy có đem lại lợi ích gì cho sinh vật hay không?

- HS suy nghĩ trả lời - GV gợi ý, bổ sung. - GV dẫn dắt:

Chính nhờ kiểu sống quần tụ, sống thành bầy đàn như vậy giúp cho các sinh vật có thể hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản... và mối quan hệ như vậy trong quần thể được gọi là quan hệ hỗ trợ.

-> GV đưa ra khái niệm về quan hệ hỗ trợ

- GV treo (chiếu) Hình 36.2, 36.3,

II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

1. Quan hệ hỗ trợ

- Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể trong cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản... đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.

36.4. Yêu cầu HS thực hiện lệnh: Quan sát các hình kết hợp với nội dung đã học, hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể vào bảng 36 - GV gợi ý HS trả lời

- GV chỉ trên hình vẽ (36.2, 36.3, 36.4) và giải thích về quan hệ hỗ trợ thể hiện qua hiệu quả nhóm ở thực vật và động vật.

- GV treo (chiếu) một số hình ảnh minh hoạ cho quan hệ hỗ trợ.

- GV nêu câu hỏi:

Qua các ví dụ vừa nêu, em nào có thể nêu một cách khái quát nhất về ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ trong quần thể?

- HS trả lời.

- GV chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện kiến thức.

- Bảng 36: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể

Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ ý nghĩa Hỗ trợ giữa các cá thể trong nhóm cây bạch đàn

Các cây dựa vào nhau nên chống được gió, bão

Các cây thông nhựa liền rễ nhau

Cây sinh trưởng nhanh và chịu hạn tốt hơn Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn Chó rừng bắt mồi và tự vệ tốt hơn - ý nghĩa:

+ Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định

- GV cho HS đọc SGK-158, yêu cầu: Khi nào trong quần thể xảy ra quan hệ cạnh tranh? Lấy ví dụ minh hoạ. - HS trả lời.

- GV chỉnh lý, bổ sung

- GV yêu cầu HS thực hiện lệnh: + Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của những hình thức cạnh tranh đó.

- HS trả lời. - GV bổ sung:

+ Hình thức cạnh tranh cùng loài: ° Cạnh tranh về nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, chất dinh dưỡng... giữa các cá thể trong cùng quần thể.

° Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành nhau con cái (hoặc ngược lại) trong đàn.

+ Nguyên nhân: Nơi sống của các cá thể trong quần thể chật chội và thiếu thức ăn.

+ Giúp quần thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường.

+ Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

2. Quan hệ cạnh tranh

- Các hình thức cạnh tranh:

+ Cạnh tranh giành nguồn sống như: nơi ở, ánh sáng, chất dinh dưỡng... giữa các cá thể trong quần thể

+ Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành nhau con cái (hoặc ngược lại) trong đàn.

- Nguyên nhân: Do nơi sống của các cá thể trong quần thể chật chội và thiếu thức ăn...

- Kết quả:

+ Kết quả:...

- GV treo (chiếu) một số hình ảnh về quan hệ cạnh tranh:

+ Các cá thể trong quần thể cá, chim, thú... đánh lẫn nhau, doạ nạt nhau. + Một số động vật ăn thịt lẫn nhau. - GV yêu cầu:

Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì?

- HS trả lời.

- GV bổ sung, giải thích:

+ Nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là do các cây mọc gần nhau nên thiếu ánh sáng, chất dinh dưỡng... khi đó cạnh tranh giữa các cá thể xảy ra gay gắt tranh giành nhau ánh sáng, nước và muối khoáng. Gồm 2 trường hợp:

° Tự tỉa loại bỏ bớt các cây yếu hơn. ° Hiện tượng tỉa cành tự nhiên.

+ Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn:

sống cao hơn sẽ tồn tại, những cá thể yếu sẽ bị đào thải (bị chết, bị ăn thịt, hoặc phát tán đi nơi khác)

+ Mật độ cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp.

° Do sự cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực tranh giành nhau con cái hoặc do tập tính của từng loài chỉ tồn tại với một số lượng cá thể vừa đủ trong đàn.

° Hiệu quả: Làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn, giảm mật độ cá thể và hạn chế ô nhiễm.

- GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của cạnh tranh?

- HS trả lời.

- GV khái quát kiến thức.

- ý nghĩa:

+ Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

+ Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.

