Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp công nghiệp ở nước ta hiện nay doc (Trang 41 - 46)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh ngiệp công nghiệp

2. Về phía Nhà nước

Nhà nước là người đề ra các chính sách, pháp luật do đó nó tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp công nghiệp.

Với các chính sách đúng đắn, nhà nước sẽ hỗ trợ, khuyến khích các doanh ngiệp phát triển như luật đầu tư, luật doanh ngiệp, luật lao động….Nhà nước tạo ra các khung pháp lí cho các doanh ngiệp hoạt động, đồng thời cũng là trọng tài cho các doanh nghiệp.

Nhà nước, thông qua các ngân hàng sẽ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp tiêu thụ sản phẩm, như cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp.

Gần đây chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng công thương Việt Nam cung cấp một khoản tín dụng ưu đãi trị giá 20 triệu USD cho các doanh ngiệp của Nga để các doanh nghiệp này mua hàng của Việt Nam, các mặt hàng mà ở Nga có cầu rất lớn nhưng họ lại không có đủ tài chính để nhập hàng từ Việt Nam. đây là một hướng đi đúng của chính phủ ta, nó giúp đỡ các doanh ngiệp của chúng ta tiêu thụ đước sản phẩm.

Nhà nước còn có vai trò, tổ chức các hội nghị, triển lãm ở trong nước và quốc tế để quảng bá cho sản phẩm của Việt Nam. Qua các hội nghị, triển lãm này sẽ kích thích được người tiêu dùng mua hàng hóa của doanh ngiệp.

Nhà nước, thông qua các cơ quan chuyên trách của mình sẽ hỗ trợ, cung cấp thông tin, tư vấn để các doanh ngiệp có thể mở rộng thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới.

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, mở rộng quan hệ đối ngoại : tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện về thể chế chính sách… Thực hịên các cam kết đối với các cơ chế hợp tác song phương và đa phương mà nước ta đã tham gia, đặc biệt là các cam kết trong khuôn khổ ASEAN, AFTA, APEC, ASEM, xúc tiến đàm phán để ra nhập WTO.

Đổi mới hệ thống hành chính, đơn giản hóa các thủ tục pháp lí cho các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Tiêu thụ sản phẩm luôn là một mắt xích quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ không chỉ đơn thuần là việc bán được hàng hóa mà còn bao gồm nhiều hoạt động phức tạp khác, như: nghiên cứu thị trường, Marketinh, thiết kế sản phẩm …Việc thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ sẽ quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp trên thương trường. Nền kinh

tế Việt Nam mới chỉ đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới nên khả năng cạnh tranh là chưa cao. Vì vậy các doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan cần có nhiều cố gắng, quan tâm hơn nữa tới hoạt động sản phẩm. Chúng ta cùng hy vọng rằng trong tương lai không xa hàng hóa Việt Nam sẽ có mặt khắp nơi trên thế giới và có thể cạnh tranh được đối với bất kỳ hàng hóa nào.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS Phạm Văn Minh

đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.

Hà nội, tháng 11/2002 Sinh viên Nguyễn Danh Dụ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp

2. Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp 3. Giáo trình Kinh tế quản lý

4. Giáo trình Marketinh 5. Tạp chí Công nghiệp Số 9, 14, 23/00 Số 1+2, 3, 6, 7, 8/01 6. Con số và sự kiện Số 3, 9, 12/00 Số 3/01 7. Tạp chí Kinh tế và phát triển Số 43, 45, 47/01 8. Tạp chí Thương mại Số 4/98

9. Thời báo Kinh tế Sài gòn Số 39/99

Số 52/01

Số 6, 12, 48/02

10. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX

Trang

Lời nói đầu 1

Phần I – Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp 3

I. Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 3 II. Những nội dung của hoạt động tiêu thụ trong các doanh nhgiệp 4 III.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của các

doanh nghiệp 14

IV. Một số kinh nghiệm về tiêu thụ sản phẩm củacác doanh nhgiệp 18

Phần II- Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp 21

I. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp công nghiệp

nước ta hiện nay 21

II. Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh

nghiệp công nghiệp trong thời gian qua 29

Phần III- Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp 34

I. Định hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới 34 II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản

phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp 35

Kết luận 39

Tài liệu tham khảo 40

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp công nghiệp ở nước ta hiện nay doc (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w