Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khảo sát phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp (Trang 25 - 35)

1.Môi trường vĩ mô.

a.Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế với các yếu tố như: tốc độ phát triển nền kinh tế, lạm phát kinh tế, cán cân thanh toán... đều có tác động tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Ví dụ như tỷ lệ lạm phát ổn định thì doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình.

b.Môi trường công nghệ:

Với công nghệ mới hiện đại, sản phẩm sẽ có chất lượng cao hơn nên được người tiêu dùng chấp nhận dễ dàng hơn. Từ sự nhận biết về xu hướng phát triển công nghệ giúp doanh nghiệp xác định được ngành hàng kinh doanh cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong tương lai. Và từ đó vạch ra chiến lược tiêu thụ sao cho mỗi chủng loại hàng hoá tiêu thụ phù hợp với môi trường công nghệ nơi nó sẽ được sử dụng.

c.Môi trường tự nhiên:

Môi trường tự nhiên rất phong phú đa dạng bao gồm đất đai, nguồn tài nguyên, khoáng sản, tài nguyên động, thực vật, nguồn nước, khí hậu, vị trí địa lý....

Tự nhiên vừa cung cấp các yếu tố vật chất trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế, vừa tạo môi trường cho các hoạt động đó. Những yếu tố

vật chất mà tự nhiên cung cấp cho loài người (tài nguyên thiên nhiên) là nguồn lực kinh tế, là những yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế, vì thế, nó có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

d.Môi trường văn hoá - xã hội:

Các tham số và xu hướng vận động của môi trường văn hoá - xã hội ảnh hưởng lớn đến cách thức mua sắm của người tiêu dùng cũng như cách thức sử dụng tác động đến khách hàng.

e. Môi trường luật pháp:

Các yếu tố luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo những hoạt động về thuế, lao động, chính sách ưu đãi của nhà nước đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, duy trì sản xuất. Những thay đổi trong môi trường này có thể tạo cơ hội tiêu thụ hoặc đe doạ trực tiếp đến hoạt động sản xuất cũng như hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

f.Môi trường quốc tế:

Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão về khoa học công nghệ đòi hỏi mỗi quốc gia phải công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hội nhập và phát triển theo hướng cả hai bên cùng có lợi. Khi đã hội nhập thì mỗi quốc gia phải có những chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với môi trường.

2. Môi trường ngành.

a) Một số đối thủ cạnh tranh của công ty

Môi trường cạnh tranh của công ty rất đa dạng. Các khách hàng của công ty cũng là những đối thủ cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ vì các công ty cũng sản xuất được các mặt hàng thay thế cho sản phẩm của công ty. Công ty có thể đứng vững được trên thị trường chính là nhờ các chính sách về giá cả và chất lượng của sản phẩm. Như công ty cơ khí Hà Nội cũng tự sản xuất

được mặt hàng Vòng bi nhưng chất lượng thì không thể cạnh tranh được với sản phẩm của công ty.

b) Cạnh tranh tiềm ẩn:

Số lượng đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh trên từng khu vực, theo từng nhóm khách hàng, khu vực thị trường theo từng mặt hàng, từng thời kỳ đều ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp.

c) Áp lực của nhà cung ứng:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các hãng sản xuất, với công nghệ tốt và trình độ tay nghề cao, việc đưa ra các chiến lược thay đổi đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải cân nhắc và thận trọng tránh rủi ro hay thất thoát cho công ty. Các nhà cung ứng sản phẩm cũng phải có những chính sách thật tốt đặc biệt là chính sách về giá, hoạt động maketing để có thể đứng vững trên thị trường mà không bị các đối thủ cạnh tranh đào thải ra khỏi thị trường. Nhà cung ứng còn chịu áp lực về chỉ tiêu doanh thu hàng tháng

d) Áp lực khách hàng:

Nhu cầu mong muốn đối với sản phẩm, thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng không ít đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng người tiêu dùng sẽ có khả năng thực hiện các nhu cầu cao hơn. Như vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu về nhu cầu, tình hình thu nhập của người tiêu dùng qua đó xác định được chiến lược sản xuất và tiêu thụ đúng đắn. Đồng thời cũng nhờ việc nghiên cứu thu nhập doanh nghiệp sẽ thấy trước được sự biến động về sản lượng tiêu thụ.

e) Sản phẩm thay thế:

Để có thể tiếp tục hoạt động và phát triển trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty, tạo ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

VIII. Thu hoạch của sinh viên qua giai đoạn thực tập tổng quanđánh giá chung về các mặt quản trị doanh nghiệp

Qua thời gian thực tập tại Công ty đã giúp em nắm bắt được những vấn đề khái quát về hoạt động của một công ty sản xuất và kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh gay gắt là điều không thể tránh khỏi song ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty vẫn duy trì được sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm của Công ty và chiếm được lòng tin của khách hàng.

