KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Tư tưởng giải thoát trong triết học phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với người dân huế (Trang 39 - 43)

Trong triết lý đạo đức nhân sinh mang tính nhân bản, nhân văn và nhân đạo sâu sắc của triết học Phật giáo, tư tưởng giải thoát là vấn đề trung tâm, là mục đích tối cao.Tư tưởng giải thoát trong triết học Phật giáo đã trãi qua một quá trình phát triển lâu dài với những quan điểm, phương pháp hết sức phong phú và đặc sắc. Có thể nói nó chính là sự phản ánh một cách toàn bộ điều kiện sống cũng như tính chất sinh hoạt xã hội Ấn Độ đương thời. Cùng với sự biến đổi của hiện thực xã hội, nội dung của tư tưởng giải thoát trong triết học Phật giáo cũng biến đổi và phát triển không ngừng nhằm giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong chính đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là khát vọng tự nhiên, muôn thưở muốn sống tự do, bình đẳng, hạnh phúc của con người với một bên là sự áp bức, bóc lột, bất công của chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội hà khắc, đè nặng lên đời sống của nhân dân trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Phật giáo chủ trương giải thoát cho con người khỏi những nổi khổ của cuộc đời nhằm đạt tới sự giác ngộ, xóa bỏ mọi mê ngộ, nhận thức rõ chân bản tính của mình và thực tướng của vạn vật, diệt mọi dục vọng do sự ràng buộc, lôi cuốn của thế giới vật dục với cái tâm thanh tịnh, an lạc, tự tại, tuyệt đối…

Tất cả tiến trình giải thoát của Phật giáo tựu trung lại chính là con đường tạo ra sự đồng nhất tiểu ngã tương đối với đại ngã tuyệt đối, nói rõ hơn là sự thể nhập của tinh thần con người và bản thể tuyệt đối Niết bàn. Con đường này như là một cuộc hành trình của con

THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ

người khát khao trăn trở tìm kiềm, phát hiện và trở về với bản chất của chính mình trở về với giá trị căn bản nhất, cốt lõi nhất của con người, đó là lẽ sống, đạo sống của con người, là ước mơ được tự do, bình đẳng trong một xã hội đầy rẫy bất công, đầy rẫy xung đột, đầy rẫy những quy định hà khắc.

Cách thức và phương pháp giải thoát Phật giáo khác rất xa so với các trường phái triết học vào thời đó. Phật giáo không đồng tình với cách tu khổ hạnh, ép xác để đạt tới sự thanh tịnh của tâm hồn mà hòa nhập vào bản thể tuyệt đối, Phật giáo cũng không chủ trương chấp nhận cuộc sống hiện thực với tất cả những niềm vui và nỗi khổ của cuộc sống. Phật giáo đề cao con đường, cách thức tu luyện đời sống và tu luyện trí tuệ thiền định. Về trạng thái giải thoát, thì Phật giáo chủ trương giải thoát dần dần, qua từng giai đoạn; Từ giai đoạn tu hành, học tập trong cuộc sống thời niên thiếu, đến giai đoạn trưởng thành, rồi đến giai đoạn sống như một tu sĩ ẩn dật, và cuối cùng là giai đoạn thực sự thoát tục, giác ngộ, minh triết tiến tới cõi Niết bàn.

Thực chất của tư tưởng giải thoát trong triết lý Phật giáo chính là sự phản ánh những mâu thuẫn, những nhu cầu tất yếu của xã hội Ấn Độ cổ đại. Nó là khát vọng của người dân muốn thoát khỏi những nổi khổ của cuộc đời mơ ước một cuộc sống lý tưởng đầy hạnh phúc và an lạc. Một ước mơ muôn thưở và cao cả nhất của con người. Do đó, dù

chỉ dừng lại ở sự giải thoát trong lĩnh vực tinh thần, tâm linh, đạo đức nhưng tư tưởng giải thoát của Phật giáo đã thể hiện rất rõ tính chất nhân bản, nhân văn sâu sắc của nó, đó là ước mơ giải phóng con người.

Tư tưởng giải thoát của Đạo Phật không đơn giản chỉ là hướng con người sang thế giới bên kia (Niết bàn , nước Phật , cõi tịnh độ…). Giải thoát trong Đạo Phật còn là sự phản ánh bức tranh hiện thực xã hội cổ đại bất công trói buộc con người trong vòng khổ ải buộc họ tìm đến một cuộc sống khác ngoài xã hội tôn tại hiện thực. Giải thoát trong triết lý Đạo Phật cũng là ước mơ khát vọng của người nô lệ Ấn Độ cổ đại nói riêng, người bị áp bức nói chung về một xã hội bình đẳng, tự do, bác ái đầy nhân tính. Giải thoát của triết lý Phật giáo là hướng con người đến cái chân, cái thiện, cái mỹ, nhất là hướng con

THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ

người đến cái thiện của tâm, thân, ý. Chính thế mà tư tưởng giải thoát trong triết lý Phật giáo đã thu hút sự chú ý, niềm đam mê và lòng thán phục của nhiều nhà tư tưởng trên thế giới về một cách nhìn mới về thế giới và nhân sinh - Tư tưởng giải thoát, triết lý nhân sinh Phật giáo.

