Trưng bày hàng hóa và cung cấp dịch vụ cộng thêm.

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu thị trường (Trang 38)

Bên cạnh những chức năng trên, nhà bán lẻ còn tạo ra mặt bằng trưng bày hàng hóa rộng lớn có thể trưng bày hàng hóa một cách đa dạng và phong phú, giúp khách hàng thoải mái xem, thử, chọn lựa trước khi quyết định mua.

Không chỉ chấp nhận thanh toán bằng những loại thẻ tín dụng phổ biến, nhiều nhà bán lẻ còn phát hành thẻ tín dụng riêng của họ nhằm giúp cho khách hàng có được một hạn mức tín dụng để mua hàng trước và trả tiền sau.

Các thể lọai bán lẻ trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều thể lọai cửa hàng bán lẻ. Từ những cửa hàng tạp hóa nhỏ đơn lẻ cho đến những cửa hàng phức tạp nhiều tầng. Có thể nói không có một giới hạn nào về số lượng chủng loại cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên trong thế giới bán lẻ, cửa hàng bán lẻ được phân loại tùy vào thể lọai của nó.

Vậy thể lọai bán lẻ là gì?

Thể lọai bán lẻ của một cửa hàng chính là sự tập hợp những chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà cửa hàng ấy chọn vào danh mục phục vụ, và bao gồm những yếu tố dưới đây:

• Đặc tính của chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà cửa hàng ấy phục vụ • Chính sách giá mà cửa hàng ấy theo đuổi

• Chính sách của cửa hàng đối với hoạt động quảng cáo và khuyến mãi • Chính sách của cửa hàng về mặt thiết kế, trưng bày

• Vị trí ưa chuộng • Qui mô của cửa hàng

Có thể nói chọn thể lọai là một quyết định quan trọng nhất đối với một chiến lược bán lẻ. Trên thế giới thể lọai bán lẻ là vô cùng đa dạng, nhưng chung qui lại, dưới đây là những thể lọai phổ biến nhất.

1. Cửa hàng tiện lợi (Convenience store)

Ví dụ: 7-Eleven (khỏang 21,000 cửa hàng trên thế giới. 2. Cửa hàng đặc chủng (Speciality store)

Ví dụ: Toy "R" Us (khỏang 40% thị phần đồ chơi trẻ em trên thị trường Mỹ) 3. Siêu thị (Super market)

Ví dụ: CoopMart, Safeway's, Sainsbury's, Krogers ... 4. Cửa hàng giảm giá (Discounted store)

Ví dụ: Wal-Mart, K-Mart...

5. Trung tâm bán lẻ (Superstore or combination store)

Ví dụ: Wal-Mart, K-Mart, Target, Best Buy ... 6. Cửa hàng bách hóa (Department store)

Ví dụ: Diamond Plaza (HCM), Parkson (HCM), J C Penny... 7. Đại siêu thị (Hypermarket)

Ví dụ: Carrefour, Big C... 8. Kho hàng (Warehouse store)

Ví dụ: Metro, Sam's Club, Costco... 9. Trung tâm mua sắm (Shopping mall)

Ví dụ: Citymart, Maximart

10. Bán hàng theo catalogue (Direct catalogue retailing)

Ví dụ: Sears, J C Penny

11. Cửa hàng trên mạng Internet (Web store)

Ví dụ: Amazon, Ebay...

Nhượng quyền bán lẻ

Nhượng quyền là một ý tưởng kinh doanh mà trong đó công ty nhượng quyền chia sẻ thương hiệu và công nghệ cho những người mua nhượng quyền và nhận lại một khỏang phí gọi là phí nhượng quyền. Các điều kiện nhượng quyền bao gồm cả những điều kiện hỗ trợ về nâng cấp họat động của cửa hàng.

Họat động nhượng quyền giúp cho công ty nhượng quyền thu được nhiều lợi ích đặc biệt là khả năng phát triển mạng lưới mà không phải trực tiếp quản lý họat động của cửa hàng.

Trong hợp đồng nhượng quyền bán lẻ, người mua nhượng quyền trả hai khỏang phí. Một khỏang phí trả một lần khi mua nhượng quyền và một lọai phí trả trên doanh số hàng bán ra hàng tháng. Ngòai ra, người mua nhượng quyền còn phải cam kết tổ chức họat động cửa hàng theo tiêu chuẩn và qui trình được đưa ra bởi công ty nhượng quyền.

Thông thường công ty nhượng quyền hỗ trợ trong việc chọn vị trí và thiết kế xây dựng cửa hàng, tuyển chọn danh mục hàng hóa và dịch vụ, tuyển chọn và huấn luyện nhân viên và hỗ trợ họat động quảng cáo cho cửa hàng.

Biểu đồ hiệu quả họat động của một cửa hàng McDonald

Do cần thiết phải duy trì uy tín thương hiệu của công ty nhượng quyền, công ty nhượng quyến thường phải giám sát họat động của các cửa hàng nhượng quyền nhằm đảm bảo rằng các cửa hàng cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn thống nhất mà công ty nhượng quyền đề ra.

Động cơ để công ty nhượng quyền quan tâm hỗ trợ cửa hàng nhượng quyền là vì công ty nhượng quyền thu lợi thông qua phí loyalty mà cửa hàng trích chi trả trên doanh số bán ra hàng tháng, do vậy công ty nhượng quyền cần phải hỗ trợ để các cửa hàng nhượng quyền họat động kinh doanh có hiệu quả. Quảng cáo, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, và phát triển hệ thống là công việc mà các công ty nhượng quyền trực tiếp đảm đương thực hiện với sự đóng góp kinh phí bởi các cửa hàng nhượng quyền.

Một vài điều kiện nhượng quyền của một số công ty lớn trên thế giới Công ty nhượng

quyền Số cửa hàng Kinh phí đầu tư khởi điểm (ngàn USD) Phí loyalty (% doanh số)

7-Eleven 13,760 12.5+ không nhất định

Athlete's Foot 644 123-284 4%

KFC 5,034 100+ 9%

McDonald's 13, 435 không nhất định 7.5%

Budget Rent A Car1,433 không nhất định 7.5%

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu thị trường (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w