con từ năm 1979.
• Tuyên truyền các biện pháp tránh thai.
• Xây dựng hệ thống tuyên truyền dân số đến tận cơ sở• Nâng cao chất lượng cuộc sống. • Nâng cao chất lượng cuộc sống.
7. Liên hệ với Việt Nam
• Việt Nam có tốc độ gia tăng dân số nhanh và từ nửa sau thế kỉ 20
bước vào giai đoạn bùng nổ dân số.
Biểu đồ dân số Việt Nam thời kì 1900 - 2009
1900 1921 1931 1941 1951 1965 1979 1989 1999 2005 2007 20090 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 12.5 15.5 17.7 20.9 23.1 34.9 52.7 64.4 76.6 83.1 85.2 85.3 Triệu người Năm
• Theo ý kiến của nhiều chuyên gia dân số thì số dân tăng thêm
mỗi năm đang có xu hướng giảm dần. Dù vậy, với quy mô và tốc độ tăng dân số như hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước có số dân khá đông, đứng thứ 14 trên thế giới. Trong đó, mật độ phân bổ dân cư khá cao : gấp 6 lần so với tiêu chuẩn quốc tế.
• Như vậy, với thực trạng dân số Việt Nam như hiện nay, này đòi
hỏi sự quan tâm phối hợp giải quyết ở mọi cấp độ nhằm hạn chế tình trạng tăng dân số với tốc độ chóng mặt, cũng như góp phần đưa dân số Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định.
III. KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay thì bùng nổ dân số vẫn đang được coi là một trong các vấn đề mang tính toàn cầu. Đó không chỉ do lỗi của bất kỳ một quốc gia nào, mà là trách nhiệm chung của toàn nhân loại. Chính vì vậy, việc chung tay giải quyết bài toán khó này cần phải có sự phối hợp liên ngành, liên quốc gia và của toàn nhân loại. Không một quốc gia nào có thể phát triển mà chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình, để cùng tồn tại và phát triển thì lợi ích chung, lợi ích quốc tế phải được đặt lên hàng đầu. Tất cả các quốc gia, cùng với Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi chính phủ cần phải cùng nhau đưa ra các kế hoạch, giải pháp có hiệu quả cho vấn đề này, cam kết và đồng thời thực hiện đầy đủ vai trò của mình, hướng tới một mục đích chung cuối cùng: “phát triển bền vững”.