0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG (Trang 98 -98 )

Hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh bán trú ở trường phổ thông dân  tộc bán trú là rất cần thiết, cấp bách, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao  chất lượng giáo dục, nền nếp của nhà trường.  Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm tạo cho các em học sinh bán  trú tự tin, chủ động hòa nhập và tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể,  cố gắng vươn lên trong học tập. 

Công  tác  quản  lý  của  nhà  trường  luôn  đóng  vai  trò  chủ  đạo  trong  việc  thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp. Muốn nâng cao chất lượng hoạt động  ngoài  giờ  lên  lớp  trong  trường  phổ  thông  dân  tộc  bán  trú  thì  người  hiệu  trưởng phải quản lý tốt các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong  nhà trường theo hướng tiếp cận quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp. Người  quản lý cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ  lên lớp cho tập thể cán bộ giáo viên và nhân viên ở trường phổ thông dân tộc  bán trú. Đây là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục trong  nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng, triển khai kế hoạch và  kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đối với cán bộ giáo viên, các tổ chức trong  nhà  trường  và  biết  phối  hợp  với  các  lực  lượng  giáo  dục  khác  ngoài  nhà  trường, làm tốt các nhiệm vụ được nhà trường giao. Thầy cô  giáo ở trường  phổ thông dân tộc bán trú không những dạy chữ mà còn dạy người: thầy cô  đôn đốc học, uốn nắn, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt thời gian biểu đã ban  hành để các em thực hiện các công việc đúng giờ, hướng dẫn học sinh những  lúc  học  sinh  thực  hiện  chưa  đúng  hoặc  làm  sai,  uốn  nắn  tỉ  mỉ  cụ  thể,  giao  nhiệm vụ cho học sinh lớn có kinh nghiệm hướng dẫn các em nhỏ mới vào  trường, hướng  dẫn  các  em  giờ  tự  học;  đối  với lực  lượng  ngoài  nhà trường,  tuyên truyền để phụ huynh học sinh đưa, đón học sinh đến lớp đúng ngày giờ  quy định, chuẩn bị đầy đủ tư trang cho các em hàng tuần, góp ý kiến cho nhà  trường tạo sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo 

dục  học  sinh.  Phấn  đấu  xây  dựng  môi  trường  nhà  trường  theo  khẩu  hiệu: 

Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em. 

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là bộ phận hữu cơ trong các hoạt động giáo  dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú, là bộ phận không thể tách rời trong  hoạt động của nhà trường đòi hỏi người hiệu trưởng phải thực hiện việc quản  lý một cách hiệu quả, khoa học  Đề tài đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp các vấn đề về rèn kỹ năng sống,  hướng nghiệp, kỹ năng tự học của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông  dân  tộc  bán  trú.  Từ  đó  làm  rõ  mục  tiêu,  nội  dung,  các  yếu  tố  chi  phối  ảnh  hưởng đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh bán trú. 

Đề  tài  cũng  thực  hiện  khảo  sát  thực  trạng  việc  tổ  chức  các  hoạt  động  ngoài  giờ  lên  lớp  cho  học  sinh  ở  4  trường  phổ  thông  dân  tộc  bán  trú  trong  huyện  Quang  Bình  tỉnh  Hà  Giang.  Qua  khảo  sát  đã  nhận  thấy  những  mặt  mạnh,  điểm  yếu, những  hạn  chế và nguyên nhân  của các  hạn chế,  yếu  kém  đó. 

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp quản lý, đó  là:  

-  Nâng  cao  nhận  thức  của  giáo  viên,  cán  bộ  phục  vụ,  học  sinh  và  phụ  huynh học sinh  - Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên  - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho triển khai hoạt động ngoài giờ lên  lớp   - Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc triển khai hoạt động ngoài giờ lên  lớp 

-  Ứng  dụng  công  nghệ  thông  tin  trong  quản  lý  hoạt  động  ngoài  giờ  lên  lớp 

Kết quả khảo sát cho thấy cả 5 biện pháp quản lý đưa ra đều rất cần thiết  và có tính khả thi cao. Các biện pháp trên nếu được thực hiện đầy đủ và đồng  bộ sẽ góp phần không những nâng cao chat lượng quản lý HĐGDNGLL mà 

còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học làm cho hoạt động dạy học của  nhà trường có sự thay đổi theo hướng tích cực. 

2. Khuyến nghị

2.1. Đối UBND tỉnh và Sở Giáo dục & Đào tạo

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc bán trú.  Phân bổ biên chế cho các trường phổ thông dân tộc bán trú theo đúng điều  lệ trường. 

2.2. Đối với UBND huyện và Phòng Giáo dục & Đào tạo * Đối với UBND huyện

Ưu tiên định biên cho các trường phổ thông dân tộc bán trú để các trường  có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục chuyên biệt. 

Bố trí quỹ đất cho các trường và ưu tiên phân bổ ngân sách sửa chữa, đầu  tư cho các trường phổ thông dân tộc bán trú. 

* Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo

Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý và giáo viên đi học nâng cao  trình độ chuyên môn, quản lý.  Bồi dưỡng giáo viên thường xuyên, trong đó đặc biệt quan tâm đến trường  phổ thông dân tộc bán trú.  Tổ chức giao ban khối các trường phổ thông dân tộc bán trú theo định kì  (2 lần/năm học) để các trường giao lưu trao đổi kinh nghiệm. 

2.3. Đối với các trường phổ thông dân tộc bán trú

Kiến nghị các trường phổ thông dân tộc bán trú áp dụng 5 biện pháp quản  lý hoạt động ngoài giờ lên lớp vào điều kiện cụ thể của trường một cách linh  hoạt để đem lại hiệu quả cao.  Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên được đi học nâng cao trình độ chuyên  môn nghiệp vụ. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ  thông tin trong quản lý và dạy học.  Nghiên cứu vận dụng các biện pháp quản lý, học tập các gương điển hình  tiên tiến, quan tâm đến đội ngũ giáo viên.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG (Trang 98 -98 )

×