Về bảo tồn rau ăn làm thuốc

Một phần của tài liệu Điều tra rau ăn làm thuốc của người dao đỏ ở huyện sa pa lào cai (Trang 52)

Bộ phận sử dụng chính của RALT là thân và lá. Việc khai thác lá cây làm thuốc có khả năng bền vững cao [17]. Vì thế, nguồn dược liệu cho lá tương đối đảm bảo cho nhu cầu sử dụng trong thời gian dài. Thân có khả năng hồi phục nhưng đòi hỏi mất nhiều thời gian và còn phụ thuộc nhiều vào cách khai

thác, và kỹ thuật chăm sóc (nếu là cây trồng) của người dân. Vì thế những cây có thân được sử dụng làm thuốc như Đìa ùy, Đìa giản, Puồng đìa bua, Puồng đìa diêm đểu có ĐBT cao.

Có 6/12 loài có ĐBT cao còn được sử dụng làm thuốc tắm [10] [19]. Điều này chứng tỏ sự tác động của các hoạt động thương mại hóa cây thuốc có ảnh hưởng lớn đến nguồn trữ lượng của các cây thuốc. Như vậy, trong tưoỉng lai, khi phát triển sản phẩm cần có cách thức thương mại hóa bền vững do thương mại hóa là một nhu cầu thiết thực góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của cộng đồng dựa trên tri thức của mình.

RALT đã được trồng ở vưòfn của người Dao và trồng nhiều ở các hộ làm thuốc. Số hộ trồng RALT không thay đổi đáng kể so với nghiên cứu năm 2005 [4] đã chứng tỏ nhận thức của người dân trong việc bảo tồn các loài rau thuốc này. Nhưng cách truyền kiến thức sử dụng RALT cho con cháu của người Dao đều là truyền miệng, chưa được ghi chép lại nên vẫn chưa đảm bảo được rằng trong 2 đến 3 thế hệ sau nữa, con cháu vẫn biết biết sử dụng RALT.

Việc bảo tồn cây thuốc khác với cây lấy gỗ, đặc biệt với cây thuốc dân tộc vì nó gắn liền vói tri thức sử dụng của người thiểu số. Ta có thể học tập mô hình của các tỉnh ở Trung Quốc là các địa phương lập sổ tay cây thuốc của địa phương đó. Các cây thuốc được in hình vẽ hoặc ảnh màu trên giấy tốt, khổ nhỏ (9 X 12cm) dày 500- 700 trang và có tóm tắt các đặc điểm của cây [11] để người dân có thể tham khảo và tra cứu, có tác dụng định hưóìig cho họ trong việc bảo tồn. Mô hình này phù hợp với hai xã do người dân chưa nhận được nhiều sự giúp đỡ trong định hưóĩig phát triển cây thuốc, trong khi nhận thức của họ lại chưa cao. Trong tương lai, nếu được sự giúp đỡ hỗ trợ về kinh tế cũng như biện pháp kỹ thuật thì người Dao sẽ trồng được nhiều loại hơn. Tả Van có đất tốt, quỹ vưcm lớn và ý thức trồng cây của ngưòi dân cao hơn Tả Phin, nên trong nghiên cứu phát triển sau này cũng cần phải quan tâm đến địa điểm tạo vườn để đem lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Điều tra rau ăn làm thuốc của người dao đỏ ở huyện sa pa lào cai (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)