Tư tưởng triết lý đạo đức nhân sinh sâu sắc ấy là nguồn suối tinh thần không bao giờ cạn không chỉ của con người Ấn Độ mà cho con người của toàn thế giới. Những người biết đến Đạo Phật đều dựa vào đó như một tấm gương để sống sao cho tốt hơn. Không những vậy, có thể nói tư tưởng giải thoát này khi đã thâm nhập đến tư tưởng của các nhà lãnh tụ Ấn Độ, họ tiếp thu, kế thừa, phát triển và vận dụng vào cuộc sống sinh động, biến sự giải thoát chỉ đơn thuần về mặt tinh thành sự giải thoát thật sự bằng phương pháp đấu tranh tiến hành cách mạng dựa vào sức mạnh truyền thống “bất bạo động“, “không sát sanh“, “ từ bi hỷ xả“, lấy giá trị đạo đức, nhân ái cao cả để cảm hóa và thu phục đối phương. Cũng chính dựa trên tinh thần ấy Phật giáo góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tinh hóa văn hóa của nhân loại trong sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay.

Điều hạn chế trong tư tưởng giải thoát của triết lý Phật giáo, là vì không giải thích được nguồn gốc của nổi khổ luôn đè nặng lên đời sống của người dân là do tính chất khắc nghiệt của điều kiện sống và sự áp bức, bóc lột tàn bạo của chế độ chiếm hữu nô lệ mang nặng tính gia trưởng, trì trệ, lạc hậu, chật hẹp của chế độ phân biệt sắc tộc, đẳng cấp xã hội hết sức nghiệt ngã và phản động gây ra, nên Phật giáo không chỉ ra được con đường và biện pháp khoa học đích thực để giúp con người thoát khỏi mọi khổ đau, xóa bỏ mọi sự bất công mà họ phải gánh chịu. Con đường đó là thực hiện những cải biến xã hội không bằng con đường nào khác ngoài con đường hành động cách mạng xã hội. Tư tưởng giải thoát của triết lý Phật giaó chủ yếu nhằm giải thoát cho con người trong lĩnh vực tinh thần, đạo đức, tâm lý chứ không bằng sự cải biến xã hội hiện thực. Đây chính là một hạn chế có tính lịch sử của mọi trường phái triết học trước Mác.

Tuy nhiên, điều đó vẫn không làm giảm bớt ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn của Phật giáo. Những tư tưởng của Phật giáo, đặc biệt là tư

THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ

tưởng giải thoát đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần, đạo đức không chỉ ở Ấn Độ mà còn cả nhân dân Việt Nam trong đó có người dân xứ Huế. Từ ngày xưa cũng như bây giờ, những tư tưởng triết lý, đạo nhân sinh ấy vẫn luôn dồi dào sức sống, nó không chỉ hóa thân vào những phong tục, tập quán, truyền thống, văn hóa của con người Huế mà còn chi phối quan điểm sống, triết lý sống và đạo lý của họ. Điều này cũng lý giải tại sao thống kê số người có theo một tín ngưỡng nào đó, thì ở Huế thì có đến 90% trong số dân là có tín ngưỡng Đạo Phật. Họ có thể là những Phật tử thường xuyên đến chùa, cũng có thể là họ đọc và hành theo những lời giáo huấn của Đức Phật mà không đến chùa. Người quy y cũng như người không quy y, trong bất cứ trường hợp nào họ cũng đều là những người mong muốn tìm đến với cõi thiện, mong tìm đến sự cân bằng trong ý thức của mình.

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực và sâu đậm của tư tưởng giải thoát Phật giáo đến đời sống và ý thức của mỗi người dân Huế, Hiện vẫn tồn tại sự lợi dụng của những thế lực phản động, dựa vào lòng tin của nhân dân đối với Phật giáo đội lốt những “bậc chân sư”, gây ra không ít phiền toái cho chính quyền. Sự giả dối lừa thầy, phản đạo của chúng cũng đã làm cho một số người dân mất lòng tin với tôn giáo, đó chính là một sự xúc phạm đến Đức Phật. Sự ra đời của Tăng đoàn Tăng già từ Quảng Trị đến Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay tồn tại bên cạnh “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” của các tỉnh, thành phố không đơn thuần chỉ là vấn đề tôn giáo thông thường mà đã trở thành một vấn đề chính trị quan trọng mà chính quyền các cấp và nhân dân phải luôn cảnh giác và thận trọng trong quan hệ ứng xử.

Nhưng, với những Chính sách Tôn trọng Tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà Nước ta hiện nay, với những yếu tô tích cực của đạo đức Phật giáo, chúng tôi những người thực hiện đề tài này tin rằng một ngày không xa Phật giáo sẽ không bị lạm dụng quá nhiều như trong thời gian vừa qua, để Phật giáo vẫn mãi là một tôn giáo của cái thiện, của lòng từ bi.

THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ

Một phần của tài liệu Tư tưởng giải thoát trong triết học phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với người dân huế (Trang 39 - 43)