VII I IX X XI
TÍNH TOÁN THỦY VĂN VÙNG CỬA SÔNG CHỊU ẢNH HƯỞNG THỦY TRIỀU
CHỊU ẢNH HƯỞNG THỦY TRIỀU
--- oOo ---
6.1 CỬA SÔNG
Cửa sông là đoạn sông nối tiếp giữa dòng sông và khu vực chứa nước sông, khu vực này có thể là dòng sông, hồ, kho nước hoặc biển. Trong chương này, ta chỉ nói về cửa sông thông với biển chịu ảnh hưởng của thủy triều. Khu cửa sông là khu quá độ giữa sông và biển. Có thể chia làm 3 đoạn, một cách sơ bộ và mang tính khái niệm, tùy vào loại cửa sông khác nhau:
6.1.1 Vùng ven biển ngoài cửa sông
Vùng ven biển là vùng biển trước cửa sông, có chiều sâu từ 10 - 20 m. Vùng này chứa các vật trầm tích của sông, dần dần bồi đọng thành bãi cạn và nước biển bị nhạt rõ rệt (nhất là về mùa lũ) so với ngoài biển. Ở đây, dòng chảy chịu ảnh hưởng của biển là chủ yếu.
Bờ biển Đoạn cửa sông Đoạn trên ngoài cửa sông cửa sông Hình 6.1 Khu vực cửa sông
6.1.2 Đoạn cửa sông
Đoạn cửa sông còn gọi là tam giác châu (delta), là phần giữa của khu cửa sông từ mép biển cho tới chỗ sông phân nhánh. Ở đây, dòng chảy chịu chi phối bởi ảnh hưởng của cả biển lẫn dòng sông.
6.1.3 Đoạn trên cửa sông
Đoạn trên cửa sông là phần trên của khu vực cửa sông, bắt đầu từ đỉnh tam giác châu (chỗ sông phân nhánh) lên đến chỗ giới hạn thủy triều lớn nhất trong mùa kiệt. Ở đây, dòng chảy chịu chi phối của sông là chủ yếu.
---
6.2 THỦY TRIỀU
6.2.1 Định nghĩa thủy triều
Mực nước biển lên xuống theo một chu kỳ nhất định gọi là thủy triều (tide). Nói cách khác, thủy triều là hiện tượng chuyển động của nước biển dưới tác động của các lực gây ra bởi mặt trăng, mặt trời và các hành tinh khác lên các chất điểm nước của đại dương. Nói chung, trong một ngày đêm, thường có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống (một lần vào ban ngaỳ, một lần vào ban đêm), có 2 đỉnh và 2 chân khác nhau.
Z [m] Đỉnh triều cao
Biên độ triều Đỉnh triều thấp (lớn) 2- Triều Triều
1- lên xuống
Mực nước biển 0- Thời gian -1- Biên độ triều (nhỏ) -2-
Chân triều cao
SÓNG TRIỀU Chân triều thấp
Chu kỳ triều Một ngày đêm Hình 6.2 Diễn biến một con triều ngày
Đối với mỗi con triều (xem hình 6.2), khi mực nước triều lên gọi là triều dâng (the rising tide), dâng đến mức cao nhất gọi là đỉnh triều. Khi mực nước triều xuống gọi là triều rút (the flowing-out tide), rút đến mức thấp nhất gọi là chân triều. Đối với 2 con triều trong 1 ngày, đỉnh tương đối cao gọi là đỉnh triều cao, đỉnh thấp hơn gọi là
đỉnh triều thấp. Tương tự, ta cũng có chân triều cao và chân triều thấp.
Chênh lệch mực nước giữa đỉnh triều và chân triều kế tiếp gọi là biên độ triều (tidal amplitude). Người ta cũng phân biệt biên độ triều lớn (chỉ khoảng cách giữa mực nước cao nhất và thấp nhất), tương tự là biên độ triều nhỏ. Khoảng cách về thời gian giữa 2 đỉnh (hoặc 2 chân) liền nhau gọi là chu kỳ triều (tidal cycle).
Trong 1 tháng có 2 thời kỳ triều lớn, mỗi thời kỳ từ 3 - 5 ngày, triều lên xuống rất mạnh (lên rất cao, xuống rất thấp), gọi là kỳ triều cường, và 2 thời kỳ triều bé lên xuống rất yếu, gọi là kỳ triều kém.
---
6.2.2 Phân loại thủy triều
Dựa vào chu kỳ triều, người ta phân thủy triều trên thế giới thành 4 loại: