• Bán kính các quỹ đạo dừng của Hyđrô tăng tỉ lệ với bình phương của các số nguyên liên tiếp : Bán kính : r0 4 r0 9 r0 16 r0 25 r0 36 r0
Tên quỹ đạo : K L M N O P Với r0 = 5,3.10–11m : Bán kính Bo.
• Người ta thấy, quang phổ vạch của Hyđrô sắp xếp thành 3 dãy riêng biệt, tách rời :
∗ Dãy Lai-man ( Lyman ) : Ở vùng tử ngoại . Đó là do các electron ở quỹ đạo ngoài (L, M, N, O, P ) chuyển về quỹ đạo K.
∗ Dãy Ban-me ( Balmer ) : 1 phần nằm ở vùng tử ngoại, 1 phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Ở phần ánh sáng thấy được này , có 4 vạch Đó là do các electron ở quỹ đạo ngoài (M, N, O, P ) chuyển về quỹ đạo L
♦ Dãy Pa-sen ( Paschen ) : nằm ở vùng hồng ngoại. Do các electron từ quỹ đạo ngoài (P, O, L ) về M.
* Giải thích sự tạo thành quang phổ vạch của nguyên tử hydrô :
- Ở trạng thái cơ bản nguyên tử có năng lượng thấp nhất , electron chuyển động trên quỹ đạo K
- Khi nguyên tử nhận năng lượng kích thích , electron chuyển lên quỹ đạo cao hơn L, N, O, P … Sau thời gian ngắn nó lai chuyển về quỹ đạo thấp và phát ra một phôtôn
- Mỗi phôtôn ứng với một sóng ánh sáng đơn sắc và cho một vạch quang phổ có màu nhất định
ĐỌC THÊM . QUANG PHỔ VẠCH 1. Quang phổ vạch phát xạ : 1. Quang phổ vạch phát xạ :
• Định nghĩa : Quang phổ vạch phát xạ gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.
• Điều kiện phát sinh : Quang phổ vạch phát xạ là do chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng.
• Đặc điểm :
+ Quang phổ liên tục không phụ thuộc nhiệt độ của nguồn sáng mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng
+ Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về :
− Số lượng vạch màu
− Vị trí các vạch màu.
− Màu sắc và độ sáng tỉ đối của các vạch.
Như vậy, mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
• Ứng dụng : Nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hoá học và nồng độ, tỉ lệ của các nguyên tố đó trong hợp chất