Ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến sinh trưởng, năng suất và một số chỉ tiêu phẩm chất củ giống khoai tây KT3 (Trang 25)

3. Nội dung nghiên cứu

3.3.2. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến

Để đánh giá ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến một số chất hữu cơ trong củ của giống khoai tây KT3 chúng tôi tiến hành đánh giá 4 chỉ tiêu như: hàm lượng vitamin C, đường khử, tinh bột, protein tổng số. Kết quả này được trình bày trong bảng 3.5 và 3.6.

Bảng 3.5. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến một số chất hữu cơ trong củ tươi của giống khoai tây KT3

Chỉ tiêu

CT

Vitamin C Đường khử Tinh bột Protein tổng số mg/100g củ tươi % so ĐC % củ tươi % so ĐC % củ tươi % so ĐC % củ tươi % so ĐC KT3.ĐC 34,64 100 0,168 100 11,72 100 2,07 100 KT3.K 34,78 102,39* 0,169 100,59 12,59 107,42* 2,06 99,51

Qua bảng 3.5, chúng tôi thấy: phun bổ sung dung dịch KCl lên lá làm tăng hàm lượng vitamin C và tăng hàm lượng tinh bột trong củ tươi so với đối chứng lần lượt là 102,39% và 107,42%. Hàm lượng đường khử và protein tổng số giữa các công thức thí nghiệm và đối chứng là tương đương nhau. Chứng tỏ, phun bổ sung dung dịch KCl lên lá làm tăng hàm lượng vitamin C và tăng hàm lượng tinh bột trong củ tươi của giống khoai tây KT3. Kết quả này có thể được giải thích là do K+ có ảnh hưởng tích cực đến quá trình vận chuyển H+ qua màng trong quá trình photphoril hoá quang hợp tổng hợp ATP, NADPH. Các chất này là những nguồn năng lượng cần thiết để đồng hoá CO2 tổng hợp các chất hữu cơ như polisaccarit. Ngoài ra, K+ còn tham gia hoạt hoá các enzim tổng hợp tinh bột. Do đó K+ bổ sung làm tăng cường quá trình tổng hợp polisaccarit tích luỹ trong củ và cơ quan dự trữ của khoai tây.

Bảng 3.6. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến một số chất hữu cơ trong củ khô của giống KT3

Chỉ tiêu

Công thức

Đường khử Tinh bột protein tổng số

% củ tươi % so ĐC % củ tươi % so ĐC % củ tươi % so ĐC

KT3.ĐC 1,03 100 72,05 100 12,77 100

KT3.K 1,04 100,97 74,56 103,48* 12,69 99,37

Ghi chú: * Các sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95%

Qua bảng 3.6, chúng tôi thấy: phun bổ sung dung dịch KCl lên lá không làm thay đổi hàm lượng đường khử và protein tổng số giữa các công thức thí nghiệm và đối chứng, nhưng lại làm tăng hàm lượng tinh bột so với đối chứng là 103,48%. Kết quả này có thể được giải thích là do K+ có ảnh hưởng tích cực đến quá trình vận chuyển H+ qua màng trong quá trình photphoril hoá quang hợp tổng hợp ATP, NADPH. Các chất này là những nguồn năng lượng cần thiết để đồng hoá CO2 tổng hợp các chất hữu cơ như polisaccarit. Ngoài ra, K+

còn tham gia hoạt hoá các enzim tổng hợp tinh bột. Do đó K+ bổ sung làm tăng cường quá trình tổng hợp polisaccarit tích luỹ trong củ và cơ quan dự trữ của khoai tây.

3.3.3. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến hàm lượng các nguyên tố khoáng trong củ của giống khoai tây KT3 các nguyên tố khoáng trong củ của giống khoai tây KT3

Để đánh giá ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến hàm lượng các nguyên tố khoáng trong củ của giống khoai tây KT3, chúng tôi tiến hành đánh giá hàm lượng của các nguyên tố khoáng như: K, P, Mn, Fe, Mg, Cu. Kết quả này được trình bày ở bảng 3.7

Bảng 3.7. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến hàm lượng các nguyên tố khoáng trong củ của giống khoai tây KT3

Đơn vị: mg/kg chất khô Công thức Nguyên tố KT3.ĐC KT3.K % so ĐC K 19,4.103 23,3.103 120* P 22,0.103 22,3.103 101,5 Mn 0,022.103 0,023.103 101,5 Fe 6.103 4,75.103 79,16* Mg 0,6.103 0,5.103 83,33* Cu 0,0011.103 0,0014.103 127,27*

Ghi chú: * Các sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95%

Qua bảng 3.7, chúng tôi thấy: khi phun bổ sung dung dịch KCl lên lá thì đều làm thay đổi hàm lượng các nguyên tố khoáng ở các công thức thí nghiệm so với đối chứng. Các nguyên tố khoáng K, Cu đều tăng so với đối chứng lần lượt là 120%; 127,27%. Các nguyên tố khoáng Fe, Mg giảm so với đối chứng lần lượt là 79,16%; 83,33%. Riêng hàm lượng P và Mn giữa công thức thí nghiệm và đối chứng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Kết quả

thu được có thể là do mối quan hệ hỗ trợ (thúc đẩy) lẫn nhau giữa ion K+ và ion Cu2+ trong quá trình xâm nhập, khi có sự tăng cường hấp thụ ion K+ thì đồng thời thúc đẩy sự hấp thụ ion Cu2+. Ngoài ra, K+ còn làm tăng quá trình vận chuyển các ion này trong cây để tạo củ.

Chương 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận

Nghiên cứu: “ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến

sinh trưởng, năng suất và một số chỉ tiêu phẩm chất củ giống khoai tây KT3 ”,

chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Phun bổ sung dung dịch KCl lên lá có ảnh hưởng tốt đến khả năng tích luỹ chất tươi - khô của thân, lá đặc biệt là ở giai đoạn 40 ngày.