4. Củng cố

- HS đọc phần in nghiêng SGK-159

- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu học tập

Nội dung Quan hệ hỗ trợ Quan hệ cạnh tranh Ví dụ

Nguyên nhân ý nghĩa

5. Dặn dò

Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

- Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ

- Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. 3. Thái độ

- Có nhận thức đúng về chính sách giáo dục dân số

II. Phương tiện dạy học

- Tranh, hình SGK phóng to

- Các hình ảnh bổ sung có liên quan đến nội dung bài học

III. Phương pháp

- Thuyết trình thông báo - Biểu diễn PTTQ tìm tòi - Vấn đáp gợi mở

IV. Tiến trình dạy học

1. ổn định tổ chức - Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ

- GV đặt câu hỏi:

Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là

các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

3. Bài mới

* Đặt vấn đề:

Mỗi quần thể sinh vật có các đặc trưng cơ bản, là những dấu hiệu phân biệt quần thể này với quần thể khác. Đó là các đặc trưng về tỷ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, kích thước quần thể, tăng trưởng của quần thể... Bài học này, chúng ta cùng tìm hiểu về các đặc trưng đó.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV treo (chiếu) một số hình ảnh về một số quần thể sinh vật. Yêu cầu: + Quan sát tranh và cho biết tỷ lệ giới tính là gì?

- HS trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung và đưa ra khái niệm.

- GV: Tỷ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1, tuy nhiên ở các quần thể sinh vật khác nhau, tỷ lệ giới tính cũng khác nhau.

- GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về các quần thể sinh vật có trong bảng 37.1. Yêu cầu HS hoàn thiện bảng 37.1.

I. Tỷ lệ giới tính

- Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.

- HS nghiên cứu trả lời.

- GV: Vậy qua bảng 37.1, hãy cho biết tỷ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? - HS trả lời:

+ Tỷ lệ tử vong không đều giữa các cá thể đực và cái.

+ Do điều kiện môi trường sống. + Do đặc điểm sinh sản của loài. + Do đặc điểm sinh lý và tập tính của loài

+ Do điều kiện dinh dưỡng của cá thể. - GV: Hiểu biết về tỷ lệ giới tính của quần thể có ý nghĩa gì? Em hãy nêu ứng dụng về tỷ lệ giới tính trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- HS trả lời.

- GV chỉnh lý, bổ sung.

- GV chiếu một hình ảnh về gia đình nhiều thế hệ (tứ đại đồng đường) để giải thích đơn giản về cấu trúc tuổi của quần thể (lưu ý học sinh đây là quần thể người).

-> Cấu trúc tuổi là tổ hợp các nhóm

- Tỷ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố của môi trường sống, đặc điểm sinh lý hoặc tập tính của loài.

- ý nghĩa: Đảm bảo hiệu quả sinh sản

của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

tuổi của quần thể.

- GV chiếu Hình 37.1 và yêu cầu HS hoàn thành lệnh SGK-162.

- HS nghiên cứu hình và trả lời.

- GV bổ sung: Người ta còn phân chia cấu trúc tuổi thành: tuổi sinh lý, tuổi sinh thái và tuổi quần thể.

- GV: Theo em, cấu trúc tuổi của quần thể có ổn định không? Nó thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào? Cho ví dụ?

- HS trả lời.

- GV bổ sung hoàn thiện kiến thức.

- Có 3 dạng tháp tuổi:

+ Dạng phát triển: đáy rộng, tỷ lệ sinh cao.

+ Dạng ổn định: đáy tháp rộng vừa phải, cạnh tháp xiên hoặc đứng -> Tỷ lệ sinh không cao, chỉ bù đắp cho tỷ lệ tử vong

+ Dạng giảm sút: Đáy hẹp -> Quần thể có thể đi đến diệt vong.

- Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường:

+ Khi nguồn sống của môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc có dịch bệnh... các cá thể non và già bị chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.

- GV chiếu hình 37.2: Cấu trúc tuổi của quần thể cá ở 3 mức độ đánh bắt khác nhau và yêu cầu:

Quan sát hình và cho biết mức độ đánh bắt cá ở các quần thể A, B, C? - HS trả lời: + A) Quần thể bị đánh bắt ít. + B) Quần thể bị đánh bắt ở mức độ vừa phải. + C) Quần thể bị đánh bắt quá mức. - GV phân tích trên hình 37.2 về mức độ đánh bắt cá ở các quần thể A, B, C. - GV: Qua hình vẽ này, chúng ta có thể rút ra được ý nghĩa gì khi nghiên cứu về nhóm tuổi?

- HS trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV chiếu một số hình ảnh về sự phân bố cá thể của quần thể.

+ Yêu cầu HS quan sát và cho biết có những kiểu phân bố nào?

- HS nêu được 3 kiểu phân bố cá thể

+ Ngược lại, trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú... các con non lớn lên nhanh chóng.

- ý nghĩa: Nghiên cứu về nhóm tuổi

giúp cho chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.

của quần thể phổ biến: Phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều, phân bố

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu dạy học chương i và chương II, phần sinh thái học sinh học 12 ban cơ bản (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)