Thi công dầm sàn:

Một phần của tài liệu KĨ THUẬT THI CÔNG AN TOÀN LAO ĐỘNG công ty tư vấn thiết kế và xây dựng NATO (Trang 32)

I. Biện pháp kĩ thuật thi công các công tác phần thân:

2. Thi công dầm sàn:

- Sau khi đổ bê tông cột xong (cột nào thi công trước thì tháo dỡ trước) ta tiến hành tháo dỡ ván khuôn cột và tiến hành lắp dựng ván khuôn dầm sàn. Trước tiên ta dựng hệ sàn công tác để thi công lắp dựng ván khuôn sàn.

- Đặt các thanh xà gồ lên đầu trên của cây chống, cố định các thanh xà gồ bằng đinh thép, lắp ván đáy dầm trên những xà gồ đó (khoảng cách bố trí xà gồ phải đúng với thiết kế).

- Điều chỉnh tim và cao trình đáy dầm đúng với thiết kế .

- Tiến hành lắp ghép ván khuôn thành dầm, liên kết với tấm ván đáy bằng tấm góc ngoài và chốt nêm .

- Ổn định ván khuôn thành dầm bằng các thanh chống xiên, các thanh chống xiên này được liên kết với thanh đà ngang bằng đinh và các con kê giữ cho thanh chống xiên không bị trượt. Tiếp đó tiến hành lắp dựng ván khuôn sàn theo trình tự sau:

- Đặt các thanh xà gồ lên trên các kích đầu của cây chống, cố định các thanh xà gồ.

- Lắp đặt các tấm ván sàn, liên kết bằng các chốt nêm, liên kết với ván khuôn thành dầm bằng các tấm góc trong dùng cho sàn.

- Điều chỉnh cos và độ bằng phẳng của xà gồ, khoảng cách các xà gồ phải đúng theo thiết kế.

- Kiểm tra độ ổn định của ván khuôn.

- Kiểm tra lại cao trình, tim cốt của ván khuôn dầm sàn một lần nữa. - Các cây chống dầm phải được đảm bảo độ ổn định.

*Những yêu cầu khi lắp dựng ván khuôn:

- Vận chuyển lên xuống phải nhẹ nhàng, tránh va chạm xô đẩy làm ván khuôn bị biến dạng.

- Ván khuôn được ghép phải kín khít, đảm bảo không mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông.

- Đảm bảo kích thước, vị trí, số lượng theo đúng thiết kế.

- Phải làm vệ sinh sạch sẽ ván khuôn và trước khi lắp dựng phải quét một lớp dầu chống dính để công tác tháo dỡ sau này được thực hiện dễ dàng.

- Cột chống được giằng chéo, giằng ngang đủ số lượng, kích thước, vị trí theo đúng thiết kế.

- Các phương pháp lắp ghép ván khuôn, xà gồ, cột chống phải đảm bảo theo nguyên tắc đơn giản và dễ tháo. Bộ phận nào cần tháo trước không bị phụ thuộc vào bộ phận tháo sau.

- Cột chống phải được dựa trên nền vững chắc, không trượt. Phải kiểm tra độ vững chắc của ván khuôn, xà gồ, cột chống, sàn công tác, đường đi lại đảm bảo an toàn.

b. Công tác đổ bê tông dầm sàn: * Phương pháp thi công bêtông:

- Để khống chế chiều dày sàn, ta chế tạo những cột mốc bằng bê tông có chiều cao bằng chiều dày sàn (h =10 cm).

- Sử dụng phương pháp đổ bê tông bằng máy bơm bê tông

* Yêu cầu về vữa bê tông:

- Vữa bê tông phải được trộn đều và đảm bảo đồng nhất thành phần.

- Phải đạt được mác thiết kế: vật liệu phải đúng chủng loại, phải sạch, phải được cân đong đúng thành phần theo yêu cầu thiết kế.

- Thời gian trộn, vận chuyển, đổ, đầm phải được rút ngắn, không được kéo dài thời gian ninh kết của xi măng.

- Bê tông phải có độ linh động (độ sụt) để thi công, đáp ứng được yêu cầu kết cấu.