2. Phun bổ sung dung dịch KCl lên lá không làm tăng số lượng củ/khóm, nhưng lại làm tăng khối lượng củ/khóm và năng suất thực tế so với đối chứng.

3. Phun bổ sung dung dịch KCl không ảnh hưởng đến hàm lượng nước, đường khử, protein tổng số nhưng lại làm tăng hàm lượng tinh bột, vitamin C và hàm lượng một số nguyên tố khoáng so với đối chứng.

4.2. đề nghị

Bước đầu nghiên cứu về ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến sinh trưởng và năng suất giống khoai tây KT3, chúng tôi đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên để có kết luận sâu sắc hơn cần thiết phải có các thí nghiệm lặp lại và mở rộng diện tích thí nghiệm hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Kiến Dân, Trương Phong (2000), Truyện hay thực vật, Nxb

Trẻ, trang 15 - 19.

2. Hoàng Thị Hà, Dinh dưỡng khoáng ở thực vật, Nxb ĐHQG Hà Nội

(1996), trang 80 - 245.

3. Võ Minh Kha (1986), Hướng dẫn và thực hành sử dụng phân bón,

Nxb Nông nghiệp.

4. Đỗ Hải Lan (2004), So sánh một số chỉ tiêu hoá sinh của 5 giống lúa

nương dưới ảnh hưởng của điều kiện nương rẫy và của KCl xử lí hạt trước khi gieo, Báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc 2004, trang 451 - 455.

5. Trần Thị Mai (2001), Bảo quản khoai tây thương phẩm, Nxb Nông

nghiệp.

6. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên

cứu khoai tây, rau (1990), Một số tiến bộ nghiên cứu khoa học cây khoai tây

Phụ lục

ảnh chụp vườn thí nghiệm

Củ khoai tây KT3

Chú thích

a. KT3.K b. KT3.ĐC

Mục lục

Trang

Mở đầu………. 1

1. Lí do chọn đề tài……….. 1

2. Mục đích nghiên cứu………... 3

3. Nội dung nghiên cứu………... 3

Chương 1. tổng quan tài liệu………. 4

1.1. Khái quát về cây khoai tây………... 4

1.2. Tình hình nghiên cứu trên đối tượng khoai tây………. 6

1.3. Vai trò sinh lí của nguyên tố đa lượng đối với cây trồng…. 6 1.3.1. Vai trò chung của các nguyên tố đa lượng……… 6

1.3.2. Vai trò sinh lí của nguyên tố kali……… 7

1.3.2.1. Hàm lượng kali trong đất……… 7

1.3.2.2. Chức năng sinh lí của kali……….. 7

1.3.2.3. Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kali đối với cây trồng……… 8

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 10 2.1. Đối tượng nghiên cứu ………... 10

2.2. Phương pháp nghiên cứu………... 10

2.2.1. Bố trí thí nghiệm……… 10

2.2.2. Phương pháp pha và phun dung dịch KCl……….. 11

2.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu………. 11

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu……….. 15

Chương 3. Kết quả và thảo luận……….. 17

3.1. ả hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến sinh trưởng của giống khoai tây KT3……….

3.1.1. Khả năng tích luỹ chất tươi - khô của thân……… 17

3.1.2. Khả năng tích luỹ chất tươi - khô của lá……… 19

3.2. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống khoai tây KT3 21 3.3. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến một số chỉ tiêu phẩm chất củ giống khoai tây KT3……….

23 3.3.1. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến hàm lượng nước trong củ……… 23

3.3.2. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến một số chất hữu cơ trong củ của giống khoai tây KT3……… 24

3.3.3. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến hàm lượng các nguyên tố khoáng trong củ của giống khoai tây KT3…. 26 Chương 4. Kết luận và đề nghị……….. 28

4.1. Kết luận………. 28

4.2. Đề nghị……….. 28

Tài liệu tham khảo………... 29

Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy, cô giáo trong khoa Sinh – KTNN, đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Đính và thầy Nguyễn Khắc Thanh đã trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2.

Là một sinh viên lần đầu nghiên cứu khoa học chắc chắn đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong những ý kiến đóng góp của thầy, cô và các bạn để đề tài của em hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Xuân Hoà, tháng 05 năm 2007 Sinh viên

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan khoá luận được hoàn thành là kết quả của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, các số liệu được trình bày trong khoá luận là trung thực và không trùng với kết quả của các tác giả khác.

Tác giả

Danh mục các bảng

Bảng 3.1. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến khả năng tích luỹ chất tươi - khô của thân

Bảng 3.2. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến khả năng tích luỹ chất tươi - khô của lá

Bảng 3.3. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Bảng 3.4. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến hàm lượng nước trong củcủa giống khoai tây KT3

Bảng 3.5. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến một số chất hữu cơ trong củ tươi của giống khoai tây KT3

Bảng 3.6. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến một số chất hữu cơ trong củ khô của giống khoai tây KT3

Bảng 3.7. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến hàm lượng các nguyên tố khoáng trong củ của giống khoai tây KT3

DANH MụC CáC BIểU Đồ

Biểu đồ 3.1. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến khả năng tích luỹ chất tươi của thân

Biểu đồ 3.2. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến khả năng tích luỹ chất khô của thân

Biểu đồ 3.3. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến khả năng tích luỹ chất tươi của lá

. Biểu đồ 3.4. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến khả năng tích luỹ chất khô của lá

Biểu đồ 3.5. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến sinh trưởng, năng suất và một số chỉ tiêu phẩm chất củ giống khoai tây KT3 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)