C (38-420) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bung tơ Lúc này, tơ nấm ăn như nhện trên khố
3.2 Các bệnh thƣờng gặp ở nấm rơm, nguyên nhân và biện pháp xử lý
Bệnh ở nấm rơm có thể chia làm hai loại: bệnh sinh lí và bệnh nhiễm.
Đối với bệnh sinh lý nấm có màu trắng hoặc máu xám, nấm bị dị hình, và chết khi còn rất nhỏ. Nguyên nhân của những bệnh trên là do ánh sáng ,nhiệt độ, không thích hợp, nước tưới bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Biện pháp khắc phục cần phải điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng cho phù hợp. Trường hợp lạnh thì ta phải dùng bạt che lại cho ấm hoặc dùng bóng đèn để đảm bảo cho tơ và quả thể phát triển. Cần xử lý nước trước khi tưới.
Đối với bệnh nhiễm: Tại hợp tác xã bệnh nhiễm thường thấy là mốc trong quá trình nuôi ủ tơ. Mốc có mốc xanh, mốc cam, mốc đen.
Nguyên nhân:
+ Vì trồng nấm rơm không qua công đoạn khử trùng nên việc tạp nhiểm là điều rất dể xảy ra. Hoặc do khâu cấy giống, do trong thao tác cấy không đảm bảo được độ vô trùng như: tay, dụng cụ đựng giống…
+ Việc ủ nguyên liệu không đủ sức để tiệt trùng được môi trường rơm, đồng thời do trong quá trình nuôi ủ tơ, nhiệt độ quá nóng làm các bịch chảy mồ hôi, do xử lí không kịp cũng sẽ dấn đến làm mốc các bịch.
Những bệnh về mốc rất khó khắc phục, chỉ có thể rút ra kinh nghiệm cho lần sau. Ngoài ra ở nấm rơm còn xuất hiện một số loại côn trùng như: ruồi, mạt gà, kiến, gián…tấn công. Biện pháp tốt nhất là xứ lí nền nhà trước khi trồng. hợp tác xã đã rắc vôi cẩn thận dưới nền nhà trước khi làm mô nhằm phòng trừ những loại côn trùng này.