- Công việc kiểm tra tại hiện trường, nghĩa là kiểm tra hàm lượng nước trong bê tông bằng cách kiểm tra độ sụt theo phương pháp hình chóp cụt . Gồm một phễu hình nón cụt đặt trên một bản phẳng được cố định bởi vít. Khi xe bê tông đến người ta lấy một ít bê tông đổ vào phễu, dùng que sắt chọc khoảng 20 ÷25 lần. Sau đó tháo vít nhấc phễu ra, đo độ sụt xuống của bê tông. Khi độ sụt của bê tông khoảng 12 cm là hợp lý.

* Nguyên tắc đổ bê tông:

+ Nguyên tắc 1: khi đổ bêtông các kết cấu xây dựng, người ta khống chế chiều cao đổ bêtông không được vượt quá 1,5m, tránh bê tông bị phân tầng.

+ Nguyên tắc 2: Khi đổ bêtông các kết cấu xây dựng phải đổ từ trên xuống để đảm bảo năng suất lao động cao. Khi đổ bê tông không được để các phương tiện thi công va vào cốt thép và ván khuôn.

+ Nguyên tắc 3: Khi đổ bêtông phải đổ từ xa về gần so với vị trí tiếp vữa bêtông, nhằm đảm bảo khi đổ bê tông không đi lại trên các kết cấu bê tông vừa đổ xong.

+ Nguyên tắc 4: Khi đổ bêtông các kết cấu chiều dày lớn phải đổ thành nhiều lớp. Chiều dày và diện tích của mỗi lớp tùy thuộc vào bán kính ảnh hưởng và năng suất của loại đầm sử dụng

* Thi công bê tông:

Sau khi công tác chuẩn bị hoàn tất thì bắt đầu thi công:

+ Dùng vữa xi măng để rửa ống vận chuyển bêtông trước khi đổ

+ Xe bêtông thương phẩm lùi vào và trút bêtông vào máy bơm bê tông đã thiết kế.

+ Đổ bêtông theo phương pháp đổ theo từng khu vực đã vạch sẵn. Trước tiên đổ bê tông vào dầm. Hướng đổ bê tông dầm theo hướng đổ bê tông sàn, và đổ đến đâu ta tiến hành đầm đến đấy.

+ Đầm bê tông dầm bằng đầm dùi và sàn bằng đầm bàn.

c. Công tác tháo dỡ ván khuôn:

Độ dính của vữa bê tông vào ván khuôn tăng theo thời gian. Vì vậy, sau khi bê tông đạt cường độ cần thiết tiến hành tháo dỡ ván khuôn .

Ván khuôn dầm, sàn được tháo dỡ khi bê tông dầm sàn đã đạt được 75% cường độ thiết kế.

d. Công tác bảo dưỡng bê tông dầm sàn:

Bê tông sau khi đổ từ 10÷12h được bảo dưỡng.Cần chú ý tránh không cho bê tông không bị va chạm trong thời kỳ đông cứng. Bê tông được tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm yêu cầu- Bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện và độ ẩm thích hợp.

- Bê tông mới đổ xong phải được che chắn để không bị ảnh hưởng của nắng mưa. Thời gian bắt đầu tiến hành bảo dưỡng:

+ Nếu trời nóng thì sau 2 ÷3 giờ. + Nếu trời mát thì sau 12÷24 giờ.

- Phương pháp bảo dưỡng: Bê tông phải được giữ ẩm ít nhất là 7 ngày đêm. Hai ngày đầu để giữ độ ẩm cho bê tông cứ hai giờ tưới nước một lần, lần đầu tưới nước sau khi đổ bê tông 4 ÷7 giờ, những ngày sau 3 ÷10 giờ tưới nước một lần tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường (nhiệt độ càng cao thì tưới nước càng nhiều và ngược lại).

- Việc đi lại trên bê tông chỉ cho phép khi bê tông đạt cường độ cho phép

Một phần của tài liệu KĨ THUẬT THI CÔNG AN TOÀN LAO ĐỘNG công ty tư vấn thiết kế và xây dựng NATO (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w