Công ty có bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ, cơ cấu hợp lý nên việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh từ Công ty đến các nhà máy sản xuất được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và đạt hiệu quả cao.

1. Ưu điểm của từng mặt quản trị Marketting (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường song ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty vẫn duy trì được sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho đa số lao động.

Sản phẩm Vòng bi của công ty vẫn chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Có được những thành công như vậy là do những nguyên nhân sau đây:

Công ty có đội ngũ nhân viên kỹ thuật năng động, nhiệt tình, sáng tạo, thành thạo về tay nghề.

Công ty luôn coi chất lượng là yếu tố hàng đầu. Chất lượng sản phẩm của công ty là vấn đề sống còn để có thể đứng vững trên thị trường quá khắt khe như hiện nay.

Công ty chú trọng mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã áp dụng thành công marketing-mix: Trong những năm qua công ty đã không

ngừng thay đổi mẫu mã và công nghệ sản xuất để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Lao động tiền lương

Mặc dù Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh sản phẩm và dịch vụ của mình nhưng Công ty vẫn đảm bảo việc làm và đảm bảo mọi chế độ tiền lương cho người lao động.

Hàng năm, Công ty có tổ chức kiểm tra sức khoẻ định cho tất cả cán bộ, công nhân trong công ty nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.

Quản lý sản xuất

Mặt bằng sản xuất trong công ty được bố trí rộng rãi, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng. Công nhân được làm việc trong môi trường đảm bảo an toàn lao động.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng xuất lao động, Công ty luôn tổ chức những khoá đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân bằng hình thức tổ chức các cuộc thi tay nghề cho công nhân. tạo điều kiện cho nhân viên công ty học tập nâng cao nghiệp vụ, tay nghề của mình.

Ngoài ra còn dùng hình thức đào tạo tại chỗ ngay trong lúc làm việc cho công nhân. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí , người học vừa học vừa thực hành vừa tham gia vào quá trình sản xuất.

Quản lý chi phí và giá thành

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhất là khi thị trường hiện nay luôn có sự cạnh tranh khốc liệt đối với mặt hàng của Công ty, Công ty đã ra sức tăng cường công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất mà trước tiên là quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty. Điều này được thể hiện rõ trong kế hoạch mua nguyên vật liệu của Công ty.

Hệ thống kế toán của Công ty hiện nay tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với hoạt động quản lý sản xuất. Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp

hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hợp lý vì theo dõi đích danh các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm là cần thiết cho việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Quản lý tài chính

Để đạt được mục đích kinh doanh có hiệu quả Công ty thường xuyên kiểm tra đánh giá mọi diễn biến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó lãnh đạo doanh nghiệp đã đề ra được những biện pháp giải quyết, những khả năng doanh nghiệp có được từ đó có biện pháp khai thác cũng như phòng ngừa những rủi ro trong kinh doanh.

Về hình thức sổ kế toán:

Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Đây là hình thức kế toán phù hợp và thuận tiện với tổ chức sản xuất của công ty.

Về hệ thống chứng từ và phương pháp kế toán của công ty.

Nhìn chung hệ thống chứng từ ban đầu của công ty được tổ chức hợp pháp. hơp lệ và đầy đủ. Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ Tài Chính ngoài ra còn có một số chứng từ khác theo quy định của công ty.

Phương pháp kế toán hàng tồn kho được sử dụng ở công ty là phương pháp kê khai thường xuyên phương pháp này là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và các yêu cầu quản lý của công ty. Nó cho phép phản ánh một cách kịp thời và thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cung cấp đẩy đủ thông tin cho các nhà quản lý doanh nghiệp.

Nhìn chung công tác kế toán vật liệu của công ty đã phầ nào đáp ứng được nhu cầu quản lý, ở mỗi chừng mực nhất định công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu đã phản ánh đúng, đủ việc quản lý. Định mức tiêu hao vật liệu cho các đối tượng sử dụng. Công tác hạch toán kế toán vật liệu đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty đạt hiệu quả kinh tế cao.

Cụ thể quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu ở công ty về cơ bản là đã theo dõi được vật tư khi mua về công ty cho đến khi sử dụng vào các công trình hay các đối tượng khác, cả về việc lập kế hoạch dự trữ và bảo quản vật liệu trong kho.

Sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng để giám sát quản lý vật liệu. Phòng kỹ thuật lập kế hoạch cho nhu cầu sử dụng vật liệu và cấp phát hạn mức vật liệu. Phòng vật tư có nhiệm vụ cung ứng cùng với phòng kế toán theo dõi thanh toán cho khách hàng.

Đạt được những thành tựu trên là nhờ kết quả lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty, trong đó có một phần đóng góp không nhỏ là sự cố gắng của phòng kế toán thực hiện vai trò kế toán. tài chính của mình.

Tuy nhiên để đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường hiện nay. trong không khí hội nhập chung muốn đứng vững trên thị trường Công ty cổ phần SKY bên cạnh việc phát huy những thế mạnh to lớn kể trên còn phải khắc phục những hạn chế nhất định vẫn còn tồn đọng.

2. Hạn chế của từng mặt quản trị Marketing (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính sách quảng cáo chưa được quan tâm đúng mức, chi phí cho quảng cáo còn thấp.

Công tác tổ chức và quản lý tiêu thụ còn lỏng lẻo, chưa mang lại hiệu quả cao.

Đội ngũ nhân viên bán hàng chưa được đào tạo chuyên nghiệp.

Lao động tiền lương

Với hình thức trả lương căn cứ theo thời gian làm việc chỉ thích hợp với bộ phận gián tiếp và quản lý, còn với bộ phận sản xuất thì không nên trả lương kiều này vì không thể định mức lao động một cách chính xác, nó dễ mang tính chất bình quân vì không phân biệt được người làm tích cực với người kém, do đó không khuyến khích được người lao động sử dụng hợp lý thời gian lao động cũng như nâng cao năng suất lao động và chất lượng lao động của mình.

Quản lí sản xuất

Trong quá trình sản xuất, máy móc thiết bị vận hành cho sản xuất đã bị khấu hao nhiều, công nghệ lỗi thời hoạt động không có hiệu quả do đó sản phẩm của Công ty khó có thể cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp nên đầu tư mua máy móc thiết bị mới và hiện đại để đáp ứng nhu cầu sản xuất, cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Quản lí chi phí và giá thành

Đối với kế toán nguyên vật liệu:Việc cập nhật chứng từ nhập – xuất kho không được tiến hành thường xuyên. Điều này làm cho việc theo dõi sổ sách không cập nhật, không chính xác, không đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Đối với hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Hiện nay, việc tính lương trả công nhân sản xuất theo thời gian đã không tiết kiệm được chi phí nhân công trong việc tính giá thành sản phẩm.

Đối với hạch toán chi phí sản xuất chung: Việc hạch toán công cụ dụng cụ chỉ phân bổ một lần là không hợp lý vì như vậy sẽ làm tăng giá thành lên rất cao nếu như trong kỳ phát sinh mua sắm những công cụ có giá trị lớn.

Đối với hạch toán giá trị sản phẩm hỏng: Phần giá trị thiệt hại sản phẩm hỏng được tính vào giá thành sản phẩm sản xuất, điều này sẽ không hạn chế được sản phẩm hỏng vì không quy trách nhiệm thuộc về đối tượng nào dẫn đến người lao động không quan tâm đến việc hạn chế thiệt hại này.

Quản lí tài chính

Dựa vào tình hình tài chính của công ty ta nhận thấy rằng việc quản lý tài chính còn chưa đạt hiệu quả tối ưu. Nếu xét về khía cạnh lợi nhuận thì những năm trước Công ty luôn làm ăn có lãi. Lý do xuất phát từ mục tiêu lâu dài của công ty là muốn đầu tư mở rộng thị trường, khẳng định vị trí của mình trên thị trường nên đã chấp nhận chi phí lớn làm cho lợi nhuận thu được giảm tương đối. Khi đã mở rộng thị trường phân phối, Công ty sẽ duy trì mức doanh thu và giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Như vậy về lâu dài thì Công ty hoàn toàn có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Tất nhiên điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần phải có những chương trình, giải pháp cụ thể cho những bước tiếp theo.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 1

I. Giới thiệu về công ty Cồ phần S.K.Y...2

1. Tên công ty: Công ty cổ phần S.K.Y...2

2. Giám đốc hiện tại: Vũ Thành Sơn...2

3. Địa chỉ trụ sở:...2

4. Cơ sở pháp lý của Doanh nghiệp...2

5. Loại hình doanh nghiệp: Là công ty Cổ phần gồm 2 thành viên...3

6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp...3

7. Lịch sử phát triển...3

II. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...5

III. Công nghệ sản xuất...6

1. Quy trình công nghệ sản xuất vòng bi...6

2. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất...8

Một phần của tài liệu Khảo sát phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp (Trang 25 - 35)